Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 39)

1 .5 Đối tƣợng nghiên cứu

2.6 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu

2.6.1 Câu hỏi nguyên cứu

 Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân

viên?

 Mức độ tác động của từng yếu tố?

 Có sự khác biệt về mức độ tác động đến động lực làm việc theo các đặc trƣng cá nhân (giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác, thâm niên, bộ phận) không?

 Giải pháp nào để nâng cao động lực làm việc của nhân viên kinh doanh Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam?

Thƣơng hiệu và văn hóa công ty Chính sách khen thƣởng, công nhận Đƣợc tham gia lập kế hoạch Công việc thú vị và thách thức Đào tạo và thăng tiến Môi trƣờng làm việc Thu nhập, phúc lợi Quản lý trực tiếp ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN

2.6.2 Giải thuyết nguyên cứu

Biến độc lập Giả thiết Phát biểu Kỳ vọng

Quản lý trực tiếp H1 Quản lý trực tiếp ảnh hƣởng đến động

lực làm việc chung của nhân (+) Thu nhập và phúc

lợi H2 Thu nhập và phúc lợi ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên (+) Môi trƣờng làm

việc H3 Môi trƣờng làm việc ảnh hƣởng đến

động lựclàm việc của nhân viên (+) Đào tạo & thăng

tiến H4 Đào tạo và thăng tiến ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân (+) Công việc thú vị

& thách thức H5

Công việc thú vị và thách thức ảnh hƣởng đếnđộng lực làm việc của nhân

viên

(+)

Đƣợc tham gia

lập kế hoạch H6

Đƣợc tham gia lập kế hoạch ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân

viên. (+) Chính sách khen thƣởng, công nhận H7 Chính sách khen thƣởng và công nhận ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên (+)

Thƣơng hiệu &

văn hóa công ty H8

Thƣơng hiệu và văn hóa công ty ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân

viên

TÓM TẮTCHƢƠNG 2

Chƣơng này trình bày tổng quan về động lực làm việc của nhân viên trong công ty, đồng thời dựa vào cơ sở lý thuyết này tác giả cũng đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình tạo động lực đối với nhân viên. Đây là bƣớc quan trọng, đặt nền tảng để tác giả thực hiện các bƣớc tiếp theo là phân tích thực trạng và tiến hành nghiên cứu khảo sát thực tế với mục đích cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên trong doanh nghiệp, mang lại sự phát triển cho

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SỮA VIỆT NAM

Chƣơng 2 trình bày lý thuyết về động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh và các nghiên cứu trƣớc đó của các tác giả khác có liên quan, từ đó đƣa ra mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng 3 này sẽ giới thiệu tổng quát về VINAMILK, động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh

tại Vinamilk hiện nay và trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu, phƣơng pháp xử lý số liệu, xây dựng thang đo từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng và

phân tích nghiên cứu trong chƣơng 4.

3.1 Giới thiệu tổng quan Công ty CP Sữa Việt Nam

Công ty cổ phần sữa Việt Nam đƣợc thành lập trên quyết định số 155/2003/QĐ-BCN ngày 10 tháng 11 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nƣớc Công Ty sữa Việt Namthành Công ty Cổ Phần Sữa Việt

Nam.

- Tên giao dịch là VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK

COMPANY.

- Cổ phiếu của Công ty đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán

3.1.1. Quá trình phát triển

Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty nhƣ sau:

1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lƣơng Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trƣờng Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột

Bích Chi và Lubico.

1978 : Công ty đƣợc chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty đƣợc đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.

1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dƣỡng trẻ em tại Việt Nam.

1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trƣờng Việt Nam.

1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I đƣợc chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.

1994 : Nhà máy sữa Hà Nội đƣợc xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lƣợc mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng Miền Bắc Việt Nam.

1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trƣờng Miền Trung Việt Nam.

2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ đƣợc xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà

Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của ngƣời tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.

2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.

2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.

2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó đƣợc gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.

* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thƣơng hiệu Zorok đƣợc tung ra thị trƣờng vào đầu giữa năm 2007.

2006: Vinamilk niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tƣ và Kinh doanh Vốn Nhà nƣớc có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.

* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ nhƣ tƣ vấn dinh dƣỡng, khám phụ khoa, tƣ vấn nhi khoa và khám sức khỏe.

* Khởi động chƣơng trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng đƣợc đi vào hoạt động ngay sau khi đƣợc mua thâu tóm.

2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa.

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty nhƣ

sau:

- Chế biến, sản xuất và kinh doanh sữa tƣơi, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dƣỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, nƣớc giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi bò sữa. Hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính là cung cấp sữa tƣơi nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm từ sữa của Công ty.

Tính theo doanh số và sản lƣợng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam.

Vinamilk cung cấp cho thị trƣờng một những danh mục các sản phẩm, hƣơng vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.

3.1.3 Sứ mạng

Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dƣỡng và chất lƣợng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con ngƣời và xã hội.

3.1.4 Tầm nhìn

Trở thành biểu tƣợng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dƣỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con ngƣời.

3.1.5 Giá trị cốt lõi

LIÊM CHÍNH

Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

TÔN TRỌNG

Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.

CÔNG BẰNG

Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và

các bên liên quan khác.

ĐẠO ĐỨC

Tôn trọng các tiêu chuẩn đã đƣợc thiết lập và hành động một cáchđạo đức.

TUÂN THỦ

Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

3.1.6 Triết lý kinh doanh

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm đƣợc yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế công ty tâm niệm rằng chất lƣợng và sáng tạo là ngƣời bạn đồng

hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Chính sách chất lƣợng: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định

3.1.8 Tình hình tài chính của Công ty

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Tăng/ giảm

Tổng tài sản 25.770 27.478 7%

Doanh thu thuần 35.072 40.080 14%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 7.464 9.271 24%

Lợi nhuận trƣớc thuế 7.613 9.367 23%

Lợi nhuận sau thuế 6.068 7.770 28%

Năm 2015, tất cả các chỉ tiêu đều tăng trƣởng tốt so với năm 2014. Trong đó, tăng thấp nhất là tổng tài sản (tăng 7%) và lợi nhuận sau thuế tăng cao nhất đến 28%.

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Ghi chú

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 2,83 2,79 (lần)

- Hệ số thanh toán ngắn hạn 2,16 2,12 (lần)

- Hệ số thanh toán nhanh

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

- Hệ số nợ trên tổng tài sản 23% 24%

- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 30% 31%

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho 7,0 6,4 (lần)

- Vòng quay các khoản phải thu 18,1 19,1 (lần)

- Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 1,44 1,51 (lần)

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

- Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 17% 19% - Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 32% 38% - Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 25% 29% - Lợi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu thuần 21% 23%

Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty vẫn đƣợc duy trì lành mạnh, hầu hết các chỉ số tài chính đều tăng trƣởng dƣơng và tốt hơn 2014. Ngoài yếu tố kết quả hoạt động kinh doanh tốt, công tác quản lý tài chính luôn đƣợc chú trọng để đảm bảo tài chính của Công ty đƣợc quản lý một cách chặt chẽ nhất.

3.2 Thực trạng về động lực làm việc của nhân viên kinh doanh hiện nay tại VINAMILK VINAMILK

3.2.1 Thu nhập và phúc lợi

- Lƣơng:

Hàng tháng Công ty trả lƣơng cho nhân viên chính thức dƣới hai hình thức lƣơng cơ bản và lƣơng công việc.

Hàng tháng mỗi nhân viên sẽ đƣợc đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ, kế hoạch đã đƣợc giao và việc tuân thủ nội quy lao động, quy trình làm việc tại cơ quan.

- Thƣởng:

- Công ty có thƣởng trong các ngày lễ, tết nhƣ Tết Tây; Tết Nguyên đán; lễ Giỗ tổ Hùng Vƣơng; Lễ 30/4 và 1/5; Quốc khánh; các ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 20/10 đều đƣợc Công ty thực hiện đầy đủ và đúng theo quy định.

Việc thƣởng cuối năm trung bình khoảng 3 tháng lƣơng của nhân viên.

- Ngoài ra Công ty còn thực hiện việc thƣởng đột xuất cho các cá nhân, nhóm, phòng có kết quả hoạt động xuất sắc, các dự án đạt chất lƣợng cao, các sáng kiến làm lợi cho cơ quan. Việc thực hiện đƣợc thông báo công khai cho toàn

Công ty để tuyên dƣơng cá nhân, nhóm, phòng có thành tích xuất sắc, kích thích các cá nhân khác tiếp tục cống hiến để có đƣợc các thành tích tốt hơn.

- Phúc lợi:

Các phúc lợi về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đều đƣợc thực hiện nhƣ luật định, về việc đƣợc nghỉ phép: đối với phép thƣờng niên thì mỗi tháng đƣợc một ngày phép, rồi cứ mỗi 5 năm thì có thêm một ngày phép. Đối với nghỉ cƣới hỏi, ma chay với số ngày nhƣ luật định thì Công ty còn cho phép nhân viên nghỉ thêm 3 ngày không hƣởng lƣơng đƣợc duyệt nhằm giúp cho nhân viên có thời gian thu xếp việc gia đình.

Ngoài ra, khi vợ sinh con thì nhân viên nam đƣợc nghỉ 2 ngày theo chế độ mà quy định này có một số đơn vị chƣa áp dụng. Về nghỉ bệnh, nhân viên phải có giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền, ngoài ra các trƣờng hợp nghỉ việc riêng khi có nhu cầu thì việc xét duyệt khá hạn chế, chỉ chấp nhận các trƣờng hợp có giấy tờ chứng minh ví dụ đƣa cha, mẹ đi khám bệnh…

Để đảm bảo nhân viên có đủ sức khỏe làm việc, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm, việc khám sức khỏe định kỳ giúp nhân viên phát hiện sớm bệnh tật và tiến hành điều trị, nghỉ dƣỡng kịp thời. Ngoài ra, để đảm bảo nhân viên có đủ sức khỏe để làm việc, Công ty cũng tổ chức bếp ăn tập thể buổi trƣa nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, môi trƣờng nơi ăn uống cũng thƣờng xuyên đƣợc cải thiện nhƣ mở nhạc, lắp thêm máy lạnh cho nhà ăn của Công ty.

Hàng năm, Công ty tổ chức du lịch cho toàn thể nhân viên và cộng tác viên, công tác tổ chức hoạt động này do Công đoàn đảm trách, địa điểm du lịch thƣờng đƣợc chọn là các khu bãi biển nghỉdƣỡng.

Bên cạnh hoạt động du lịch, Công ty còn tổ chức các hoạt động tặng quà ngày lễ quốc tế phụ nữ 8-3; tặng quà cho con của nhân viên Công ty vào dịp quốc tế thiếu nhi 1/6, tết trung thu; ngày phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Gia đình; …

Hàng năm, vào dịp sau Tết Nguyên Đán Công ty tổ chức ngày Tết Gia đình với nhiều chƣơng trình nhƣ thi gói bánh chƣng, các trò chơi dân tộc, thi nấu ăn, … tạo không khí vui tƣơi lành mạnh cho toàn thể nhân viên Công ty.

Về phía Công đoàn, hoạt động của tổ chức này gần đây khá sôi nổi, nếu nhƣ những năm trƣớc chỉ phát quà cuối năm cho nhân viên thì từ năm 2010 có phát quà sinh nhật cho đoàn viên, phát bánh trung thu cho nhân viên, phát thƣởng học sinh giỏi cho cho con nhân viên, tổ chức bốc thăm trúng thƣởng cho nhân

viên... Tổ chức các chƣơng trình văn nghệ, thi đấu giao lƣu thể thao với các đơn vị bạn với các môn thể thao nhƣ bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ tƣớng… tạo phong trào hoạt động sôi nổi thu hút đông đảo nhân viên tham gia.

3.2.2 Đào tạo và phát triển

- Đào tạo:

Nhân viên mới vào Công ty: phòng Tổ chức hành chính sẽ đào tạo về các

quy định chung, giới thiệu về Công ty. Sau đó, khi nhân viên đƣợc phân công về từng phòng theo quyết định của Giám đốc sẽ đƣợc các phòng chức năng đào tạo thêm những kiến thức chuyên môn tùy theo nghiệp vụ của phòng và của từng cá

Ngoài ra, còn có các chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn định kỳ cho các nhóm nhân viên nhƣ nhân viên bán hàng, nhân viên kỹ

thuật, nhân viên văn phòng, …

Nhìn chung, công tác đào tạo trong Công ty đƣợc thực hiện khá đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc cho nhân viên kinh doanh tại công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)