Tổng quát về huyện Minh hóa, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 43 - 48)

Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quát về huyện Minh hóa, tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Minh Hóa là huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, có 89 km đường biên giới giáp với nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào. Địa hình của huyện là vùng đồi núi có độ cao trung bình từ 500 - 1000m, nghiêng dần từ Tây sang Đơng, phía Tây Nam bị chia cắt bởi núi đá vôi và sông suối trong hệ thống núi đá vôi khu vực Phong Nha

- Kẻ Bàng. Tồn huyện có 16 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Quy Đạt và 15

xã gồm: Yên Hóa, Xuân Hóa, Quy Hóa, Minh Hóa, Tân Hóa, Trung Hóa, Thượng Hóa, Hóa Hợp, Hóa Sơn, Hóa Tiến, Hóa Thanh, Trọng Hóa, Dân Hóa, Hóa Phúc, Hồng Hóa.

Tài nguyên đất, trong tổng diện tích đất tự nhiên 141.271 ha; đất nông nghiệp chiếm 127.505 ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp chỉ có 6.794 ha, đất lâm nghiệp với 120.661 ha, đất nuôi trồng thủy sản 47 ha, đất nông nghiệp khác 3 ha; đất phi nơng nghiệp có 3.471 ha và đất chưa sử dụng 10.295 ha.

Tài nguyên nước, do phần lớn vị trí của huyện nằm trên vùng đá vơi cax-tơ

nên tài nguyên nước có những hạn chế nhất định và phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu thời tiết và lượng mưa hàng năm. Nước mạch một phần được lấy từ các con sông, suối và đập chính như: sơng Nan, Khe Sạt, đập Ba Nương, đập Khe Dổi, đập Khe Sụ…

Tài nguyên rừng, Minh Hóa có 120.661 ha đất lâm nghiệp, trong đó gồm: 51.877 ha đất rừng sản xuất; 38.214 ha đất rừng phòng hộ; 30.570 ha đất rừng đặc dụng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 78%.

Tài nguyên khoáng sản, nguồn khoáng sản của huyện chưa được điều tra thăm dò, nhưng qua thu thập tài liệu từ các đồn địa chất thì trên địa bàn huyện

chưa phát hiện các mỏ khoáng sản lớn có giá trị cơng nghiệp, mà chỉ có một số khống sản như: Đá vơi, than đá, đá sét đen, phốt phorit.

Địa bàn huyện Minh Hóa có nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa dồi dào, tuy

nhiên do tính chất khí hậu thất thường của khu vực khơ và nóng, vùng biên giới có

ảnh hưởng của gió Lào, mưa phân bố khơng đều nên khơng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Nguồn nước bị hạn chế do nắng nóng vào mùa khơ và ngập lụt vào mùa mưa nên hiệu quả sử dụng không cao. Độ che phủ của hệ thực vật bị hạn chế do chưa quản lý được người dân khai thác gỗ tự nhiên và phát rừng làm nương rẫy.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về cơ cấu lao động: Trong những năm gần đây, tình hình lao động huyện Minh Hóa có sự chuyển biến tích cực. Tỷ trọng lao động nhóm ngành Cơng nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng (năm 2015: 25%; năm 2016: 26%; năm 2017: 26,8%;) và nhóm ngành nơng nghiệp cũng có xu hướng giảm (năm 2015: 26,32%; năm

2016: 25,52%; năm 2017: 24,13%;). Tỷ trọng lao động ngành thương mại, dịch vụ

có xu hướng tăng từ 48,86% vào năm 2015 lên 48,48% vào năm 2016 và lên

49,07% năm 2017. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của huyện

trong thời gian qua là tăng tỷ trọng ngành cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Về văn hóa: Hiện nay, tồn huyện có 20 trường Mầm non, 19 trường Tiểu

học, 04 trường Tiểu học - Trung học cơ sở, 09 trường Trung học cơ sở (trong đó 1

trường Trung học cơ sở - Dân tộc nội trú), 02 trường Trung học cơ sở - Trung học

phổ thông, 01 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề.

Mạng lưới trường, lớp ổn định và phát triển hợp lý; hoạt động hướng nghiệp, dạy

nghề phổ thông đạt kết quả khá. Đến nay, huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1. Có 17 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng

26,4% so với đầu nhiệm kỳ. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã được

chú trọng, đã có 1.181 lao động nơng thơn được đào tạo nghề, tỷ lệ người lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ lao động quan đào tạo nghề đạt 15,2%.

Các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất được quan tâm xây dựng. Có 86/135 làng văn hóa, đạt tỷ lệ 63,7%; số gia đình văn hóa tồn huyện chiếm tỷ lệ 70,1%.

Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư xây dựng ở tất cả 16 xã, thị trấn; số hộ dùng

điện lưới Quốc gia đạt 97%. Chất lượng giáo dục có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Ý thức học nghề để tạo việc làm, ổn định thu nhập chưa được hình thành rõ nét, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Chất lượng lao động

gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược phát triển giáo dục. Hầu hết

những người nghèo, vùng nghèo đều là những nơi có trình độ dân trí thấp; cùng với

tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn.

Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện huyện, 01 Trung tâm Y tế dự phòng, 01 Phòng khám khu vực ở xã Hóa Tiến và 16 trạm y tế xã, thị trấn. Ngồi ra, cịn có

Trạm Y tế quân dân y kết hợp của Đồn Biên phòng 589 tại bản Ra Mai, xã Trọng

Hóa; trạm Y tế tại Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo. Tồn huyện có 47 bác sỹ đạt tỷ lệ 9 bác sỹ/10.000 dân; số giường bệnh đạt 42 giường/10.000 dân. Tỷ lệ phát triển dân

số tự nhiên là 13,4%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 19,6%, giảm trung

bình 4% so với năm 2015. Đến nay, có 12/16 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế.

Điều kiện An ninh - Quốc phòng: Lực lượng vũ trang địa phương luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Công tác xây dựng khu vực phòng thủ,

xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, cụm an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu thường xuyên được chú trọng, nhất là trên các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng

xa, khu vực biên giới; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với Quốc phòng - An ninh.

Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đúng luật, chất lượng, an tồn, khơng có xã trắng. Triển khai đồng bộ Chương trình mục tiêu Quốc gia về phịng

chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày

càng chất lượng, hiệu quả.

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nông nghiệp được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn

với thị trường; nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân; thực hiện

chương trình phát triển chăn ni và trồng rừng kinh tế có hiệu quả, góp phần quan

trọng trong cơng tác giảm nghèo. Năm 2017, huyện Minh Hóa đạt các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất 876.085 triệu đồng, tăng 12,95% so với năm 2015; tỷ trọng

ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 39,84%, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Tiểu

thủ công nghiệp - Xây dựng chiếm 26,17%, tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm

33,99%. Tổng sản lượng lương thực đạt 11.348 tấn, tăng 6,7% so với năm 2015. Tổng đàn gia súc 49.725 con, tăng 0,94% so với năm 2015. Tỷ lệ độ che phủ rừng

hơn 80%. Đào tạo nghề cho 580 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5-6%, 3/15 xã đạt

chuẩn nông thôn mới.[17]

Dưới đây là bảng giới thiệu một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa tại các năm 2015 – 2017.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015

Năm

2016

Năm

2017

1. GDP theo giá hiện hành Triệu đồng 660.544 746.085 813.579

2. Cơ cấu GDP theo giá hiện hành

+ Công nghiệp - xây dựng % 24,8 25,47 26,86

+ Thương mại - dịch vụ % 50,6 34,69 35,73

+ Nông - lâm - ngư nghiệp % 24,6 39,84 37,41

3. GDP bình quân đầu người Triệu đồng 27,3 28,72 29,21 4. Tổng giá trị kim ngạch xuất

khẩu Triệu USD 104,1 79,4 91,47

5. Thu Ngân sách Tỷ đồng 677,2 676,9 695,4

6. Chi Ngân sách Tỷ đồng 631,5 632,2 682,3 7. Giải quyết việc làm bình quân

hàng năm

vạn lao

động 3,3 3,25 3,11

8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm

trước % 3 7 4

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa, [17])

Thực hiện chương trình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của huyện

giai đoạn 2012 - 2016, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư, sửa

chữa; nâng cấp hệ thống thủy lợi, hồ chứa đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất

và sinh hoạt; hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế được quan tâm đầu tư. Tổng

nguồn vốn đầu tư cả giai đoạn là 621,303 tỷ đồng, đạt 83,5% so với chỉ tiêu đề ra; trong đó đầu tư hạ tầng kinh tế 320,143 tỷ đồng và hạ tầng văn hóa, xã hội 301,160

tỷ đồng.

Thu ngân sách đạt 23,45 tỷ đồng, tăng 89,2% so với đầu nhiệm kỳ. Dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 216,623 tỷ đồng cho 3.942 hộ

vay; tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 252,209 tỷ đồng cho 10.045 hộ vay; đã góp phần quan trọng trong phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng và công tác giảm

nghèo trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập bình quân đầu người cịn thấp so với mức trung bình chung của cả tỉnh. Quy mô của nền kinh

tế nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng chậm, khả năng huy động nguồn lực vật chất cho cơng

tác xóa đói giảm nghèo khó khăn. Bên cạnh đó, với lực lượng sản xuất ở trình độ

thấp, sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu với trình độ canh tác lạc hậu, cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chậm đổi mới, hàm lượng khoa học kỹ thuật trong

từng sản phẩm thấp thì giá trị gia tăng của từng sản phẩm nhỏ, khó cạnh tranh trên thị trường dẫn đến giảm nghèo bền vững rất thấp.

Sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăm sóc cây trồng hiệu quả còn thấp; chưa huy

động và sử dụng có hiệu quả diện tích đất sản xuất. Triển khai thực hiện các đề án phát triển kinh tế như trồng cao su, chăn nuôi… chưa tương xứng với tiềm năng.

Việc lồng ghép các chương trình dự án ở địa phương hiệu quả chưa cao.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, chưa có điều kiện để

phát triển, khai thác, tận dụng có hiệu quả thế mạnh tiềm năng của địa phương. Thu ngân sách ở huyện chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi hàng năm. Quy hoạch, quản lý, sử

dụng đất và giao đất giao rừng còn chậm; quản lý xây dựng vẫn còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)