L ời cảm ơn
5. Kết cấu luận văn nghiên cứu
1.3. Quản lý hoạt động đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhànước
1.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và ban hành văn bản quản lý đầu tư xây dựng cơ bảntừ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
1.3.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Quyhoạch đầu tư xây dựng cơ bản được hiểu là việc phân bổ các công trình xây dựng cơ bản cho các lĩnh vực theo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong một khoảng thời gian xác định [6].
Kế hoạch là tập hợp những hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, có nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thểđể đạt
được kết quả tốt nhất đầu tư xây dựng cơ bản.
Mỗi địa phương xây dựng quy hoạch kế hoạch đầu tư theo từng ngành nằm trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình. Quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây
dựng. Trong đó, dựa trên những điều kiện thuận lợi và khó khăn của địa phương mà xác định chiến lược đầu tư cho địa phương mình. Cần xác định được trong giai đoạn tiếp theo phải tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào lĩnh vực gì để tạo động lực cho phát triển kinh tếvà đảm bảo an sinh xã hội. Các dựán đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước ưu tiên và tập trung vào những dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và không có khả năng thu hồi vốn, các lĩnh vực và dựán có khả năng thu được lợi nhuận mang tính chất sản xuất kinh doanh thì phải để cho khu vực tư nhân tham gia. Theo Luật ngân sách Nhà nước cũng nêu rõ chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đầu tư phát triển là về đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khảnăng thu hồi vốn.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch là một trong những nội dung cơ bản trong việc quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà nước thông qua các quy
hoạch và kế hoạch mà xác định hệ thống các mục tiêu dài hạn cơ bản nhất và các
biện pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đó trong một thời kỳ xác định. Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội thường được xây dựng cho một khoảng thời gian dài, ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
thông thường từ 10 năm trở lên. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành và địa phương, các cơ quan QLNN
tiến hành xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư theo ngành, địa phương và vùng lãnh thổ, xác định nhu cầu về vốn, nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn… từ đó xác định danh mục các dựán ưu tiên.
Trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng
công tác quy hoạch và các chương trình đầu tư phát triển, coi đây là khâu quan
trọng; một giải pháp mang tính chiến lược hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Những tác động tích cực trong quy hoạch và kế hoạch phát
triển trong nhiều năm qua đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì mức tăng trưởng nhanh và bền vững; kinh tế vĩ mô ổn định, nguồn lực phát triển trong nền kinh tế đã khai thác theo hướng tiến bộ hơn; cơ cấu kinh tếcó sự dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
1.3.1.2. Ban hành những văn bản về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu xác định chủ trương
dựán, lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án đến khi thực hiện dựán và đưa dự án vào sử dụng nên Nhà nước phải ban hành các văn bản vi phạm pháp luật hướng dẫn
các đối tượng tham gia vào dự án để thực hiện và hoàn thành quá trình này, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất tránh thất thoát nguồn lực của nhà nước. Nhà nước
xây dựng quy chế và các chính sách quản lý đầu tư như luật xây dựng, luật thuế, luật đầu tư, luật bảo vệ môi trường, luật đất đai, luật đấu thầu... Tại các địa phương, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương lại có những văn bản hướng dẫn cụ
thểcác luật, nghịđịnh liên quan tới hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Hệ thống văn bản nhằm quản lý các thành phần kinh tếtham gia đầu tư, nhất
là thành phần kinh tếnhà nước (vốn ngân sách nhà nước) chỉ duy nhất do Nhà nước
ban hành. Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trong đầu tư xây
dựng cơ bản nói riêng, hệ thống văn bản là điều kiện cần thiết cho việc quản lý có cơ sở khoa học, quản lý một cách có hệ thống và hiệu quả. Để đáp ứng được nhu cầu vềQLNN trong lĩnh vực này, hệ thống văn bản của nhà nước tập trung để giải quyết những vấn đềcơ bản là:
Thứ nhất, phânđịnh mức độ quản lý nhà nước vềđầu tư với từng loại dựán,
từng nhóm dự án có những nhóm dự án Nhà nước quản lý toàn diện, có những nhóm dự án chỉ quản lý một giai đoạn hay một quá trình của công cuộc đầu tư,
những vấn đề này thường được quy định trong Luật xây dựng hay Nghị định về
quản lý đầu tư xây dựng.
Thứhai, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, cácngành
trong quản lý và thực thi hoạt động đầu tư và xây dựng, quy định trách nhiệm của từng cơ quan trong việc quyết định chủtrương đầu tư; phê duyệt quy hoạch ngành;
quy hoạch địa phương và vùng lãnh thổ; phê duyệt thiết kế - tổng mức đầu tư và dự toán công trình tương ứng với nhóm dự án được đầu tư; trách nhiệm của chủđầu tư
trong việc thực thi pháp luật trong đầu tư; trách nhiệm của nhà thầu tham gia đầu tư; trách nhiệm của các cơ quan tư vấn đầu thầu, thiết kế, giám sát thi công và trách
nhiệm của các cấp các ngành trong việc tổ chức đầu thầu các dự án đầu tư. Đồng thời quy định việc phối hợp của các cấp, các ngành trong việc quản lý những vấn đề xây dựng có liên quan đến các ngành, các cấp.
Thứ ba, quy định trình tự các bước thực hiện đầu tư, những thủ tục cơ bản
trong quá trình thực hiện đầu tư.
Thứ tư, quy định hệ thống kiểm tra giám sát hoạt động đầu tư và xây dựng ở các khâu, tránh sự chống chéo và bỏsót nhiệm vụ.