1.4. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cho các ngân hàng
hàng thương mại Việt Nam
Đối với các NHTM trên thế giới, việc nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng đóng vai trị quan trọng để đảm bảo hoạt động thông suốt của các NHTM. Để làm được điều trên, mỗi một ngân hàng đều đưa ra các mục tiêu nhất định và việc sử dụng đồng bộ các công cụ, các biện pháp và chính sách để đo lường, phân loại chính xác chất lượng tín dụng, đối tượng khách hàng, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng theo giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, giải quyết được bài toán giữa việc cân đối và phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động tín dụng chính là các mục tiêu mà hầu hết các ngân hàng đều hướng tới.
1.4.2.1. Cải cách hệ thống giám sát tài chính và xét duyệt cho vay sao cho đồng bộ và có hiệu quả
Việc xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý và u cầu tn thủ nghiêm ngặt theo các quy trình tín dụng là bài học q báu mà các NHTM Việt Nam nên học tập từ các ngân hàng nước ngồi để nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận nên được phân công rõ ràng minh bạch, tránh hiện tượng chồng chéo trong khi xử lý công việc của từng cá nhân. Các nguyên tắc tín dụng như: bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiêm giữa các bộ phân, phân cấp trong phán quyết tín dụng, tính bắt buộc của các thủ tục kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro... được xem xét và tuân theo nghiêm ngặt. Thực hiện chặt chẽ việc giám sát khoản vay: trước, trong và sau khi cho vay. Sau khi xây dựng được quy trình, tất yếu phải xây dựng một hệ thống giám sát tài chính. Một số ngân hàng vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa có hoặc chưa chú trọng đúng mực vào hệ thống giám sát này. Bộ phận này có thể nằm kèm trong từng
hoạt động tín dụng, hoặc là một bộ phận riêng biệt để tạo nên sự chuyên nghiệp trong cách thức quản lý, giám sát, kiểm tra. Công việc này muốn thực hiện được ở tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam khơng q khó khăn, tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của từng khâu được thực hiện đúng quy trình thì mỗi con người, mỗi nhà quản lý cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong cơng việc.
1.4.2.2. Quản lý nợ xấu đúng hướng, sử dụng các công cụ xử lý nợ xấu linh hoạt
Như kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chun biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM, tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành cơng và kinh doanh trong một mơi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn. Các NHTM Việt Nam vận dụng một cách linh hoạt và có sáng tạo tùy thuộc vào điều kiện phát triển của các NHTM Việt Nam nói riêng cũng như sự phát triển của hệ thống kinh tế nói chung. Việc vận dụng phải có sáng tạo vì mỗi một quốc gia có điều kiện kinh tế, xã hội và tiềm lực là khác nhau.
Các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà khơng có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp. Tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.
Các NHTM sẽ nhóm tồn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu.
1.4.2.3. Cải tiến công nghệ ngân hàng và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Cuối cùng yếu tố về cơng nghệ và con người chính là yếu tố then chốt và lâu dài tạo nên thành cơng của việc nâng cao chất lượng tín dụng. Con người có mặt trong tất cả các khâu của quy trình tín dụng, từ thẩm định, phân tích, xét duyệt, kiểm tra, kiểm sốt đến thu nợ... vì vậy, nếu đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chun nghiệp, nâng cao về trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp thì mọi khâu đều được thực hiện tốt và hiệu quả cao. Việc đầu tư vào cơng nghệ mới trong q trình xét duyệt tín dụng cũng đang được một số ngân hàng ứng dụng và phát triển. Việc này sẽ tạo nên một bước ngoặt lớn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ở giai đoạn hiện tại và trong tương lai.
Ket luân chương 1:
Chương 1 đã hệ thống khái quát nội dung lý thuyết về tín dụng, chất lượng tín dụng, các tiêu chí thể hiện chất lượng tín dụng và phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, trên cơ sở dựa vào số liệu thực tế ở chương 2, gắn liền với kiến thức lý thuyết ở chương 1 để đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn vốn cho các NHTM, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, mang lại lợi ích khơng chỉ cho ngân hàng mà cho tồn xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUOC TẾ VIỆT NAM -
CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT