Các giải pháp về bố trí sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH AAB thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)

- Những thách thức:

3.2.5. Các giải pháp về bố trí sử dụng lao động

- Nghiên cứu, điều chỉnh và áp dụng định biên nhân sự phù hợp với sự phát triển và định hướng của Công ty

Các điều kiện kinh tế xã hội đang thay đổi, nhu cầu tiêu thụ bao bì ngày càng lớn, công nghệ thay đổi tất yếu dẫn đến năng suất và phương thức lao động cũng phải thay đổi. Trong những năm gần đây, dưới sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, ngành sản xuất bao bì cũng đứng trước những thách thức lớn, Cơng ty TNHH AAB cũng chịu ảnh hưởng của tình hình chung. Điều đó địi hỏi Cơng ty phải xem xét biên chế của các bộ phận cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh hiện nay.

- Phân công lại lao động trong các bộ phận của Công ty:

Như phân tích ở phần thực trạng cho thấy, việc bố trí lao động ở Cơng ty thời gian qua vẫn còn nhiều bất hợp lý. Do vậy, Cơng ty nên có các biện pháp điều chỉnh lại để có một cơ cấu nhân sự hợp lý hơn, cụ thể là:

+ Cần tập trung cơ cấu lại lao động của các bộ phận. Cơ sở của việc cơ cấu lại, là kết quả của việc đánh giá lại chất lượng lao động trong tồn Cơng ty. Căn cứ vào bảng mô tả công việc đã xây dựng. Tất nhiên trong q trình cơ cấu lại lao động do tính chất của việc cơ cấu không phải là thực hiện từ đầu, nên không thể thực hiện một cách cứng nhắc. Mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, để có cách xử lý thoả đáng, nhằm đảm bảo duy trì được tính ổn định và tâm lý cũng như môi trường làm việc không quá nặng nề. Cách xử lý cho từng trường hợp có thể là: Cho đào tạo lại (tại chỗ hoặc đào tạo ngắn hạn), bố trí cơng việc khác phù hợp với năng lực và phẩm chất của người lao động, hình thức cho thơi việc cũng khơng loại trừ nếu không thể áp dụng các hình thức đã đưa ra.

+ Việc bố trí lại lao động phải nhất thiết trên cơ sở u cầu cơng việc, đồng thời tính đến yếu tố định hướng phát triển của Công ty. Việc bố trí lại lao động cũng giúp cho Cơng ty bố trí lao động phù hợp với chun mơn, sở trường hơn, qua đó năng xuất lao động được nâng cao, hiệu quả kinh doanh cải thiện, đồng thời người lao động cũng có điều kiện phát huy năng lực và nâng cao thu nhập. Vấn đề phải quan tâm là giảm sức ép công việc đối với một số bộ phận, đồng thời tăng lượng công việc phải đảm nhiệm ở một số bộ phận khác.

Một vấn đề lớn đặt ra trong việc phân cơng bố trí sắp xếp lao động hiện nay của Công ty theo đánh giá của người lao động là bố trí theo cảm tính, theo áp lực cấp trên, bố trí do thiếu người và các nguyên nhân khác đang tồn tại nhiều năm trong Công ty. Để khắc phục nhược điểm này, tổ nhân sự của Công ty phải dựa vào bản mơ tả cơng việc, từ đó xây dựng giờ làm việc để xem xét đánh giá từng loại lao động, bố trí sắp xếp cho đúng chun mơn và sở trường của họ. Hệ thống giờ giấc làm việc phù hợp, sẽ là cơ sở cho việc tiết kiệm lao động, nâng cao năng lực phục vụ trong thời gian, cũng như giảm thiểu chi phí về lao động .

Để xây dựng hệ thống giờ làm việc phù hợp phải dựa trên các yếu tố sau: Xác định cường độ công việc trong ngày của từng bộ phận; nhu cầu trình độ chun mơn của các vị trí; tính cơng bằng trong phân cơng lao động; các công việc khác nhau giữa các bộ phận không nhất thiết phải bắt đầu và kết thúc giờ làm việc cùng một lúc; thực hiện nghiêm túc các quy định về giờ làm việc, thời gian làm việc tối đa trong một ca và trong năm.

+ Phải sắp xếp lại lao động giữa bộ phận trực tiếp và gián tiếp phù hợp với yêu cầu kinh doanh Công ty.

Như đã trình bày tại chương 2, số lao động gián tiếp tại Công ty khá cao, đây là một trong những yếu tố làm giảm năng suất lao động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của bộ máy quản trị, giảm tỷ lệ lao động gián tiếp của Công ty là một yêu cầu tất yếu. Hơn nữa, định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty sẽ thực hiện chế độ khoán biên chế và hạch toán độc lập cho các bộ phận để tạo khả năng quản trị độc lập định hướng phát triển lên mơ hình Tổng cơng ty, do đó khi thực hiện hình thức khoán này, trưởng của các phân xưởng chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, chi phí sản xuất, Cơng ty sẽ khơng quản lý trực tiếp công tác sản xuất như hiện nay mà chỉ tập trung vào quy trình sản xuất chung theo tiêu chuẩn ISO…. Do đó, số lượng lao động gián tiếp tại Công ty không cần nhiều. Để đạt được hiệu quả trong tinh giảm gọn nhẹ bộ máy, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

* Không tăng thêm số lao động gián tiếp khi mở rộng, thay đổi quy mô kinh doanh trong những năm tới; tập trung phát triển và nâng cao tay nghề của người lao động; giữ vững sự ổn định nhân sự khi áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

sức khỏe giảm sút. Thuyên chuyển hoặc sa thải những lao động không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Song song với việc tinh giảm bộ máy, cũng cần phải rà sốt lại trình độ người lao động có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ để đáp ứng u cầu cơng việc.

* Tăng cường số lượng lao động trực tiếp: Hiện nay, trong quy hoạch của Công ty TNHH AAB cũng đứng trước những khó khăn rất lớn, việc tinh giảm hoặc chuyển đổi bộ phận gián tiếp khơng có nghĩa là thu hẹp phạm vi sản xuất mà là mở rộng sản xuất theo xu hướng hiện đại nhưng vẫn bảo đảm được sự ổn định về nhân sự và mục tiêu phát triển bền vững của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH AAB thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)