GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 0287 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quốc tế việt nam chi nhánh lý thường kiệt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 111)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT

3.2.1. Thực hiện quy trình cho vay chuẩn đồng thời kết hợp với việc cải tiến bộ máy giám sát tín dụng theo hướng ngân hàng hiện đại.

Quy trình cho vay được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hiện nay, ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã xây dựng được cho riêng mình một quy trình cho vay đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thốn g,

tuy nhiên, mỗi một giai đoạn phát triển của nền kinh tế đều đòi hỏi những yêu cầu khác nhau, vì vậy, việc bổ sung, sửa đổi quy trình cho vay phải được diễn ra thường xuyên liên tục, đảm bảo tính khách quan và phù hợp với sự phát triển của thời đại. Để đạt được mục tiêu chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế, chi nhánh cần phải thực hiện đúng các quy tắc đề ra trong quy trình cho vay đã được xây dựng tại hội sở, kết hợp với công tác giám sát chất lượng tín dụng tại chi nhánh của mình. Từ đó có thể phát hiện được những việc còn thiếu, còn chưa hoàn chỉnh trong thực tế, ngược lại đóng góp với hội sở để hoàn thiện hơn nữa quy trình cho vay ứng với thực tế.

Tại chi nhánh, dựa trên cơ sở những quy trình chung tại hội sở, mỗi một bộ phận cần được xây dựng cho riêng mình bộ quy tắc riêng chi tiết, trong đó quy định chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng khâu trong quy trình. Bộ quy tắc này phải trở thành kim chỉ nan giúp cho mỗi cán bộ nhân viên hiểu được rõ nhiệm vụ chức năng của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi một khâu từ khởi tạo tín dụng, rà soát rủi ro, phê duyệt tín dụng, quản trị trín dụng cần phải có hệ thống kiểm soát của riêng mình. Và mỗi một khâu lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khâu sau có thể trở thành kiểm soát của khâu trước đó và ngược lại, như vậy mới tăng khả năng kiểm tra kiểm soát, xác định được trách nhiệm liên quan của các thành viên trong bộ máy đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng. Mỗi CBTD làm việc độc lập đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tín dụng nhưng trong sự kiểm soát của toàn hệ thống, điều này sẽ tránh được những sai sót đáng tiếc trong quá trình đưa ra quyết định tín dụng.

Ngoài ra, xây dựng phương thức quản lý thống nhất chung cho các chi nhánh, và xây dựng phương thức quản lý theo khối ở hội sở để các luồng thông tin liên quan đến tín dụng nhanh chóng được báo cáo rõ ràng, kịp thời và không bị trùng lắp. Các chi nhánh hoạt động độc lập, tăng tính chủ động linh hoạt nhưng nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của hội sở. Từ đó việc quản lý được rủi ro tín dụng sẽ dễ dàng hơn, đảm bảo chất lượng trong quan hệ cấp tín dụng với khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng.

3.2.2. Hoàn thiện chính sách khách hàng để đảm bảo nguồn khách hàng ổn định tại chi nhánh

Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Trong xã hội cạnh tranh như ngày nay, có quá nhiều các chi nhánh ngân hàng cùng đưa ra các dịch vụ khá tương tự nhau thì việc thu hút khách hàng trở thành khách hàng thân thuộc với chi nhánh Lý Thường Kiệt trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, ngân hàng VIB cũng đã đưa ra nhiều các chính sách chăm sóc khách hàng, thậm chí nhiều năm liền được bình chọn ngân hàng có dịch vụ tốt. Tuy nhiên tâm lý khách hàng thay đổi, đối tượng khách hàng khác nhau thì nhu cầu cũng khác khác nhau, nên ngân hàng phải đưa ra được các chiến lược phù hợp để giữ chân những khách hàng quen thuộc và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng. Những chính sách như ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thời gian trả nợ, ưu đãi về việc hợp tác với các đối tác quan trọng... đó là các yếu tố cần quan tâm. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì đây là cầu nối, là người đưa ra các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến từng khách hàng. Thông qua thái độ, cung cách phục vụ cũng như trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để lôi cuốn và giữ chân khách hàng.

VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt trong thời gian tới cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng, tìm kiếm khách hàng linh hoạt, vừa dựa trên mối quan hệ cá nhân của từng CBTD, vừa dựa trên các mối quan hệ sẵn có của ngân hàng. Tăng cường cho vay đối với mọi thành phần kinh tế làm đa dạng hóa danh mục cho vay. Tổ chức hội nghị khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn, hội nghị khách hàng truyền thống, đây là cơ hội để tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng, từ đó đưa ra các dịch vụ hoàn hảo.

- Ưu tiên cho vay vốn một số ngành trong tương lai cần chú trọng như xuất nhập khẩu, y tế, giáo dục... ngoài lĩnh vực sản xuất vẫn đang được ưu tiên như hiện nay

- Triển khai các hình thức cho vay mới như cho vay đồng tài trợ, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi vẫn chưa được thực hiện rộng rãi, chưa tạo nên thế mạnh cho ngân hàng.

- Tăng cường công tác tiếp thị và đặc biệt là chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu 0287 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quốc tế việt nam chi nhánh lý thường kiệt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w