3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
3.2.5. Tăng cường hơn nữa công tác giám sát tiền vay
Rủi ro về đạo đức cũng là một trong các nguyên nhân làm việc nâng cao chất lượng tín dụng của các chi nhánh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro về đạo đức, VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt cần phải thực hiện giám sát quá trình sử dụng tiền vay một cách thường xuyên và liên tục để để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được theo dõi được hành vi của người vay vốn, các hoạt động kinh doanh doanh cũng như tiêu dùng của người vay vốn để đảm bảo người vay vốn sử dụng đồng vốn
có hiệu quả và đúng mục đích. Nếu việc giám sát không chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho người vay vốn sử dụng sai mục đích ban đầu đăng ký với khách hàng, từ đó dẫn tới nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng cao. Việc giám sát tiền vay hiện nay ở VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt chủ yếu tập trung vào việc xem xét giấy tờ, tham khảo và kiểm tra các báo cáo tài chính mới nhất, một số hóa đơn giấy tờ do đơn vị vay vốn cấp. Tuy nhiên những giấy tờ này có thể làm theo mục đích của người vay vốn, nên chỉ dựa vào đây chưa đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá hiệu quả của khoản tín dụng đã tạo lập. Mặt khác, định kỳ cán bộ tín dụng có thực hiện việc kiểm tra tại cơ sở, con số này quá ít nên không kịp thời phát hiện được những vướng mắc, những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, việc xuống cơ sở kiểm tra mang tính định kỳ, do đó doanh nghiệp có thể chủ động che dấu những dấu hiệu sai phạm của mình. Vì vậy, khi tiến hành việc giám sát tiền vay, VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt cần phải chú nâng cao công tác sau:
- Phối kết hợp việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị vay vốn. Đặc biệt đối với những khoản vay có thời hạn dài, và giá trị lớn, CBTD cần phải có kế hoạch cụ thể về việc kiểm tra theo chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày. Dựa vào tình hình thực tế hoạt động sản xuất và thông tin từ phía người lao động có thể đánh giá được khái quát tình hình hoạt động sản xuất của đơn vị vay vốn.
- Vấn đề kiểm tra kiểm soát phải được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, không sử dụng kiến chủ quan cá nhân mà dựa trên cơ sở những thông tin thu thập được để đánh giá. Những vấn đề cần kiểm tra kiểm soát như: đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển dòng vốn lưu động của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản để đảm bảo rằng khách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán đã ký kết với ngân hàng, thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp khi các nhóm nợ bị chuyển xuống nhóm rủi ro hơn, đánh giá sự
thay đổi trong tình hình tài chính của người vay và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng giảm nhu cầu tín dụng của người vay, kịp thời phát hiện khó khăn của doanh nghiệp để đưa ra những tư vấn, những giải pháp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
- Tiến hành theo dõi thường xuyên hơn đối với những khoản cho vay có vấn đề.
- Chi nhánh nên tiến hành thu thập hoàn chỉnh hồ sơ thông tin về khách hàng, sau đó tiến hành phân tích và xếp loại các doanh nghiệp theo bốn nhóm tiêu thức: quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh tốn, quan hệ tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, nếu xếp loại theo quy mô doanh nghiệp được phân thành ba loại: doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ. Đánh giá khả năng thanh toán phân thành ba loại: doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, trung bình và kém. Đánh giá về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp được phân thành năm loại: 1, 2, 3, 4, 5 trong đó bốn loại nhóm 1, 2, 3, 4 được xếp loại khoản vay tương ứng nhóm 1 có dư nợ tốt (khoản vay trong hạn có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, các khoản vay đã gia hạn nợ có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn); nhóm 2 có dư nợ có vấn đề gồm các khoản nợ quá hạn<= 180 ngày; nhóm 3 là nhóm dư nợ tồi gồm các khoản nợ quá hạn trong 181- 359 ngày; nhóm 4 là nhóm dư nợ rất tồi, các khoản nợ quá hạn > 360 ngày; nhóm 5 là doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng. Ngồi ra, có thể dựa vào đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh được phân thành hai loại: doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, dựa trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ để đánh giá.
- Một nguồn thông tin quan trọng CBTD có thể sử dụng được đó là thường xuyên theo dõi những thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hệ thống thông tin này được đánh giá là đáng tin cậy vì do nhà nước quản lý. Tuy nhiên nguồn thông tin này chưa thực sự đầy đủ hoàn toàn do quá trình khai báo của nhiều doanh nghiệp chưa thực sự được hoàn thiện nhưng đây cũng là một nguồn có thể tham khảo.