- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trước hết muốn nâng cao tiềm lực tài chính cần phải chú trọng vào công tác tín dụng, cả về mặt số lượng và chất lượng tín dụng. Đa số nguồn thu chính vẫn đến từ tín dụng nên cần phải đánh giá chính xác tiềm lực của ngân hàng về tất cả mọi mặt liên quan đến chất lượng tín dụng từ quy trình tín dụng, hệ thống xử lý nợ xấu, cách thức phân loại nợ... từ đó điều chỉnh doanh số cho vay sao cho vừa tăng khả năng phục vụ khách hàng, giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống, thu hút thêm các khách hàng mới vừa đảm bảo giảm các khoản nợ xấu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu hoạt động này tốt sẽ tạo tiền đề cho tất cả các nghiệp vụ khác của chi nhánh được thực hiện suôn sẻ và gia tăng doanh số.
- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam cần có nhiều hơn nữa các dự án đào tạo cho các nhà lãnh đạo chi nhánh về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng hiện đại để tăng thêm kiến thức và kỹ năng điều hành cho các lãnh đạo chi nhánh. Ngày càng tổ chức nhiều các khóa đào tạo để nâng cao chuyên môn và đạo đức cho cán bộ tín dụng. Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thống nhất toàn hệ thống. Ngân hàng nên tổ chức các cuộc thi đua giúp cho các cán bộ tín dụng có cơ hội tham gia, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó tạo động lực để mỗi cán bộ tín dụng luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam sớm nghiên cứu áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thống nhất trong hệ thống và hướng dẫn chi nhánh triển khai thực hiện.
- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam nên dành cho các chi nhánh khác trong hệ thống nhiều quyền quyết định hơn nhằm nâng cao tính tự chủ của các chi nhánh.
Ket luân chương 3
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu tình hình hoạt động của VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt, tìm hiểu những điểm mạnh, phát hiện những tồn tại và nguyên nhân gây ra những tồn tại đó, kết hợp với kiến thức lý thuyết của chương 1, tác giả đã đưa ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt
KẾT LUẬN
Giai đoạn những năm vừa qua là giai đoạn vô cùng khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, khi những diễn biến về nợ xấu trở thành vấn nạn của hệ thống tài chính nước nhà. Trong những năm vừa qua hệ thống Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam nói chung và Chi nhánh Lý Thường Kiệt nói riêng đã có rất nhiều cố gắng trong việc góp phần vào việc giải quyết nhiều vấn đề của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là trong công tác kiểm soát nợ xấu đã có nhiều kết quả tích cực. Để thực hiện được những điều trên, Chi nhánh Lý Thường Kiệt không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, chìa khóa để đảm bảo tín dụng an toàn cho toàn hệ thống, góp phần giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu tới mức tối thiểu cho chi nhánh cũng như cho toàn bộ ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ bản thân ngân hàng, từ khách hàng và cũng từ cơ chế chính sách.
Nghiên cứu về chất lượng tín dụng là vấn đề không mới nhưng luôn là vấn đề mà mọi NHTM quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Luận văn
“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt” đã từng bước hệ thống hóa cơ sở l ý luận về tín dụng, chất lượng tín dụng. tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng. Dựa trên cơ sở lý luận, kết hợp với những số liệu thu được từ tình hình thực tế tại Chi nhánh Lý Thường Kiệt , tác giả tiến hành phân tích và đưa ra những hạn chế, từ đó tìm hiểu nguyên nhân. Cuối cùng, luận văn đã đưa ra những giải pháp, và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Lý Thường Kiệt .
Trong quá trình hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: PGS - TS Đinh Xuân Hạng và các anh chị tại Chi nhánh Lý Thường Kiệt. Tôi xin
chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn, PGS - TS Đinh Xuân Hạng.
Mặc dù đã cố gắng trong nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được lời góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu của luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. tr. 39-46
2. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phan Phú Quốc, Hồ Trung Bửu, Bùi Diệu Anh (2006), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. tr. 15-26
3. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2004), Ngân hàng thương mại
quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. tr. 45-67
4. Đinh Xuân Hạng (2008), Giáo trình lý thuyết Tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. tr. 24-26
5. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng
ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. tr. 49-65
6. Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức,
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. tr. 9-15
7. Thùy Linh, Việt Trinh (2014), Quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng
2014, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 79-90
8. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 35- 40
9. Nguyễn Hữu Tài (2005), Lý thuyết Tài chính -Tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. tr. 90-125
10. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. tr. 149-185
11. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. tr. 54-75
12. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng
thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. tr. 36-49
13. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. tr. 114-145
14. Nguyễn Thị Khánh Yến (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
15. Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm 2012-2014 của VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
16. Báo cáo thường niên qua các năm 2012-2014 của VIB - Chi nhánh Lý
Thường Kiệt
17. Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
18. Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành ngày 16/6/2010
Tiếng Anh
19. Graddy Duance B, Austin H. Spencer (2000), Managing Commercial Banking: Community, regional and global, Prentice- Hall international Editions, US.
20. Lawrence J. Gitman (2006), Principles of managerial finance, Harper and Row, US.
21. International Standard ISO 9001 - Fifth edition 2015-09-15
Website:
22. http://dantri.com.vn