Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bảntừ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 48 - 57)

Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bảntừ vốn ngân sách nhànước huyện

2.2.1. Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bảntừ NSNN

Việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần giải quyết những khó

khăn trong việc đi lại của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh-

quốc phịng, góp phần làm khởi sắc bộ mặt nơng thơn trên lộ trình xây dựng nơng

thơn mới...., quy mô vốn đầu tư XDCB của huyện thay đổi qua các năm như sau:

Hình 2.1: Vốn đầu tư XDCB trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của huyện Minh Hóa giai đoạn 2015 – 2017

(Nguồn: Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện Minh Hóa, [18])

Quy mơ vốn đầu tư tồn xã hội nói chung và đầu tư XDCB của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 có xu hướng giảm và tăng không ổn định, nhưng luôn chiếm tỷ trọng tăng qua các năm. Năm 2015 tổng mức vốn đầu tư

XDCB cao nhất là 3.565,2 triệu đồng, chiếm 59,63% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;

năm 2016 tổng mức vốn đầu tư XDCB giảm xuống còn là 1.763,5 triệu tỷ đồng,

chiếm 61,46% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2017 tổng vốn đầu tư XDCB lại

tăng lên là 2.245,6 triệu đồng, chiếm 65,62% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 cao nhất là do huyện Minh Hóa đã bố trí nguồn vốn để thực hiện 113 (cơng trình xây dựng cơ bản với tổng giá trị trên 2 tỷ đồng so với năm 2015), tập trung cho công tác xây dựng Nông thôn mới (kế hoạch 2015-2020) như đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống cầu, cống, kè

chống sạt lở, mở rộng hành lang an tồn giao thơng và một số cơng trình khác.

Các nguồn vốn huy động giai đoạn 2015 – 2017 tại huyện Minh Hóa với rất

nhiều chính sách, biện pháp để huy động vốn đầu tư để tiếp tục thực hiện các dự án

đầu tư dang dở từ giai đoạn trước, đồng thời tạo nhiều cơ chế thơng thống cho các

doanh nghiệp trong và ngồi huyện đầu tư, từ các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, đến xây dựng các khu công nghiệp .v.v.

Bảng 2.2: Các nguồn vốn huy động từ các nguồn giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn huyện Minh Hóa

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Tổng VĐT

2015-2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2016/ 2015 So sánh 2017/2 016 GT CC (%) GT CC (%) GT CC (%) GT CC (%) % % Tổng VĐT trên địa bàn 7.574 100 3.565,2 100 1.763,5 100 2.245,6 100 99,49 100,27 1. Vốn NSNN 7.073 93,4 3.260,4 91,5 1.746 99,0 2.067 92,0 99,6 100,2 - Vốn NS 4.306 56,9 2.489,3 69,8 1.428,8 81,0 388,1 17,3 99,6 99,3 - Vốn NS ĐP 2.767 36,5 771,1 21,6 317,6 18,0 1.679 74,8 99,4 104,3 + Nguồn thu tiền sử dụng đất 1.600 21,1 395,1 11,1 299,1 17 905,8 40,3 99,8 102,0 + Nguồn vốn tín dụng NN 590 7,8 175,1 4,9 1,5 0,1 413,5 18,4 99,0 382,2 + Nguồn hỗ trợ khác 577 7,6 200,9 5,6 17,1 0,1 359,2 16,0 99,1 120,0 2. Vốn ĐT của dân cư

và DN

501 6,6 304,8 8,6 17,1 0,1 179,0 8 99,1 109,5

(Nguồn: Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện Minh Hóa, [8])

Qua bảng, ta thấy tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Minh Hóa giai

đoạn 2015 – 2017, cũng có xu hướng tăng giảm khơng ổn định qua các năm. Tổng

vốn do địa phương quản lý chỉ chiếm 31,25% tổng vốn đầu tư XDCB, tổng vốn do bộ ngành TƯ quản lý chiếm khoảng 62,13% tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn

huyện (trong đó, vốn tín dụng của Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 66,5%).

Nguồn vốn này được sử dụng để đầu tư vào các cơng trình cơng cộng, cơng trình

tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ

nguồn vốn này cơ sở vật chất như: Đường xá, cầu cống, cơng trình cơng cộng - xã hội, hệ thống điện nước… được xây dựng tạo cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác

sau đó, tạo điều kiện cho thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn huyện, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của huyện, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên muốn sử dụng được nguồn vốn này thì cần chứng minh được hiệu quả của dự án đầu tư. Điều này giúp cho công tác lập dự án đầu tư cẩn

thận và đảm bảo tính chính xác cao hơn, tránh được phần nào tình trạng thất thốt và lãng phí nguồn vốn trong quá trình thực hiện đầu tư.

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp trong địa bàn huyện cũng là một trong những nguồn vốn khá quan trọng đối với sự nghiệp

phát triển kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa. Tuy nguồn vốn từ dân cư và các

doanh nghiệp cịn ít, chiếm tỷ trọng thấp, nhưng hàng năm cũng chiếm tỷ trọng 6,61%, cho thấy nguồn vốn to lớn của khu vực dân cư và doanh nghiệp có thể huy

động cho đầu tư, và cũng cho thấy tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế của huyện

trong những năm tiếp theo.

Việc huy động nguồn vốn tín dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là cần thiết, điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn đầu tư trên địa bàn huyện Minh Hóa

khá cao, cần huy động vốn từ mọi nguồn vốn với nhiều hình thức.

2.2.1.1. Quy mơ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo ngành

Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế nhằm mục đích

quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành kinh tế hiệu quả

hơn, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành kinh tế, qua đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với

mục tiêu, định hướng phát triển của huyện.

Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lượng vốn đầu tư xây dựng thực hiện của từng ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 2015 – 2017, qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản

của các ngành. Cụ thể, việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư

tập trung ở huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017, sẽ được phân

chia theo 11 ngành cơ bản trong nền kinh tế: Công nghiệp; nông, lâm nghiệp, thủy

lợi; quản lý Nhà nước; giao thông; giáo dục đào tạo… Dưới đây là khối lượng vốn

đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành kinh tế.

Bảng 2.3: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành trên địa bàn huyện Minh Hóa giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngành

Tổng VĐT

2015-2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

GT CC (%) GT CC (%) GT CC (%) GT CC (%) Công nghiệp 413,1 5,45 215,1 6,03 94,4 5,35 103,6 4,62 Nông, lâm nghiệp, thủy lợi 1.705,1 22,51 830,2 23,29 379,3 21,51 495,6 22,07 Quản lý NN 369,0 4,87 147,7 4,14 145,4 8,25 75,9 3,38 Giao thông 1.951,4 25,76 824,1 23,11 470,4 26,67 657,0 29,26 KHCN - MT 149,5 1,97 65,8 1,85 33,7 1,91 50,0 2,22 Cơ sở hạ tầng 293,8 3,88 169,8 4,76 40,7 2,31 83,3 3,71 Giáo dục - đào tạo 1.602,6 21,16 783,2 21,97 373,5 21,18 445,8 19,85 Y tế - dịch vụ XH 1.087,5 14,36 528,5 14,82 225,2 12,77 333,8 14,86 Văn hố, thơng tin thể thao 2,0 0,03 0,8 0,02 0,7 0,04 0,5 0,02 Khác 0,3 0,00 0,1 0,00 0,1 0,01 0,1 0,00 Tổng cộng 7.574,3 100 3.565,2 50 1.763,5 100 2.245,6 100

(Nguồn: Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện Minh Hóa, [8])

Qua bảng 2.3, cho thấy cơ cấu vốn đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng cao đó là:

Giao thơng; Nơng, lâm nghiệp, thủy lợi; Giáo dục – đào tạo và Y tế - dịch vụ XH.

Cụ thể:

Giao thông với tổng vốn đầu tư là 1.951,4 triệu đồng chiếm 25,76%. Sở dĩ có

sự tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào các ngành nêu trên là do huyện Minh

Hóa là một huyện giáp biên giới, miền núi. Từ thành phố Đồng Hới, có thể đến

huyện Minh Hóa bằng hai con đường: Con đường thứ nhất từ Đồng Hới chạy theo

quốc lộ 1A về thị xã Ba Đồn, sau đó chạy theo quốc lộ 12A lên Minh Hóa; Con đường thứ hai chạy theo đường Hồ Chí Minh, xuất phát từ Cộn chạy hướng Bắc

khoảng 120 km là tới nơi, trên con đường này hấp dẫn khác du lịch với các địa danh một thời lững lẫy trong chiến tranh như đèo Đá Đẽo, ngầm Dinh, Khe Ve, đèo Mụ Giạ,... Tuy nhiên, thực tế là cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý cũng như

điều kiện phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hồn thiện, đặc

biệt huyện có cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Cha Lo, là nơi giao thương với Lào) đã

gây ra nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Các dự án thuộc lĩnh vực giao thơng lại ln địi hỏi lượng vốn khá lớn, do vậy tỷ trọng vốn dành cho ngành giao thông luôn cao hơn các ngành khác cũng là

điều dễ hiểu. Đầu tư cho xây dựng cơ bản là một hoạt động hết sức quan trọng và

cần thiết, một số cơng trình giao thơng quan trọng được xây dựng trong giai đoạn này đã đưa huyện thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu giải trí cao và các hoạt động phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người tăng, khi đó ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng mới phát triển nhanh chóng.

Ngành Nơng, lâm nghiệp, thủy lợi với tổng vốn đầu tư là 1.705,1 triệu đồng

chiếm 22,51%, chiếm lượng vốn đáng kể là nhờ các dự án kiên cố hoá kênh mương

và đê điều ở các xã trong huyện. Huyện Minh Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói

chung vốn là một huyện nông nghiệp, người dân sống bằng nghề nông là chủ yếu và diện tích đất nơng nghiệp cũng khá lớn. Hơn nữa, trong những năm gần đây tình

hình mưa lũ diễn biến thất thường, cùng với hạn hán và nắng nóng đang ngày càng gia tăng, nên huyện đã tập trung đầu tư kiên cố lại các tuyến đê xung yếu trên địa bàn nên lượng vốn đầu tư vào nông lâm nghiệp, thuỷ lợi cũng chiếm tỷ trọng cao.

Giáo dục – đào tạo với tổng số vốn là 1.602,6 triệu đồng chiếm 21,16%, cho

thấy huyện Minh Hóa rất quan tâm, chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương. Giáo dục – đào tạo chiếm một tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là do nâng cấp và cải tạo, xây dựng mới

hàng loạt các cơng trình xây dựng trường học như: Truong Tieu hoc Hoa Tien với ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tổng vốn đầu tư là 1,85 tỷ đồng; Trường tiểu học Tiến Nhất với tổng vốn đầu tư là 1,61 triệu đồng; Truong TH&THCS số 1 Trọng Hóa (điểm trung tâm) với tổng vốn

đầu tư là 1,2 tỷ đồng; Trường tiểu học Xuân Hóa, Trường TH Bãi Dinh xã Dân Hóa, trung tâm dạy nghề với tổng vốn đầu tư là 2,61 tỷ đồng,…

Y tế - dịch vụ xã hội với tổng số vốn là 1.087,5 triệu đồng chiếm 14,36%, là

do huyện Minh Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung thường xun phải đối mặt với bão lũ, thiên tai… nên giai đoạn 2015-2017, huyện đã chú trọng đầu tư vào việc sửa chữa, nâng cấp các trạm y tế và bệnh viện tuyến huyện nhằm phục vụ kịp thời phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân và ứng phó bão lũ

cùng người dân.

Ngành công nghiệp với tổng số vốn là 413,1 triệu đồng, chiếm 5,45% tỷ trọng vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng khu vực Bãi Dinh, Hóa Tiến và

ngã ba Hồng Hóa để hình thành các trung tâm với chức năng dịch vụ, kho bãi, sản

xuất công nghiệp và khu trung chuyển chính của tồn tuyến, cho thấy huyện chưa thực sự chú trọng đầu tư vào công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chứ chưa chú trọng đầu tư lưới điện ở vùng sâu, vùng xa (chủ yếu vẫn là tận dụng các nguồn thủy năng của khe suối để phát triển thủy điện nhỏ, đáp ứng yêu

cầu tiêu dùng tại chỗ), chưa đáp ứng hết điện cho các thôn bản trong huyện để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Một số ngành khác nói tới ở đây là an ninh quốc phịng, cấp thốt nước.... cũng tăng hàng năm, nhưng tỷ lệ còn rất nhỏ, để kịp kế hoạch đề ra (năm 2020 có 80% dân cư trong huyện được dùng nước sạch hợp vệ sinh) thì cần phải tăng cường hơn nữa đầu tư cho ngành này.

Nhìn chung tỷ lệ này là phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội huyện trong giai đoạn này. Việc huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua còn thấp. Năm 2017 đã tạo ra được những bước đột phá trong đầu tư xây

dựng cơ bản, tuy nhiên những đột phá này mới chỉ là bắt đầu cho thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó việc huy động vốn cho lĩnh vực văn hóa – xã hội,

thể dục thể thao còn thấp, đến năm 2017 mới chỉ có 11/16 sân vận động, sân khấu

cấp xã ngoài trời phục vụ hoạt động thể dục thể thao và vui chơi văn nghệ, nhìn

chung huyện chưa có phong trào mạnh mẽ nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

2.2.1.2. Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo vùng

Nghiên cứu, đánh giá cơ cấu, khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của

huyện nhằm rút ra những nhận định về công tác xây dựng của từng vùng. Đồng thời

đánh giá đúng đắn, hiệu quả của các cơng trình xây dựng của từng địa phương, xem xét xã nào có quy mô đầu tư xây dựng lớn nhất, phần nào đánh giá được nhu cầu phát triển kinh tế của vùng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện phân theo vùng

rất khác nhau. Trong đó, thị trấn Quy Đạt và 4 xã vùng phụ cận (Quy Hóa, Yên

Hóa, Minh Hóa, Hồng Hóa) chiếm khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cao nhất

trong 16 xã thị, với tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 3.461 triệu đồng, chiếm 45,71% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tồn huyện vì đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của huyện, do đó hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động chính trị đều tập trung ở đây, hơn nữa đây là vùng hạt nhân để thúc đẩy sự phát triển

cho cả vùng và cho toàn huyện nên yêu cầu về một hệ thống vật chất, cơ sở hạ tầng

tương xứng là hoàn toàn hợp lý; tiếp theo là vùng 2 gồm 7 xã (Xuân Hóa, Tân Hóa, Trung Hóa, Hóa Hợp, Hóa Tiến, Hóa Thanh, Hóa Phúc), với số vốn là 3.129 triệu đồng, chiếm 41,31%, đặc biệt tập trung ở các xã ven đường Hồ Chí Minh như Trung Hóa, Hóa Hợp, Hóa Tiến… để phục vụ cho lĩnh vực cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, xay xát, chế biến nông lâm sản; cuối cùng là vùng 3 gồm 4 xã biên giới (Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn và Thượng Hóa) với tổng vốn đầu tư là 984 triệu đồng chiếm 12,99% do là một số xã

miền núi, nằm cách xa trung tâm kinh tế - chính trị của huyện nên kinh tế cịn nhiều

khó khăn, lượng vốn đầu tư vào cịn ít tuy nhiên huyện cũng đang từng bước tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng. Lượng vốn đầu tư XDCB vào các xã vùng 3 thời gian qua đã

tăng lên đáng kể với các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình 134,

135,...

Bảng 2.4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện phân theo vùng trên địa bàn

huyện Minh Hóa giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Địa điểm

Tổng VĐT

2015-2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

GT CC (%) GT CC (%) GT CC (%) GT CC (%) Thị trấn Quy Đạt 1.201 15,85 540,8 15,17 329,8 18,70 330,1 14,70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)