Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3. Quản lý hoạt động đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhànước
1.3.4. Kiểm tra giám sát hoạt động của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước
Nhà nước thực hiện kiểm sốt đối với tồn bộ hoạt động đầu tư, chống các
hiện tượng tiêu cực trong đầu tư. Về vai trò của nhà nước trong thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động đầu tư và xây dựng, đối với các dự án đầu tư bằng vốn NSNN, được thực hiện tập trung tại một số khâu như: thẩm định và phê duyệt dự án; cấp
giấy phép xây dựng; quản lý thi cơng xây dựng cơng trình, nghiệm thu bàn giao đưa
cơng trình vào khai thác sử dụng.
Trong giai đoạn lập dự án đầu tư, kiểm tra giám sát thể hiện ở các phần
thuyết minh và thiết kế cơ sở và tập trung vào một số điểm như sự phù hợp về diện
tích đất xây dựng với nhu cầu sử dụng, hệ số sử dụng đất, sự phù hợp với các quy
hoạch, thiết kế, kiến trúc, phương án phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường,
tổng mức đầu tư, thời gian xây dựng cơng trình.
Trong giai đoạn cấp phép xây dựng với mục tiêu là xác định các dự án đầu tư
đã đủ các điều kiện cần thiết theo quy định trước khi khởi cơng cơng trình.
Trong giai đoạn quản lý thi cơng xây dựng cơng trình tập trung vào giám sát
những vấn đề:
Về chất lượng cơng trình: Đi sâu vào giám sát việc đáp ứng về tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy phạm xây dựng cơng trình, việc cấp phối vật liệu theo đúng quy định ban hành tại các thời điểm thi cơng, thi cơng theo đúng kích thước được duyệt
tại bản vẽ kỹ thuật thi cơng.
Về tiến độ thi cơng cơng trình: Tiến độ thi công phải phù hợp với tổng tiến
độ của dự án đã được duyệt. Những trường hợp kéo dài thi cơng phải có lý do chính đáng và phải được người quyết định đầu tư cho phép, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thi cơng nhưng phải đảm bảo chất lượng cơng trình.
Về quản lý khối lượng thi cơng cơng trình: Thi cơng xây dựng phải theo khối
lượng thiết kế được duyệt hay khối lượng trúng thầu. Giám sát nghiệm thu khối lượng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công phải dựa trên nguyên tắc khối lượng thi công thực tế có trên hiện trường. Trường hợp khối lượng thực tế vượt khối lượng trúng thầu hoặc khối lượng trong bản vẽ thiết kế được duyệt phải có sự cho phép
của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với công tác, giám sát, kiểm tra tại khâu nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào sử dụng. Đây là giai đoạn cuối cùng mang tính tổng thể, xác định trách
nhiệm của các đơn vị trực tiếp tham gia trong quá trình đầu tư như: Chủ đầu tư, các
đơn vị tư vấn thiết kế, các đơn vị giám sát thi công, lắp đặt thiết bị, các đơn vị thi công xây lắp và cung ứng thiết bị, đơn vị nhận tài sản cố định vào bàn giao.
Những biện pháp và công cụ giám sát thường được thực hiện như sau:
Giám sát qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện ở những khâu như: Thẩm định dự án đầu tư, giám sát về môi trường; giám sát về thực hiện an toàn lao động.
Giám sát được thực hiện từ chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn thể hiện ở
những khâu sau: Về giám sát tác giả được thực hiện từ tư vấn thiết kế, tư vấn thiết kế có nhiệm vụ kiểm tra chủ đầu tư và đơn vị thi cơng có thực hiện theo đúng bản vẽ do mình thiết kế hay khơng (giám sát quyền tác giả); giám sát thi công đây là trách nhiệm của chủ đầu tư, trong trường hợp chủ đầu tư khơng đủ năng lực thì th tư vấn giám sát, với nhiệm vụ giám sát đơn vị thi công phải thi công đúng bản vẽ
thiết kế được duyệt hoặc khối lượng trúng thầu.
Công tác thanh tra, kiểm tra là việc thực hiện đánh giá kết quả hoạt động của
một hay tất cả các khâu của dự án đầu tư, công tác này được thực hiện bởi những cơ
quan nhà nước như: Thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, thanh tra chuyên ngành. Mục đích của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm xác định tính đúng đắn
của các báo cáo về các vấn đề do chủ đầu tư lập.