Hệ thống kết hợp

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

- Hệ thống quyếttoán định kỳ là hệ thống mà việc quyếttoán xảy ra vào một lần hoặc nhiều lần rời rạc trong ngày giao dịch Hệ thống quyết toán định kỳ

1.2.3.3. Hệ thống kết hợp

Những tiến bộ ngày nay trong việc thiết kế và vận hành một số hệ thống thanh toán giá trị cao đã đưa đến các hệ thống kết hợp (Hybrid systems). Hệ thống này kết hợp giữa sự chắc chắn trong quyết toán dứt điểm đạt được trong các hệ thống thanh toán tổng tức thời với tính hiệu quả lớn hơn trong việc sử dụng vốn khả dụng của những hệ thống có tính chất thông thường là quyết toán ròng định kỳ. Cơ sở pháp lý và đặc điểm vận hành của các hệ thống kết hợp khác nhau, nhưng tính chất cơ bản là bù trừ thường xuyên hoặc bù trừ giữa các khoản thanh toán trong vòng ngày hoạt động với việc quyết toán dứt điểm ngay lập tức.

Đặc tính điển hình của hệ thống kết hợp bao gồm hàng đợi (thông thường được tập trung hóa), phương tiện để truyền điện tức thời, và những thuật toán phức tạp để xử lý các khoản thanh toán. Sự khác nhau về chu trình tối ưu hóa có thể được sử dụng để khớp lệnh, bù trừ các khoản thanh toán trong hàng đợi theo lô, có thể khá thường xuyên. Những chu trình này có thể được thiết kế để lựa chọn chỉ những khoản thanh toán có thể khớp lệnh, bù trừ song phương giữa các cặp thành viên hoặc đa phương bằng cách đối chiếu các khoản thanh toán trong số vài thành viên cùng một lúc. Những đặc điểm thiết kế bổ sung có thể bao gồm việc thiết lập những hạn mức tín dụng song phương hoặc đa phương, sự lựa chọn để quyết toán một số khoản thanh toán riêng lẻ bằng cách ghi nợ trực tiếp các tài khoản quyết toán, và bằng cách cung cấp vốn khả dụng bổ sung có thế chấp.

Hệ thống Euro Access Frankfurt (EAF) tại Đức, Hệ thống quyết toán ròng Paris (PNS) và Hệ thống CHIPS tại Hoa Kỳ là những hệ thống kết hợp như vậy. Trong tương lai, việc phát triển những hệ thống kết hợp sẽ ngày càng được chú trọng phát triển để giải quyết hàng đợi trong thanh toán tổng tức thời và giảm

thiểu rủi ro trong thanh toán bù trừ ròng.

1.2.4. Vai trò của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Do có vai trò ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống thanh toán của quốc gia, nên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được gọi là hệ thống thanh toán quan trọng mang tính hệ thống. Nếu hệ thống này không có các quy định kiểm soát các rủi ro thì sự gián đoạn hay mất thanh khoản hoặc vỡ nợ của một thành viên tham gia hệ thống có thể dẫn đến sự mất thanh khoản, vỡ nợ của thanh viên khác. Sự an toàn của hệ thống này có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống đóng vai trò chủ đạo trong các hệ thống thanh toán qua ngân hàng của mỗi quốc gia. Hệ thống thực hiện các khoản thanh toán, chuyển tiền, điều chuyển vốn giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, từ đó đảm bảo cho quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế thông suốt, giúp các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sử dụng vốn có hiệu quả.

Hệ thống này cũng đóng vai trò trọng yếu trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ chủ chốt của mỗi NHTW - đó là đạt được và duy trì sự ổn định chính sách tiền tệ. Đặc điểm của hệ thống TTLNH do NHTW tổ chức là các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng trung ương và trực tiếp thanh toán vốn với nhau theo từng lệnh thanh toán thông qua tài khoản này. Hệ thống TTLNH có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác toàn hệ thống và chi tiết đối với từng thành viên về số dư tài khoản, số vốn luân chuyển, khối lượng và giá trị giao dịch tại bất kỳ thời điểm nào. Như vậy, thông qua việc vận hành, quản lý, giám sát hệ thống TTLNH, NHTW có thể kiểm soát các luồng vốn trong nền kinh tế, hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả.

Nhờ có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giúp giảm thiểu việc thả nổi đồng vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn và tăng tính hiệu quả trong thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; thiết lập được một hệ thống quyết toán và bù trừ nhanh chóng với độ tin cậy, an

17

toàn và có khả năng thực hiện các khoản thanh toán tích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang chuyển đối và tăng trưởng.

Hệ thống TTLNH là cơ sở quan trọng cho việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại đặc biệt là việc phát triển thương mại điện tử trên thế giới. Các

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w