Phát triển đa dạng dịch vụ thanhtoán

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 111)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

3.2.4. Phát triển đa dạng dịch vụ thanhtoán

J^Bo sung thêm chức năng thanh toán và quyết toán ngoại tệ

Nhu cầu thanh toán và chuyển tiền bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau qua hệ thống TTLNH là một yếu tố tất yếu và khách quan đối với nền kinh tế mở của nước ta trong những năm gần đây và trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống TTLNH chỉ cho phép thực hiện các giao dịch bằng đồng Việt Nam, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngoại tệ và công tác giám sát thanh toán ngoại tệ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Do đó, việc bổ sung thêm chức năng thanh toán quyết toán ngoại tệ, thay thế dần hệ thống xử lý đa tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là rất cần thiết. Qua đó, tăng cường vai trò của NHNN trong việc quản lý toàn diện các hoạt động thanh toán trong nền kinh

tế, tăng cường quản lý thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, giúp công tác quản lý tỷ giá và dự trữ ngoại hối hiệu quả hơn.

Điều này đòi hỏi, Trung tâm thanh toán quốc gia và Sở Giao dịch NHNN phải bổ sung và điều chỉnh một số nội dung:

- Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng phải bổ sung thêm cấu phần xử lý bù trừ và quyết toán đa tệ.

Cụ thể là phát triển thêm ba cấu phần của hệ thống liên quan đến thanh toán và quyết toán ngoại tệ bao gồm: Tiểu hệ thống thanh toán ngoại tệ giá trị cao (HVSS); Tiểu hệ thống thanh toán ngoại tệ giá trị thấp (LVSS) và Tiểu hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ - Tiểu hệ thống xử lý quyết toán vốn) để IBPS có thể đảm nhận thêm vai trò, chức năng thay thế cho các Trung tâm xử lý khu vực và hệ thống xử lý đa tệ VCB-money của ngân hàng TMCP Ngoại Thương. Các TCTD mở tài khoản, thực hiện chuyển tiền và quyết toán ngoại tệ tại NHNN, trước mắt là USD, vì USD chiếm tới 90% giá trị thanh toán ngoại tệ hiện nay.

Hệ thống thanh toán bù trừ ngoại hối cho phép thực hiện các giao dịch liên quan đến tất cả các đồng tiền khác nhau, quyết toán có thể diễn ra vào ngày T, T+1 hoặc T+2, tùy thuộc vào sự lựa chọn của đối tác thực hiện, Hiện nay, trên thế giới hầu hết các giao dịch được thực hiện ở T+2. Hệ thống còn có chức năng cấp tín dụng trong ngày bằng đồng ngoại tệ để xử lý các giao dịch không đủ số dư thanh toán. Khoản tín dụng sau đó sẽ được hoàn trả qua đêm cho ngân hàng quyết toán thông qua các ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Điều này giúp các ngân hàng giảm nhu cầu thanh khoản và tránh được phí xử lý chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý nước ngoài. Thông qua biến động thanh khoản trên các tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các TCTD mở tại NHNN, cùng những thông tin hoạt động khác trên Hệ thống, NHNN sẽ kịp thời nắm được cung, cầu ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và nhanh chóng có các động thái chính sách phù hợp, giúp công tác quản lý tỷ giá và dự trữ ngoại hối hiệu quả hơn.

94

- Hệ thống kế toán nội bộ tại Sở Giao dịch NHNN phải bổ sung thêm hệ thống kế toán ngoại tệ. Việc quyết toán ngoại tệ liên ngân hàng sẽ được thực hiện hạch toán qua các tài khoản này, quy trình xử lý nội bộ về nhận và gửi tiền (ngoại tệ) ở ngân hàng đại lý nước ngoài cũng cần được bổ sung đầy đủ.

)>Bổ sung thêm chức năng quyết toán chứng khoán và xử lý thanh toán thu chi ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước

Bên cạnh hệ thống TTLNH, các thành viên còn tham gia nhiều hệ thống khác như hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hệ thống thanh toán phục vụ thu, chi của KBNN. Thực tế là các thành viên đang sử dụng nhiều hệ thống một lúc, dẫn tới sự phân tán của tài khoản tiền gửi thanh toán, NHNN cũng như bản thân các thành viên gặp khó khăn trong việc quản trị rủi ro.

Thứ nhất, NHNN cần chuẩn bị điều kiện cần thiết về cơ chế chính sách và hệ thống để thực hiện thanh toán cho việc chuyển hoàn toàn quyết toán giao dịch chứng khoán sang NHNN. NHNN đóng vai trò là ngân hàng quyết toán tiền giao dịch trái phiếu chính phủ thay thế cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thực hiện qua tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao của hệ thống TTLNH, thực hiện thanh toán tiền giao dịch trái phiếu chính phủ dựa trên thông báo thanh toán tiền do TTLK gửi và lệnh thanh toán sẽ được thực hiện bằng các bút toán chuyển khoản trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các NHTM tại NHNN. Với vai trò của ngân hàng quyết toán cuối cùng của các giao dịch trái phiếu chính phủ, NHNN cần thực thi các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời của các NHTM.

Thứ hai, thực hiện kết nối hệ thống KBNN vào hệ thống TTLNH. Việc kết nối này sẽ hỗ trợ tích cực chủ trương quản lý tập trung tiền gửi KBNN trên tài khoản tiền gửi của KBNN tại NHNN. NHNN cần phối hợp từng bước đưa toàn bộ hệ thống KBNN trung ương và các tỉnh thành phố tham gia vào hệ thống TTLNH, đồng thời hạn chế các tài khoản tiền gửi của KBNN tại NHTM, giảm thiểu chi phí cho nguồn nhân lực. Ngoài ra việc kết nối KBNN vào hệ thống

thanh toán liên ngân hàng còn tạo cơ sở cho việc chấm dứt thanh toán bù trừ giấy hiện nay, giảm tải công việc cho hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 111)

w