Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 43 - 44)

L ời cảm ơn

5. Kết cấu luận văn nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Minh Hóa là huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, có 89 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Địa hình của huyện là vùng đồi núi có độ cao trung bình từ 500 - 1000m, nghiêng dần từ Tây sang Đông, phía Tây Nam bị chia cắt bởi núi đá vôi và sông suối trong hệ thống núi đá vôi khu vực Phong Nha

- Kẻ Bàng. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Quy Đạt và 15 xã gồm: Yên Hóa, Xuân Hóa, Quy Hóa, Minh Hóa, Tân Hóa, Trung Hóa, Thượng Hóa, Hóa Hợp, Hóa Sơn, Hóa Tiến, Hóa Thanh, Trọng Hóa, Dân Hóa, Hóa Phúc, Hồng Hóa.

Tài nguyên đất, trong tổng diện tích đất tự nhiên 141.271 ha; đất nông nghiệp chiếm 127.505 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 6.794 ha, đất lâm nghiệp với 120.661 ha, đất nuôi trồng thủy sản 47 ha, đất nông nghiệp khác 3 ha; đất phi nông nghiệp có 3.471 ha và đất chưa sử dụng 10.295 ha.

Tài nguyên nước, do phần lớn vị trí của huyện nằm trên vùng đá vôi cax-tơ nên tài nguyên nước có những hạn chế nhất định và phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu thời tiết và lượng mưa hàng năm. Nước mạch một phần được lấy từ các con sông, suối và đập chính như: sông Nan, Khe Sạt, đập Ba Nương, đập Khe Dổi, đập Khe Sụ…

Tài nguyên rừng, Minh Hóa có 120.661 ha đất lâm nghiệp, trong đó gồm: 51.877 ha đất rừng sản xuất; 38.214 ha đất rừng phòng hộ; 30.570 ha đất rừng đặc dụng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 78%.

Tài nguyên khoáng sản, nguồn khoáng sản của huyện chưa được điều tra thăm dò, nhưng qua thu thập tài liệu từ các đoàn địa chất thì trên địa bàn huyện

chưa phát hiện các mỏ khoáng sản lớn có giá trị công nghiệp, mà chỉ có một số khoáng sản như: Đá vôi, than đá, đá sét đen, phốt phorit.

Địa bàn huyện Minh Hóa có nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa dồi dào, tuy nhiên do tính chất khí hậu thất thường của khu vực khô và nóng, vùng biên giới có ảnh hưởng của gió Lào, mưa phân bố không đều nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Nguồn nước bị hạn chế do nắng nóng vàomùa khô và ngập lụt vào mùa mưa nên hiệu quả sử dụng không cao. Độ che phủ của hệ thực vật bị hạn chế do chưa quản lý được người dân khai thác gỗ tự nhiên và phát rừng làm nương rẫy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)