2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại VIB - chi nhánh Lý Thường
Kiệt trong những năm qua, mặc dù Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc
nâng cao chất lượng tín dụng nhưng vẫn cịn một số tồn tại sau:
2.3.2.1. Dư nợ tín dụng khá cao nhưng chủ yếu vân là dư nợ ngắn hạn
Sự không cân bằng giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ dài hạn chính là một trong những điểm chi nhánh cần khắc phục và có kế hoạch cụ thể trong tương lai. Chủ yếu các khoản cho vay của chi nhánh hiện tại vẫn tập trung vào nợ ngắn hạn, tuy nhiên, để đảm bảo an tồn vốn, để q trình giải ngân diễn ra dễ dàng và để gia tăng thu nhập từ các khoản tín dụng dài hạn... địi hỏi chi nhánh phải gia tăng các khoản nợ dài hạn trong tương lai. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn lớn, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp vay vốn đầu tư trung và dài hạn cũng như hạn chế sự biến động trong hiệu suất sử dụng vốn. Nguồn vốn trung và dài hạn này sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư lâu dài và mang tính hiệu quả cao đối với nền kinh tế, cũng là nguồn tạo lợi nhuận vơ cùng tích cực cho chi nhánh VIB - chi
nhánh Lý Thường Kiệt.
2.3.2.2. Tỷ lệ nợ xấu vân ở mức khá cao
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt có xu hướng giảm đi đôi chút so với các năm trước nhưng vẫn ở mức khá cao, gần bằng mức yêu cầu của NHNN. Tỷ trọng của nợ nhóm 5 tuy không phải cao nhưng vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt trước sự biến đổi khó lường của lãi suất và sự tác động tiêu cực của nền kinh tế. Các khoản nợ xấu chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp, vẫn tiềm ẩn những rủi ro vì việc thu hồi nợ lại hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chi nhánh chưa có sự chuẩn bị để kịp thời đề phòng tác động khách quan từ sự suy thoái kinh tế, thiên tai, lũ lụt. Đây là điều hết
sức lo ngại cho Chi nhánh vì khi khách hàng khơng có khả năng thanh toán nợ hay không trả nợ thì Chi nhánh lại phải thực hiện phát mại tài sản của doanh nghiệp để thu hồi nợ, vấn đề này gây mất thời gian đối với Chi nhánh và hiệu quả của khoản vay đó thì hồn tồn khơng có. Mặc dù thực tế chứng minh những khó khăn trong khâu giải quyết nợ xấu không những của chi nhánh, của ngân hàng và của hệ thống ngân hàng nói chung, tuy nhiên, chi nhánh cần phải duy trì một tỷ lệ nợ xấu thấp hơn hiện tại mới có thể đảm bảo an toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng.
2.3.2.3. Q trình tìm kiếm khách hàng mới gặp nhiều khó khăn
VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt trong thời gian vừa qua đã khơng ngừng
cố gắng tìm kiếm các dự án, nâng cao doanh số cho vay về mặt số lượng, tuy nhiên, quá trình tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng cịn gặp nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng cùng cuộc chiến về lãi suất khiến cho nhiều khách hàng dễ thay đổi quyết định hợp tác với ngân hàng. Mặt khác, khách hàng hiện nay tiêu dùng thơng minh hơn, vì vậy, yếu tố duy nhất khách hàng quan tâm không chỉ nằm ở lãi suất như thời gian trước nữa, mà họ quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của chi nhánh. Việc giữ chân khách hàng quen thuộc cũng đã khó khăn, việc tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng mới còn gặp nhiều trở ngại hơn nhiều lần. Thêm vào đó, thói quen tiêu dùng tại Việt Nam vẫn làm cho nhiều khách hàng duy trì quan điểm cũ, ngại đổi mới, ngại chấp nhận rủi ro nên việc thuyết phục khách hàng trở thành bạn hàng của mình là khơng dễ dàng
2.3.2.4. Tình hình thu hồi nợ xấu còn gặp nhiều trở ngại
Ở VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt, số lượng cán bộ tín dụng cịn ít. Mặt khác, tuổi đời của CBTD còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý một vài trường hợp khó. Đơi khi, điều này đã tạo nên sự thiếu tin tưởng của khách hàng đối với đội ngũ nhân viên của chi nhánh. Thêm nữa, một mình cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm quá nhiều việc, dễ dẫn đến việc chồng chéo trong q trình xử lý cơng việc. Điều này khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình q
trình xử lý các nghiệp vụ tín dụng. Một yếu tố khách quan nữa đó chính là hiện tại nền kinh tế đang phục hồi, tuy nhiên, tốc độ phục hồi còn chậm chạp, vì vậy, việc thu nợ cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng được xếp trong nhóm nợ 3,4,5.
2.3.2.5. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại có phát triển nhưng chậm chạp
Mặc dù để so sánh với nhiều ngân hàng trong hệ thống, VIB là một trong những ngân hàng rất tích cực trong việc cải tiến các dịch vụ. Chi nhánh đã triển khai nhiều nghiệp vụ và dịch vụ hiện đại nhưng hiện chi nhánh vẫn chưa duy trì được doanh số của những nghiệp vụ này một cách ổn định. Chủ yếu thu nhập vẫn từ nguồn thu tín dụng, nên rủi của chi nhánh cũng khá cao. Độ đa dạng của các dịch vụ ngân hàng chưa nhiều, nên một số khách hàng ngại lựa chọn sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Việc tích hợp và phối hợp các dịch vụ cũng chưa được chú trọng nên sự lựa chọn dịch vụ chưa nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
Ngồi những khó khăn trên, tình hình phát triển kinh tế xã hội và chủ trương chính sách của Nhà nước chưa thực sự ổn định và minh bạch, văn bản pháp luật chưa đồng bộ. Việc cập nhật các văn bản, các thông tin cịn chậm. Điều này ít nhiều gây khó khăn trong q trình triển khai cơng việc.
2.3.2.6. Nguồn nhân lực mặc dù đã được chú trọng phần đào tạo nhưng vân chưa đáp ứng đủ yêu cầu công việc
VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt, mặc dù đã hoạch định công tác đào tạo
gắn liền với hoạt động đào tạo của toàn bộ ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam tuy nhiên, đội ngũ nhân viên của chi nhánh vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình xử lý công việc. Một phần do chi nhánh chưa thực sự tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự, cơ chế lương và thưởng chưa đủ để hấp dẫn nhân tài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đội ngũ nhân viên có kỹ thuật chuyên mơn tín dụng nhưng lại thiếu kiến thức xã hội cũng là một trong những trở ngại trong việc đưa ra các quyết định tín dụng. Mặt khác, khi một cán bộ tín dụng phải làm cơng việc của quá nhiều bộ phận cùng một lúc, phải đảm
bảo hoàn thành tốt tất cả các quy trình từ tìm kiếm khách hàng, xét duyệt, cho vay và quản lý nợ... Công việc chồng chéo lại đòi hỏi chuyên môn cao, khiến cho đội ngũ cán bộ tín dụng không thể đảm bảo hoàn thành tốt cơng việc của mình. Đây cũng là một hạn chế của VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt.
2.3.2.7. Công tác quản trị rủi ro tín dụng cịn nhiều hạn chế
Trong thời gian vừa qua, ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam đã có nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tín dụng và cũng đã cố gắng truyền tải mức tối đa nguồn thông tin về quản trị rủi ro tín dụng cho các chi nhánh. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt nguồn vốn, con người, quy mô, năng lực lãnh đạo nên trong quá trình triển khai còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu do hội sở đề ra.
2.3.2.8. Công tác thẩm định, giám sát tiền vay chưa tốt, ảnh hưởng đến quá trình thu nợ
Do hạn chế về trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng, cộng thêm việc áp đặt doanh số cho vay quá cao trong giai đoạn vừa qua, trong khi đó nền kinh tế lại trải qua thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, điều này làm cho công tác thẩm định tín dụng trở nên nhanh chóng, thiếu cơ sở. Điều này nhanh chóng làm tăng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ các khoản vay. Công tác giám sát tiền vay lại gặp nhiều khó khăn khi một số doanh nghiệp hoặc cá nhân lại cố tình đưa ra những thông tin số liệu trái ngược thực tế một cách tinh vi, khiến cho các cán bộ tín dụng cũng khó có thể phân biệt được thật giả. Cuối cùng, rủi ro đạo đức từ phía một số đối tượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh làm cho hai công tác này còn nhiều bất cập.