Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bảntừ vốn ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 57 - 71)

Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bảntừ vốn ngân sách nhànước huyện

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bảntừ vốn ngân

2.2.2.1. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch và ban hành văn bản quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

* Công tác quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Công tác lập kế hoạch đã được UBND huyện Minh Hóa được thực hiện theo

chủ trương của UBND tỉnh Quảng Bình về việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, UBND huyện Minh Hóa đã phối hợp với các sở ngành

trong UBND huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình triển khai xây dựng

đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa đến năm

2020”. Do đó, hầu hết các dự án đầu tư được lập đã căn cứ theo quy hoạch đã được duyệt, thực hiện theo đúng định hướng phát triển đã được phê duyệt như sau:

i) Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng - Khu vực thị trấn- thị tứ:

• Đầu tư các trục giao thông lớn, CSHT hệ thống đô thị và các điểm du lịch,

hệ thống bệnh viện từ tuyến thị trấn đến cơ sở.

• Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp để sau năm 2015 các khu, cụm này từng bước trở thành hạt nhân, trung tâm phát triển

của huyện.

• Hỗ trợ đầu tư hạ tầng ngồi hàng rào các KCN tập trung.

- Khu vực nông thôn:

• Xây dựng hạ tầng: giao thơng đến trung tâm xã; cơng trình thuỷ lợi; điện đến thôn, bản; cấp nước sinh hoạt cộng đồng; trường học; khu sinh hoạt cộng đồng

tại xã, thôn bản; trạm y tế kiên cố; chợ hoặc cửa hàng mua bán; phủ sóng phát thanh truyền hình theo làng; trạm khuyến nơng, khuyến lâm,…

• Xây dựng cơng trình thuỷ lợi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt; kè sơng,

chống lũ, sạt lở.

- Chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã nghèo:

• Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, hạ tầng chợ, trường học, trạm xá... cho các xã vùng cao.

• Cơ chế đầu tư và mức hỗ trợ đầu tư được thực hiện theo cơ chế và mức hỗ

trợ đầu tư cho xã đặc biệt khó khăn.

ii) Chương trình phát triển nơng nghiệp - Chương trình phát triển kinh tế trang trại:

• Dành các vùng đất đồi núi trọc để giao khoán cho dân phát triển kinh tế

trang trại.

• Hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các hộ nông dân thành lập các trang trại chăn ni để hình thành các mơ hình kinh tế VAC, VACR; tổ chức các lớp tập huấn cho các chủ trang trại để nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh.

• Xây dựng mơ hình kinh tế hộ gia đình; mơ hình liên kết giữa nhà doanh

nghiệp - nhà nông- nhà khoa học- nhà nước - nhà tín dụng. - Chương trình phát triển chăn ni:

• Tập trung đầu tư theo mơ hình trang trại theo qui mơ trung bình.

• Ưu tiên khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc

gia cầm theo qui mơ lớn.

- Chương trình phát triển cây cơng nghiệp, cây ăn quả gắn với cơng nghiệp

chế biến:

• Các dự án về phát triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả cho năng suất và có giá trị kinh tế cao.

• Các dự án hình thành vùng ngun liệu gắn với cơng nghiệp chế biến. • Hỗ trợ XD các cơng trình hạ tầng thiết yếu cho các khu sản xuất giống:

giao thông, cấp điện, cấp nước và xử lý nước thải, thiết bị kiểm dịch chất lượng

giống…nghiên cứu khoa học; nhập các đối tượng nuôi mới, công nghệ mới. - Chương trình bảo vệ và phát triển rừng:

• Bảo vệ và phát triển rừng nâng độ che phủ rừng. Khoanh nuôi, tái sinh, tạo

rừng, phục hồi các khu rừng bị tàn phá.

• Chú trọng cơng tác trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán kết hợp với ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trồng cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, tiêu dùng xã hội. iii) Chương trình phát triển cơng nghiệp

• Xây dựng các xí nghiệp chế biến nơng sản, thủy sản và gia súc.

• Xây dựng tại thị trấn một xí nghiệp sửa chữa phục vụ chính cho các thiết bị, máy móc thiết bị nơng nghiệp.

• Xây dựng hồn chỉnh các Khu CN, các điểm CN theo quy hoạch được

duyệt nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

• Xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng CSHT trong các khu cơng nghiệp.

• Đầu tư hạ tầng cho các làng nghề truyền thống .

iv) Chương trình phát triển thương mại - du lịch.

• Hạ tầng thương mại: Xây dựng một trung tâm thương mại, một chợ đầu

mối tại thị trấn huyện. Nâng cấp và mở rộng các chợ tại thị tứ.

• Chương trình hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch: Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều

kiện thuận lợi để tiếp cận điểm du lịch, các khu du lịch: đường giao thông nối từ

đường trục chính đến các điểm, khu du lịch, bãi đỗ xe...các dự án cấp điện hạ thế

phục vụ du lịch; các dự án cấp, thoát nước; xử lý chất thải; bảo vệ môi trường; bảo vệ nâng cấp tài nguyên du lịch tại các khu du lịch.

* Ban hành văn bản quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có rất nhiều văn bản quy

phạm pháp luật liên quan đến hoạt động này. Cho đến nay các Luật, Nghị định hướng dẫn thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã được thực hiện ổn định. Tuy nhiên tại cấp huyện, vẫn có những văn bản hướng dẫn cịn ra chậm gây lúng túng cho những đơn vị liên quan trong việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.Văn

bản pháp luật quan trọng nhất hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Minh Hóa trong lĩnh vực đầu tư hoạt động

xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước là Quyết định số 11/2015/QĐ- UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, quản

lý chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn huyện Minh Hóa quy định cụ thể

chức năng, nhiệm vụ, và quy trình thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng

cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động này. Quyết định này được căn cứ vào các Luật và Nghị định

của Chính phủ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân

sách nhà nước sau: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26-11-2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19-6-2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên

quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Luật Quy hoạch đô thị ngày 17-6-209; Các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy

hoạch xây dựng; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15-10-2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14-12-2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình;

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP

ngày 18 tháng 4 năm 2008 về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. Tuy nhiên,

Quyết định này trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một vài những bất cập như việc

quy định những dự án có tổng mức đầu tư dưới hai tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách

tỉnh thì ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt dự án và dự án dưới 500

triệu sử dụng vốn sự nghiệp ngành thì Chủ đầu tư có quyền tự quyết định dẫn tới

việc các chủ đầu tư cố gắng ép tổng mức đầu tư dự án để giảm bớt thủ tục, sau đó lại xin điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Bên cạnh đó một số thủ tục về phê duyệt dự án còn rườm rà và không rõ ràng so với các quy định của Luật và Nghị định của

Chính phủ. Ví dụ: việc quy định thêm việc phải họp để thống nhất nhiệm vụ đầu tư trước khi phê duyệt dự án.

Trong việc thực hiện Chỉ thị 1792 ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị 32 ngày 08/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Minh Hóa đã

có Chỉ thị số 26 hướng dẫn cụ thể hơn đối với các hoạt động liên quan. Tuy nhiên,

nội dung chỉ thị cũng tương tự và không cụ thể được nhiều, bên cạnh đó cịn có một số nội dung gây phức tạp cho các thủ tục đầu tư.

Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh và huyện ra rất chậm gây ảnh hưởng lớn tới việc lập dự tốn và dẫn tới tình trạng rất nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do thay đổi mức lương. Trong lĩnh vực quản lý chất lượng cơng trình, hiện nay Chính phủ đã có Nghị định số 46/2015.NĐ – CP ngày

12/5/2- 2015 của Chính phủ thay thế cho Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày

06/02/2013 trong đó quy định nhiều nội dung mới và tăng cường vai trò quản lý của

nhà nước đối với việc quản lý chất lượng cơng trình. Tuy nhiên cho đến nay tỉnh

Quảng Bình vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể các cơ quan liên quan cũng

như doanh nghiệp mà hiện tại vẫn thực hiện theo các quy định theo Nghị định 46.

2.2.2.2. Kế hoạch vốn xây dựng cơ bản hàng năm từ nguồn vốn ngân sách

Hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, ban quản lý dự án, các chủ đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý dự án lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án

gửi Phịng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp báo cáo UBND huyện, đồng thời căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm của địa phương kết hợp với các thông tin phản hồi từ cơ sở về các vấn đề liên quan đến XDCB, phịng Tài chính - Kế hoạch tiến hành xác định kế hoạch XDCB cho năm sau, và lập kế hoạch cụ thể

để huy động, cân đối các nguồn vốn dự kiến dự toán thu, chi ngân sách năm sau, trong đó dự kiến nội dung chi đầu tư; lập dự toán ngân sách địa phương về phần kế

hoạch vốn đầu tư trình UBND huyện xin ý kiến Thường trực HĐND huyện trước khi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính. Trên cơ sở đề xuất dự toán thu chi ngân sách của huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức thảo luận với

huyện làm cơ sở để các sở tham mưu UBND tỉnh giao dự tốn thu, chi ngân sách

cho huyện, trong đó có chỉ tiêu chi đầu tư XDCB (nguồn vốn XDCB tỉnh phân cấp),

thường được bắt đầu từ khoảng tháng 6 đến khoảng tháng 8 năm đó, một kế hoạch sơ bộ đã được lập trình lên UBND, HĐND huyện để xin ý kiến, sửa đổi bổ sung. Kế

hoạch này được chỉnh sửa và được tiếp tục trình lên UBND, HĐND tỉnh vào cuối năm để duyệt. Nhìn chung, công tác giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã được triển khai ngày càng nhanh chóng, chỉ tiêu kế hoạch năm sau đã được ký

quyết định giao từ tháng 12 năm trước hoặc trong những ngày đầu năm tạo điều

kiện cho các chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện. Điều này tạo sự chủ động trong

nắm bắt các nguồn vốn cũng như đánh giá được liệu một kế hoạch có khả thi hay

khơng nhờ có thơng tin sớm và đầy đủ.

Hàng q, phịng Tài chính- Kế hoạch lại kết hợp với các sở ban ngành chức năng khác, các địa phương để tiến hành nghiên cứu báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB. Thơng qua đó, huyện nắm rõ được tình hình thực hiện đầu tư, và có các

chủ trương, biện pháp để thúc đẩy công tác XDCB trong các giai đoạn tiếp theo để

đạt đựợc kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, tùy vào tình hình thực tế, huyện có thể triển khai các kế hoạch bổ sung cho XDCB để đạt được kết quả tốt. Như vậy, hoạt động XDCB có điều kiện để đạt được hiệu quả, năng lực sản xuất tăng lên, đến lượt nó lại

tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, từng bước đảm bảo đời sống xã hội.

Hình 2.2: Thực tế sử dụng so với kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Minh Hóa giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện Minh Hóa, [18])

Theo Quyết định số 2768/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa đến năm 2020 giai đoạn 2015-2017, mục tiêu của huyện là đạt mức tăng trưởng kinh tế 12,93%/năm. Để đạt được mục tiêu đó cần một lượng vốn đầu tư xã hội khoảng khoảng 9 tỷ đồng /năm. Trong đó, kế

hoạch về vốn XDCB từ ngân sách trong 3 năm là khoảng 5,57 tỷ đồng, chiếm

65,11% tổng vốn đầu tư xã hội của huyện [15].

Nhìn chung, nhu cầu vốn từ các nguồn này hàng năm đều tăng với các mức khác nhau, nhưng năm 2016 vốn sử dụng cho đầu tư XDCB khá thấp do nguồn thu

của địa phương giảm, và cũng là năm tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Minh Hóa

nói riêng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với sự biến đổi của khí hậu. Đặc

biệt có thể thấy, năm 2017 nhu cầu vốn có mức tăng cao so với mức tăng nhu cầu vốn

các năm trước đó. Sở dĩ như vậy là vì năm 2017, do huyện đã tập trung vốn ngân

sách địa phương, và vốn từ các chương trình chính phủ rót về tỉnh và tỉnh cấp cho địa phương thuộc huyện. Cho thấy sự quan tâm rất lớn của tỉnh Quảng Bình để phát triển đúng với tiến trình quy hoạch đến năm 2020 Minh Hóa sẽ thốt khỏi tình trạng huyện nghèo vào năm 2020 và cơ bản trở thành huyện phát triển ổn định vào năm 2025.

2.2.2.3. Triển khai tổ chức thực hiện

* Chuẩn bị đầu tư

Căn cứ vào các dự án đã được trình UBND tỉnh phê duyệt với các nội dung: Tên dự án; Địa điểm xây dựng; Chủ đầu tư... Các nội dung chuẩn bị đầu tư:

- Thỏa thuận các thông số phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, lập quy hoạch tổng mặt bằng;

- Khảo sát địa hình, địa chất phục vụ lập dự án ĐTXD cơng trình. - Thi tuyển phương án kiến trúc;

- Lập, thẩm định và trình duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình.

Thực tế, đại bộ phận các dự án có quy mơ nhỏ do các xã, phường lập thì hầu hết khơng đủ nội dung theo các trình tự u cầu của một dự án theo quy định, vẫn

còn khá nhiều dự án chưa có chủ trương của huyện nhưng các xã thị đã lập đưa lên Phịng Tài chính- Kế hoạch để thẩm định và trình duyệt nhưng cũng có những dự án đã có chủ trương của huyện nhưng việc triển khai xây dựng chậm, chất lượng không

cao phải điều chỉnh nhiều lần. Do đó, các dự án khi thẩm định thường mất thời gian

và vướng mắc nhất là thiếu các thủ tục, các căn cứ khoa học để xây dựng như đã nêu, đặc biệt đối với các dự án sản xuất kinh doanh việc tính tốn hiệu quả kinh tế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện minh hóa, tỉnh quảng bình min (Trang 57 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)