Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 34 - 37)

Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư xây dựng cơ bảntừ vốn ngân sách

1.4.2. Nhân tố khách quan

1.4.2.1. Cơ chế, chính sách quản lý đầu tư XDCB

Quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư XDCB. Các cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, hỗ đầu tư… đều ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB.

Với mỗi cách nhìn nhận khác nhau về vai trị, vị trí của quản lý đầu tư sẽ dẫn tới cách quản lý của Nhà nước đối với các nguồn vốn có sự khác nhau và điều đó cũng tác động đến cách quản lý và hiệu quả quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB.

Luật pháp là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. Khi một hệ thống luật

pháp đầy đủ, việc quản lý sẽ đơn giản và thuận lợi hơn. Nguyên nhân của một số

tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB thường tập trung ở chỗ

chưa có được một hệ thống luật pháp thống nhất và bao quát cũng như các pháp chế để tổ chức thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc. Đôi khi luật pháp đã ban hành song pháp chế, chế tài khơng nghiêm thì các chính sách, luật pháp cũng khơng thể phát huy được tác dụng.

Chính phủ là cơ quan quản lý vĩ mơ, ban hành cơ chế, chính sách. Các cơ

chế, chính sách được Chính phủ ban hành càng hồn thiện, sát thực tế hơn thì quản

lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB ngày càng hiệu quả thiết thực hơn. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong nền kinh tế thị trường, công cụ chủ yếu để Nhà nước sử dụng quản lý

là hệ thống văn bản pháp luật. Để nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ

nguồn NSNN hiệu quả thì nhân tố cơ chế quản lý, hệ thống pháp luật rất quan trọng. Pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý nhà nước về mọi lĩnh vực. Thông

qua pháp luật, nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động đầu tư. Cơ chế chính

sách pháp luật đưa ra phải gắn liền với điều kiện thực tế của tình địa phương. Cơ chế chính sách, quy định của pháp luật chưa hợp lý, bị lỗi thời, khơng theo kịp sự

địi hỏi của xã hội cũng là một phần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và các đơn vị đứng đầu đã chưa kịp thời đề xuất hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế cho phù hợp

với điều kiện thực tế.

Ngược lại nếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng,

chồng chéo sẽ làm cho người thực hiện quản lý ngân sách nhà nước lúng túng, thiếu

trách nhiệm, đùn đẩy, lạm quyền trong giải quyết các vấn đề thực thế.

1.4.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ

Đối với nước ta, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là hẹ thống quan điểm định hướng của Đảng, của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giai đoạn. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội Việt Nam là tập trung vào hai nội dung cơ bản: tạo ra tốc độ

tăng trưởng kinh tế cao và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh chóng đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nước

trong khu vực.

Cùng với chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế hoạt động đầu tư của Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng là biện pháp kinh tế nhằm tạo môi trường và hành lang cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các

hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kinh tế vĩ mô.

1.4.2.3. Thị trường và sự cạnh tranh

Trong nền kinh tế đa thành phần, các loại thị trường (thị trường vốn, thị trường đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm...) là một căn cứ hết sức quan trọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư. Việc phân tích thị trường xác định mức cầu sản phẩm

để quyết định đầu tư đòi hỏi phải được xem xét hết sức khoa học và bằng cả sự

nhạy cảm trong kinh doanh để đi đến quyết định đầu tư. Trong hoạt động đầu tư

XDCB từ nguồn NSNN, khi xem xét yếu tố thị trường không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này đòi hỏi cơ quan chủ đầu tư cân nhắc đầu tư dựa trên tình hình hiện tại của mình, đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thị trường đầu tư XDCB và dự đốn tình hình trong tương lai để quyết định có nên tiến hành đầu tư XDCB khơng,

nếu có thì lựa chọn phương thức đầu tư nào để đầu tư có hiệu quả.

Đầu tư XDCB của nhà nước vẫn còn hướng đến cả những lĩnh vực mà nhà nước không nhất thiết phải đầu tư như sản xuất đường ăn, xi măng, sắt thép,... Nếu

những khu vực này nhà nước để cho các khu vực kinh tế khác như tư nhân, đầu tư

nước ngồi thực hiện sẽ có hiệu quả hơn. Nhà nước chỉ nên quy hoạch, định hướng,

thu thuế và thực hiện quản lý nhà nước. Vì nhà nước vẫn cịn đầu tư vào những lĩnh vực mà đáng ra nhà nước không nên đầu tư nên xảy ra tình trạng kém hiệu quả

trong các lĩnh vực này, đầu tư XDCB của nhà nước trở nên dàn trải, lấn sân khu vực đầu tư khác ngoài nhà nước và lãng phí nguồn lực. Trong lúc đó, đáng lẽ ra với

nguồn vốn đầu tư còn khiêm tốn, nhà nước phải xác định được chính xác quy mơ, phạm vi của đầu tư XDCB của nhà nước là cung cấp hàng hố cơng, an ninh quốc phịng, một số hàng hố đặc biệt, khắc phục thất bại thị trường, điều tiết vĩ mơ, cân

đối vùng miền,... Từ việc xác định đó, nhà nước tập trung sức để giải quyết tốt đầu tư XDCB trong phạm vi cần đầu tư. Với các khu vực còn lại đầu tư XDCB của nhà nước phải mang tính hỗ trợ, khuyến khích, dẫn dắt đầu tư đúng hướng tạo nên tính

hệ thống, cân đối và hiệu quả trong đầu tư XDCB nói chung.

1.4.2.4. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ đe

dọa đối với một dự án đầu tư. Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất... sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tư dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thành công. Đặc biệt trong đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, sự tiến bộ của khoa học công nghệ

đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong q trình tổ chức thi cơng, rút ngắn thời gian hồn thành cơng trình. Bên cạnh đó q trình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi phức tạp hơn.

1.4.2.5. Đặc điểm của huyện

Đặc điểm về địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội là điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định trong quản lý đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

NSNN. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng các thành tựu kinh tế, chính trị đóng vai trị lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư quyết định có đầu tư trên địa bàn hay khơng từ đó các nhà thầu đến thiết lập quan hệ, thiết lập thị trường.

Như vậy các đặc điểm về địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng trực

tiếp đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Muốn công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tỉnh có hiệu quả

trước tiên phải nắm vững được các đặc điểm về địa lý, kinh tế, chính trị xã hội của địa phương đó. Một địa phương có các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội càng

thuận lợi thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước phải hiệu quả hơn trong việc tổ chức cũng như đề ra các chương trình, kế hoạch phát triển quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)