Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 44 - 45)

L ời cảm ơn

5. Kết cấu luận văn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Về cơ cấu lao động: Trong những năm gần đây, tình hình lao động huyện

Minh Hóa có sự chuyển biến tích cực. Tỷ trọng lao động nhóm ngành Công nghiệp,

xây dựng có xu hướng tăng (năm 2015: 25%; năm 2016: 26%; năm 2017: 26,8%;)

và nhóm ngành nông nghiệp cũng có xu hướng giảm (năm 2015: 26,32%; năm

2016: 25,52%; năm 2017: 24,13%;). Tỷ trọng lao động ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng từ 48,86% vào năm 2015 lên 48,48% vào năm 2016 và lên 49,07% năm 2017. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của huyện trong thời gian qua là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Về văn hóa: Hiện nay, toàn huyện có 20 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học, 04 trường Tiểu học - Trung học cơ sở, 09 trường Trung học cơ sở(trong đó 1 trường Trung học cơ sở - Dân tộc nội trú), 02 trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông, 01 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề. Mạng lưới trường, lớp ổn định và phát triển hợp lý; hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông đạt kết quảkhá. Đến nay, huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2; đạt chuẩn phổ

cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1. Có 17 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng

26,4% so với đầu nhiệm kỳ. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã được

chú trọng, đã có 1.181 lao động nông thôn được đào tạo nghề, tỷ lệngười lao động

có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệlao động quan đào tạo nghềđạt 15,2%.

Các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất được quan tâm xây dựng. Có 86/135 làng văn hóa, đạt tỷ lệ 63,7%; số gia đình văn hóa toàn huyện chiếm tỷ lệ 70,1%. Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư xây dựng ở tất cả16 xã, thị trấn; số hộdùng điện lưới Quốc gia đạt 97%. Chất lượng giáo dục có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Ý thức học nghềđể tạo việc làm, ổn định thu nhập chưa được hình thành rõ nét, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược phát triển giáo dục. Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo đều là những nơi có trình độ dân trí thấp; cùng với

tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn.

Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện huyện, 01 Trung tâm Y tế dựphòng, 01 Phòng khám khu vực ở xã Hóa Tiến và 16 trạm y tế xã, thị trấn. Ngoài ra, còn có

Trạm Y tế quân dân y kết hợp của Đồn Biên phòng 589 tại bản Ra Mai, xã Trọng

Hóa; trạm Y tế tại Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo. Toàn huyện có 47 bác sỹđạt tỷ lệ 9

bác sỹ/10.000 dân; số giường bệnh đạt 42 giường/10.000 dân. Tỷ lệ phát triển dân

số tựnhiên là 13,4%; tỷ lệ trẻem dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 19,6%, giảm trung

bình 4% so với năm 2015. Đến nay, có 12/16 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế.

Điều kiện An ninh - Quốc phòng: Lực lượng vũ trang địa phương luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Công tác xây dựng khu vực phòng thủ,

xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, cụm an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu

thường xuyên được chú trọng, nhất là trên các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng

xa, khu vực biên giới; kết hợp chặt chẽphát triển kinh tế với Quốc phòng - An ninh.

Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đúng luật, chất lượng, an toàn, không có xã trắng. Triển khai đồng bộ Chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng

chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng chất lượng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)