Định hướng phát triển Hệ thống Thanhtoán điện tử liên ngân hàng Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

3.1.2. Định hướng phát triển Hệ thống Thanhtoán điện tử liên ngân hàng Việt Nam đến năm

Việt Nam đến năm 2020

Việc phát triển hệ thống thanh toán luôn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình điều hành hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Nó có tác động đến rất nhiều nhóm nhiệm vụ, trong đó có việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tài cơ cấu ngân hàng và cung cấp thông tin. Định hướng xây dựng hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại:

Hoạt động của hệ thống ngân hàng cần được thực hiện dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại. Tích cực hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, trong đó yếu tố cốt lõi là hiện đại hóa hệ thống thanh toán; Tăng cường năng lực, sự bền bỉ, tin cậy trong hoạt động của cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các giao dịch chuyển tiền, cũng như giao dịch chứng khoán. Để thực hiện mục tiêu trên, NHNN định hướng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống phần mềm và đường truyền thông. Bên cạnh đó là phát triển hệ thống báo cáo thống kê; thiết kế, xây dựng các mẫu biểu, phần mềm giám sát hệ thống để minh bạch hóa về thông tin và tăng cường quản trị rủi ro cho hệ thống.

Thứ hai, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Định hướng chung của Việt Nam hiện nay cho hoạt động thanh toán đó là mở rộng phạm vi các công cụ và dịch vụ thanh toán; Tăng khả năng tiếp cận của dân chúng và doanh nghiệp tới các sản phẩm dịch vụ thanh toán.

Thứ ba, kiểm soát tốt hơn những rủi ro pháp lý, hoạt động, tài chính và ngăn chặn rủi ro hệ thống trong cơ sở hạ tầng thanh toán. Từ đó, xây dựng hệ thống ngân hàng lành mạnh, hoạt động an toàn, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của xã hội.

Thứ tư, cần tạo lập và hoàn thiện thể chế quản lý và giám sát phù họrp hơn cho sự phát triển của hệ thống thanh toán quốc gia. Điều này tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đồng thời phát huy nội lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trước mắt Việt Nam, góp phần giúp tăng cường năng lực cho ngân hàng thành viên trong quản trị nội bộ và cung ứng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng thông qua hệ thống thanh toán hiện đại đã tích hợp với hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM. Từ đó, nâng cao năng lực xử lý giao dịch thanh toán của NHNN cũng như các ngân hàng thành viên và tăng tốc độ thanh toán.

Thứ năm, hoàn thiện nâng cấp Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng cao của

84

nền kinh tế. Cụ thể, trong thời gian tới cần nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng:

Điều chỉnh mô hình xử lý bù trừ, chuyển sang mô hình xử lý tập trung tại Trung tâm xử lý Quốc gia; Nâng cao năng lực, hiệu suất xử lý của hệ thống tại Trung tâm xử lý Quốc gia; Có thể thực hiện chức năng thanh, quyết toán ngoại tệ, xây dựng cấu phần hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng; Mở rộng kết nối với các hệ thống thanh toán khác (KBNN, hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán); Nghiên cứu, áp dụng tin điện tài chính quốc tế ISO 20022.

Sơ đồ 3.1: Mô hình hệ thống TTLNH đến năm 2020

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Thứ sáu, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế để giảm thiểu nguồn vốn trôi nổi, tăng tốc độ chu chuyển vốn, tăng tính hiệu quả trong thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Cụ thể là đơn giản hóa quy trình và thủ tục thanh toán nhằm hỗ trợ NHNN kiểm soát cả luồng vốn ngoại tệ và cả ngoại tệ phục vụ

điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD; hạn chế và thu hẹp các kênh thanh toán liên ngân hàng song phương giữa các tổ chức tín dụng với mục tiêu tập trung hóa các luồng giao dịch thanh toán của nền kinh tế qua NHNN.

Thứ bảy, phát huy tối đa nguồn lực con người, lấy con người làm trung tâm cho động lực phát triển hệ thống thanh toán. Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển hệ thống ngân hàng ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống;

'Thứ tám, nghiên cứu, xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp, nhằm gia tăng các đơn vị thành viên trực tiếp (đặc biệt là các đơn vị thuộc hệ thống KBNN), gia tăng lượng giao dịch, khai thác hiệu quả công suất của hệ thống, giảm thiểu các giao dịch gián tiếp qua các đơn vị NHNN.

Thứ chín, nghiên cứu, cải tiến quy trình quản lý tính toán giấy tờ có giá và các nghiệp vụ liên quan để có thể cập nhật hạn mức thấu chi đầu ngày sớm hơn, phù hợp với thời gian mở cổng đầu ngày thực tế của hệ thống, nhằm giúp các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ các giao dịch thanh toán giá trị cao cho khách hàng ở thời điểm đầu ngày.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦAHỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w