- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và
2.2.4. Chất lượng công tác quản trị rủi ro
2.2.4.1. Rủi ro hoạt động
Theo điều 39 Thông tư 23/2010/TT-NHNN, rủi ro hoạt động của hệ thống TTLNH được chia làm hai loại chính, trong đó: Rủi ro hoạt động thông thường bao gồm các lỗi phát sinh liên quan đến phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, đường truyền thông, giao dịch không thực hiện được do lỗi thiết bị đầu cuối; Rủi ro bất khả kháng bao gồm các lỗi phát sinh bởi các sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của người quản lý, điều hành Hệ thống TTLNH và không thể dự kiến trước được. Để nhận diện và kiểm soát các nguồn rủi ro hoạt động bên trong và bên ngoài, hệ thống TTLNH đã đáp ứng được các yếu tố sau:
> Về yếu tố kỹ thuật
Hệ thống TTLNH được thiết kế với tính năng cho phép kiểm tra và hiển thị trạng thái của các Trung tâm xử lý khu vực; đồng thời có thể truy cập hệ thống để xác định rủi ro hoạt động phát sinh do yếu tố nội bộ hay tác động bên ngoài. NHNN đã xác định các loại rủi ro hoạt động trong thời gian qua thường là lỗi cơ sở dữ liệu tại Trung tâm xử lý quốc gia, và lỗi kết nối đường truyền thông từ các Trung tâm xử lý khu vực đến Trung tâm xử lý quốc gia.
Hạ tầng kỹ thuật của hệ thống TTLNH được thiết kế đáp ứng yêu cầu sẵn sàng cao (công suất xử lý cao có dự phòng cho nhu cầu tương lai). Kiến trúc hệ thống TTLNH là kiến trúc mở, linh hoạt và có thể giao diện với các hệ thống xử lý khác. Nhờ vậy, hệ thống có khả năng đáp ứng đến hơn 2 triệu giao dịch/ngày, đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn. Bằng cách thiết lập hệ thống sao lưu dự phòng trực tuyến (áp dụng cơ chế ghi lại nhật ký tự động các tin điện giao dịch, kết quả xử lý; kết hợp đồng thời lưu trữ “nguội” và lưu trữ “nóng”) và việc thiết lập, duy trì đồng thời hệ thống đường truyền chính và đường truyền dự phòng của hai nhà cung cấp dịch vụ độc lập (VNPT và Viettel), NHNN có thể xử lý
được những điểm mấu chốt có thể gây trục trặc trong quá trình hoạt động của TTLNH. Trung tâm xử lý dự phòng Sơn Tây được lắp đặt tại vị trí cách Trung tâm xử lý quốc gia khoảng 60km, luôn sẵn sàng hoạt động thay thế cho Trung tâm xử lý quốc gia khi có có sự cố. Các Trung tâm xử lý khu vực cũng được trang bị hệ thống dự phòng.
Hạ tầng mạng kết nối giữa Trung tâm xử lý quốc gia, Trung tâm xử lý dự phòng và các Trung tâm xử lý khu vực là hệ thống đường truyền cáp quang tốc độ cao, luôn sẵn sàng phục vụ cho hoạt động liên tục của Hệ thống TTLNH.
Hệ thống TTLNH áp dụng chữ ký điện tử (chữ ký số) và các giải pháp mã hóa tiên tiến trong việc thực hiện các lệnh thanh toán, đảm bảo mức độ tin cậy cao về an toàn và bảo mật hệ thống, loại trừ các giao dịch thanh toán giả mạo và chống sửa đổi thông tin; đảm bảo các yếu tố về tính toàn vẹn, tính xác thực và không bị từ chối. Điều 43 và điều 44 của Thông tư 23/2010/TT-NHNN cũng quy định rõ ngoài việc phải có chữ ký điện tử, các thành viên, đơn vị thành viên phải đăng ký thiết bị đầu cuối, kênh truyền thông thì hệ thống mới cho phép truy nhập và ghi lại các truy cập và các thao tác quan trọng.
Như vậy, thiết kế kỹ thuật của hệ thống đã đáp ứng được mức độ tin cậy cao về độ an toàn và bảo mật cũng như cho phép khả năng mở rộng hệ thống, đồng thời cho phép khôi phục hệ thống kịp thời trong tình huống ngưng trệ nghiêm trọng.
> về yếu tố quản lý
Hệ thống TTLNH đã giảm thiểu được khá nhiều ảnh hưởng của rủi ro hoạt động thông qua việc sử dụng các hệ thống, chính sách, quy trình và biện pháp kiểm soát thích hợp. Cụ thể là:
Trong việc xác định và phối hợp xử lý các lỗi phát sinh trên hệ thống, NHNN đã quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, bộ phận liên quan đến việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTLNH. Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định tất cả mọi trường hợp lỗi phát sinh đều phải được thông báo về Trung
60
tâm xử lý Quốc gia (Ban điều hành), Ban điều hành xem xét và quyết định giải pháp xử lý phù hợp.
NHNN thực hiện theo dõi, giám sát liên tục hệ thống TTLNH, đánh giá hoạt động thanh toán hàng ngày trong điều kiện bình thường, kiểm tra tính liên tục của vận hành, xem xét các dữ liệu thống kê liên quan đến vận hành, quản lý hiệu suất trong ngày của hệ thống, xác định khu vực hệ thống thanh toán dễ rủi ro, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt, an toàn và hiệu quả.
Định kỳ hàng năm, NHNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán tin học tại các đơn vị thuộc NHNN, chủ yếu tập trung vào việc kiểm toán tuân thủ quy định quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống TTLNH; quy chế quản lý, sử dụng và an toàn hệ thống tin học, nội quy phòng máy chủ; việc sao lưu, lưu trữ dữ liệu điện tử; công tác an toàn hệ thống mạng máy tính và phần mềm an ninh mạng để kiểm soát truy cập hệ thống, các phần mềm nghiệp vụ quan trọng của NHNN.
NHNN cũng thực hiện đánh giá và kiểm tra các kế hoạch hoạt động liên tục, quá trình này có sự phối hợp triển khai của các thành viên chính (thành viên có lượng giao dịch lớn) và các nhà cung ứng dịch vụ chủ chốt như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, đường truyền và các nhà cung cấp dịch vụ điện.
Cục Công nghệ tin học - đơn vị vận hành hệ thống cũng thành lập một bộ phận hỗ trợ kỹ thuật (Helpdesk) để tiếp nhận các sự cố phát sinh trong quá trình vận hành từ thành viên tham gia và các đơn vị liên quan và kịp thời đưa ra hướng dẫn, phối hợp xử lý và khắc phục sự cố. Điều này sẽ giúp cho Ban điều hành hệ thống xác định, theo dõi, kiểm soát và giảm thiểu những ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp lên khả năng xử lý và quyết toán các giao dịch của hệ thống từ những rủi ro bắt nguồn từ một sự cố hoạt động bên ngoài hệ thống của các thành viên tham gia, các hệ thống khác hoặc các nhà cung ứng dịch vụ và tiện ích.
Như vậy, trong quá trình vận hành, quản lý và sử dụng hệ thống TTLNH, các nguồn rủi ro hoạt động bên trong và bên ngoài đã được nhận diện một cách khá đầy đủ. Nhờ một số khả năng ưu việt về mặt kỹ thuật của hệ thống và khả
năng quản trị rủi ro hoạt động của Ban điều hành hệ thống, rủi ro hoạt động về cơ bản được kiểm soát khá tốt. Hệ thống TTLNH hoạt động tương đối độc lập, không có liên kết trực tiếp với các hệ thống khác (Hệ thống chứng khoán, Hệ thống thanh toán ngoại tệ)... nên những rủi ro (nếu có) mà nó gây ra trực tiếp cho các hệ thống này là không đáng kể.
2.2.4.2. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản dưới góc nhìn của Hệ thống TTLNH là khả năng một thành viên không thể đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn do nó gặp phải thiếu hụt thanh khoản tạm thời mặc dù vẫn có thể đáp ứng nghĩa vụ trả nợ tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Hệ thống TTLNH có một khuôn khổ toàn diện để quản trị rủi ro thanh khoản, được mô tả rõ ràng trong Thông tư 23/2010/TT-NHNN, Thông tư 13/2013/TT-NHNN, Quyết định 04/2007/QĐ-NHNN và Quy chế làm việc và Quyết định thành lập Ban điều hành TTLNH. Các nguồn thanh khoản cho các thành viên tham gia hệ thống đến từ những nguồn sau đây:
Các khoản thanh toán đến tò các thành viên tham gia khác So tiền dự trữ bất buộc của thành viên tại Sở Giao dịch - NHNN
Vay mu'OT hoặc bán giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Nếu thành viên không có biện pháp quản lý tốt nguồn thanh khoản của mình, tình trạng thiếu thanh khoản luôn có thể xảy ra. Khi đó thành viên có thể không kiếm được thanh khoản như trông đợi hoặc phải đi vay với lãi suất cao hoặc bán trái phiếu dưới giá kỳ vọng do điều kiện thị trường bất lợi.
Do tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao và tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp đều được tích hợp vào hạ tầng chung của hệ thống TTLNH, nên trong một chừng mực nhất định, tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp (quyết toán theo phương thức bù trừ) có thể đặt tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao và NHNN với vai trò là ngân hàng quyết toán cũng như các thành viên khác trước rủi ro thanh khoản khi một thành viên không thể thanh toái cho khoản nợ ròng vào cuối
62
ngày. Vì vậy, việc quản trị rủi ro thanh khoản của hai hệ thống trên được thực hiện như sau:
> Đối với tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp
Hệ thống thanh toán giá trị thấp trang bị cho các thành viên công cụ quản trị rủi ro thanh khoản như hạn mức nợ ròng, truy vấn mức nợ ròng hiện hành/ nghĩa vụ bù trừ, các cảnh báo VUCrt hạn mức nợ ròng.
Theo thông tư 23/2010/TT-NHNN, điều kiện để các thành viên được chấp thuận tham gia hạn mức nợ ròng là phải thực hiện ký quỹ các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của thành viên tại Sở Giao dịch NHNN. Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp phải tự thiết kế hạn mức nợ ròng và đăng ký (thông báo) với NHNN. Việc thực hiện thiết lập hạn mức nợ ròng được thực hiện 6 tháng/1 lần, vào thời gian 5 ngày đầu tháng 1 và tháng 7 hàng năm, trên cơ sở tính toán chênh lệch giữa tổng số các Lệnh thanh toán giá trị thấp đến và tổng số các Lệnh thanh toán giá trị thấp đi trong một khoảng thời gian xác định. NHNN có quy định riệng về thiết lập hạn mức nợ ròng cho các thành viên không thể sở hữu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật.
Hệ thống không cho phép hủy bỏ kết quả xác định bù trừ giá trị thấp (vào cuối ngày bắt buộc phải hạch toán) đồng thời NHNN đứng ra với tư cách người bảo lãnh thanh toán ngầm định cho hệ thống này.
Hệ thống thanh toán giá trị thấp cũng có quy trình cụ thể để xử lý trường hợp thiếu hụt vốn trong thanh toán của thành viên.
Trường hợp số dư trên tài khoản thành viên không đủ để hạch toán kết quả bù trừ, đơn vị thành viên phải thực hiện: bổ sung vốn vào tài khoản tiền gửi thanh toán, đi vay trên thị trường liên ngân hàng, NHNN thực hiện thấu chi thanh toán hoặc cho vay thanh toán bù trừ theo quy định hoặc chia sẻ phần thiếu hụt vốn trong quyết toán bù trừ giữa các thành viên tham gia.
Việc kiểm soát và giảm thiểu rủi ro thanh khoản trong hệ thống thanh toán giá trị thấp cũng đồng nghĩa với việc rủi ro thanh khoải ở hệ thống thanh toán
giá trị cao được giảm bớt do sự phụ thuộc nhất định giữa hai hệ thống này qua quá trình quyết toán các nghĩa vụ bù trừ và sự tham gia đồng thời của nhiều thành viên vào cả hai hệ thống thanh toán.
^ Đối với tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao
Sự kết hợp hài hòa giữa phương thức thanh toán tổng tức thời (RTGS) và cơ chế, công cụ do hệ thống thanh toán giá trị cao cung cấp giúp hệ thống giảm thiểu được các rủi ro xảy ra. Hệ thống đạt được mức độ quyết toán dứt điểm tức thời dựa trên cơ chế RTGS và việc tập trung hóa tài khoản quyết toán của các thành viên tại Sở Giao dịch NHNN trong đó NHNN đóng vai trò là ngân hàng quyết toán cho hệ thống. Thông qua việc các thành viên mở và duy trì một tài khoản thanh toán tập trung tại Sở Giao dịch, hệ thống thanh toán giá trị cao có thể giám sát được số dư tài khoản của thành viên, tình hình thanh khoản, các luồng chu chuyển vốn theo thời gian thực và cho phép các thành viên kiểm soát vốn tập trung, nắm bắt kịp thời lượng vốn khả dụng và các luồng vốn nội bộ trong hệ thống. Ngay khi lệnh thanh toán được khởi phát, gửi đến tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao, hệ thống ngay lập tức truy cập và kiểm tra số dư tài khoản quyết toán của thành viên trước khi xử lý quyết toán. Nếu tài khoản của thành viên đủ khả năng thanh toán, trong vòng 10 giây, tiền sẽ được chuyển từ thành viên gửi lệnh đến thành viên nhận lệnh.
Với tư cách là người vận hành hệ thống, NHNN có thể giám sát giá trị còn lại của các tài sản trên cơ sở hàng ngày, chẳng hạn các các giấy tờ có giá đang lim ký, cam CO, ký quỹ tại NHNN thông qua hệ thống quản lý giấy tờ có giá.
Hệ thống cung cấp một loạt các công cụ giúp cho thành viên kiểm soát được nhu cầu thanh khoản trong ngày như sau:
- Hệ thống thanh toán giá trị cao được thiết kế NHNN cho phép xử lý thanh toán trong trường họrp không đủ SO dư trong tài khoản. Những thiếu hụt này có thể xử lý thông qua việc cấp tín dụng trong ngày cho các thành viên tham gia hệ thống thanh toán giá trị cao thông qua cơ chế thấu chi có bảo đảm.
64
một thành viên, hệ thống cũng đề ra quy định xử lý các giấy tờ có giá cầm cố bằng cách chuyển nhượng/ bán trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán để bổ sung thanh khoản cho hệ thống.
Cơ chế xếp hàng đợi (các lệnh thanh toán sẽ được xử lý theo nguyên tắc FIFO, hệ thống sẽ ưu tiên xử lý theo thời gian vào hàng đợi), đảo hàng đợi để tránh tắc nghẽn bởi lệnh có món tiền lớn trong hàng đợi, đáp ứng tính mềm dẻo và linh hoạt của hệ thống.
Công cụ truy vấn thông tin tức thời và bất kỳ lúc nào (tình trạng lệnh hủy, lệnh trong hàng đợi, SO dư tài khoản...) để đảm bảo các thành viên có thể quản lý hữu hiệu nhu cầu thanh khoản của mình.
Hệ thống cũng cho phép những thành viên của mình theo dõi mức thanh khoản hiện hành trong tài khoản trên cơ sở thời gian thực, bao gồm cả mức tín dụng trong ngày đã sử dụng. Mức thanh khoản hiện thời của thành viên được tính theo công thức SO dư đầu ngày cộng với hạn mức thấu chi, cộng tổng ghi Có trừ tổng ghi Nợ trong ngày. Dựa trên những thông tin kịp thời này, các thành viên có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản một cách hiệu quả. Trường họp bị thiếu vốn thanh toán, thành viên có thể sớm thực hiện các biện pháp khác nhau như: đi vay trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch trên thị trường tiền tệ, bổ sung giấy tờ có giá để cầm cố tăng hạn mức thấu chi, giao dịch bán ngoại tệ với NHNN hoặc tổ chức tín dụng khác...
Hệ thống cho phép các thành viên được sử dụng số tiền dự trữ bắt buộc để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngày.
Áp dụng các thời điểm ngừng gửi lệnh hợp lý, đặc biệt là đối với các khoản thanh toán giá trị thấp từ các thành viên nhằm giúp họ có thể quản lý tốt hơn nhu cầu thanh khoản cuối ngày.
Nhln chung rủi ro thanh khoản của Hệ thống thanh toán giá trị cao được kiểm soát tốt và loại trừ phần lớn do thiết kế hệ thống và nền tảng thanh toán tổng tức thời. Tới nay, hệ thống cũng chưa gặp phải bất kỳ tổn thất đáng tiếc nào liên quan đến rủi ro thanh khoản.
2.2.4.3. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng dưới góc nhìn của hệ thống TTLNH là khả năng một thành viên không thực hiện hay không thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của mình khi đến hạn hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các quá trình bù trừ và thanh quyết toán của hệ thống hoặc từ việc cấp tín dụng cho các thành viên tham gia hệ thống. Để kiểm soát rủi