Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
3.2.1. Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bán vốn NSNN
Mục tiêu: Để nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ, cấp phát vốn đầu tư
Cách thức triển khai, có thể tập trung vào một số biện pháp sau:
- Nghiêm túc chấp hành các định hướng của Trung ương, tỉnh: nguồn vốn
ngân sách đầu tư theo luật Ngân sách, thực hiện theo hướng của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Dành trên 70% nguồn vốn này để tập trung ưu tiên cho 3
ngành (giao thông, nông nghiệp và giáo dục đào tạo) để kích cầu đầu tư phát triển;
số cịn lại để hỗ trợ cho các ngành và lĩnh vực khác trong bước quá độ thực hiện
luật ngân sách sửa đổi.
- Sắp xếp cơng trình ưu tiên vốn và tập trung vốn cho các dự án trọng điểm,
khơng bố trí dàn trải cho các cơng trình. Bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm C trong 2 năm: UBND huyện đã có định hướng tập trung ưu tiên các cơng trình hồn thành đã được quyết toán đúng quy định của nhà nước theo hướng: cơng trình cịn thiếu dưới 1 tỷ đồng bố trí đủ nhu cầu để trả hết nợ, cơng trình trên 1 tỷ đồng trả dần; tiếp đó là cơng trình dở dang (xong trong năm); sau đến là cơng trình mới xong trong xong trong năm ( nhưng phải có đầy đủ hồ sơ được duyệt trước 31/10); những cơng trình mới vốn đầu tư lớn phải có kế hoạch huy động nguồn mới bố trí kế hoạch.
- Giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng ngay từ đầu năm kế hoạch: Quán triệt
công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch hàng năm theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, phải xác định hướng bố trí kế hoạch XDCB từ NSNN để các ngành, các cấp có ý thức ngay từ đầu khi lập kế hoạch XDCB theo hướng tập trung trọng tâm trọng điểm.
- Kiên quyết quán triệt để chỉ đạo ngay từ đầu khơng bố trí vốn các dự án khơng có thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị, từ chủ trương cho lập dự án, thẩm định ra quyết định phê duyệt
dự án và đưa dự án được bố trí vốn đầu tư. Ba khâu này phải gắn chặt với nhau theo
hướng: đã có chủ trương là lập và thẩm định dự án, đã thẩm định có quyết định phê
duyệt dự án là bố trí đầu tư và đã bố trí đầu tư là phải đủ vốn theo cơ cấu nguồn để thực hiện theo tiến độ được duyệt.
3.2.2. Hồn thiện cơng tác lựa chọn nhà thầu khoa học và khách quan
Mục tiêu: Tránh tình trạng phân chia nhỏ gói thầu theo kế hoạch phân bổ vốn
để được chỉ định thầu gây rất nhiều tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý. Đồng thời, rà sốt lại các nhà thầu có năng lực yếu kém từ đó có biện pháp chế tài thích hợp.
Cách thức triển khai: Để nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, chấm thầu
cần quan tâm đến một số khía cạnh gồm;
- Đơn giản hố thủ tục hành chính trong đấu thầu: Ban hành các mẫu văn bản về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu tương ứng với mỗi loại hình cơng tác đấu thầu
để chủ đầu tư và các bên có thể nhanh chóng thực hiện các thủ tục của mình; uỷ
quyền cho chủ đầu tư thực hiện một số nội dung của cơng tác đấu thầu và cấp có thẩm quyền chỉ thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu.
- Quy định rõ điều kiện áp dụng từng loại hợp đồng, khuyến khích áp dụng loại hợp đồng trọn gói để hạn chế phát sinh cả về đơn giá lẫn khối lượng, nên
khuyến khích thực hiện một loại hợp đồng đó là hợp đồng trọn gói theo giá khốn gọn. Tất cả các phát sinh đều phải được phân tích đánh giá của các chuyên gia và
các cơ quan chức năng, làm rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp xử lý phù hợp đảm
bảo tính hiệu quả. Trường hợp có phát sinh lớn phải đấu thầu lại.
- Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng bằng
việc tăng tỷ lệ bảo lãnh lên một mức độ nào đó trong thực hiện hợp đồng, có cơ chế xử phạt khi vi phạm hợp đồng.
- Đổi mới thủ tục xét thầu: Đối với loại đấu thầu mua sắm hoặc xây lắp, thống nhất hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo mẫu chung, nhà thầu chỉ điền thông tin theo mẫu yêu cầu của bên mời thầu (bên mời thầu đã ký tên, đóng dấu), nhằm đơn giản thủ tục và chính xác hố khi đánh giá kết quả đấu thầu, hạn chế tiêu cực, khơng khách quan có thể xảy ra.
- Để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, cần sớm ban hành các quy định, chế tài về chống phá giá trong đấu thầu. Cụ thể: đối với các gói thầu trúng giá với giá thấp đến 10% so với giá gói thầu thì cần có các quy định cụ thể đối với các trường hợp này, cần thiết phải nâng cao mức tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cao hơn so với quy định (có thể tăng lên đến 20%) để ràng buộc và nâng cao trách nhiệm nhà thầu trúng thầu, nhằm nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng;
- Tổ chức chặt chẽ kiểm tra, thanh tra đấu thầu, kiểm tra kỹ hồ sơ mời thầu, kết hợp tiền kiểm và hậu kiểm trong giám sát q trình xét thầu; phải có chế tài cụ thể để chống tiêu cực trong đấu thầu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu.
- Bải bỏ các nội dung không phù hợp như: bán hồ sơ mời thầu đến trước thời
điểm đóng thầu. Đây là một điều khơng khả thi và dễ gây thơng đồng, móc ngoặc trong đấu thầu...
- Xử phạt thật nghiêm các nhà thầu có hình thức gian lận trong đấu thầu như:
mượn pháp nhân, mượn các nguồn năng lực... Tuỳ theo mức độ mà xử lý, nếu nặng thì cấm tham gia hoạt động vĩnh viễn, nhẹ thì cấm tham gia từ 3 đến 5 năm.