Tăng cường giám sát, cảnh báo rủi ro

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 117)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

3.2.6. Tăng cường giám sát, cảnh báo rủi ro

Quản lý rủi ro và duy trì hoạt động là điều rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia. Khoản 6 Điều 14 và khoản 1 Điều 28 Luật NHNN năm 2020 quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN có việc tổ chức, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế nhằm đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia, hoạt động ngân hàng được ổn định, an toàn và hiệu quả. Như vậy, giám sát hệ thống thanh toán là chức năng quan trọng mà Ngân hàng Trung ương đảm nhiệm với mục tiêu an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán. Để có thể tăng cường hiệu quả hoạt động hệ thống TTLNH của Việt Nam hiện nay, việc giám sát hệ thống thanh toán trước hết cần tập trung vào những mục tiêu sau:

Giảm thiểu sự xuất hiện những rủi ro hệ thống, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành trong các hệ thống thanh toán, bao gồm cả việc đảm bảo rằng các tổ chức khai thác và các thành viên tham gia hệ thống thanh toán ban hành các chính sách quản lý rủi ro hợp lý.

Phát huy các chức năng an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán phù hợp với hoạt động của các thị trường tiền tệ và tài chính.

chính sách tiền tệ.

Duy trì lòng tin của dân chúng vào các công cụ thanh toán được sử dụng và các dịch vụ thanh toán được cung cấp.

Hỗ trợ sự phát triển an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán và các dịch vụ hệ thống thanh toán trong dài hạn.

Khuyến khích việc cung cấp các dịch vụ hệ thống thanh toán an toàn và hiệu quả cho các thành viên thị trường và công chúng với các điều khoản và điều kiện công bằng.

Giám sát hệ thống thanh toán quốc gia hướng tới mục tiêu bảo đảm cho sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán, ngăn chặn những rủi ro hệ thống (phát sinh từ sự mất thanh khoản của một thành viên hệ thống lan truyền sang các thành viên khác, dẫn đến mất thanh khoản hệ thống và hậu quả có thể gây đổ vỡ cho các thành viên của hệ thống, đe dọa sự ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính nói chung). Chức năng giám sát phát triển từ việc xác định phạm vi giám sát, các chuẩn mực giám sát, đánh giá các hệ thống thanh toán theo các chuẩn mực đã xác định và yêu cầu thay đổi hệ thống nếu không đáp ứng được chuẩn mực. NHNN cần phải triển khai ngay chức năng giám sát để bảo đảm hoạt động trôi chảy của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế, đặc biệt khi mà các hệ thống thanh toán phát triển lên một cấp độ cao hơn, và ở đó có sự tập trung ngày càng lớn các luồng luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế. Với tình hình của Việt Nam hiện nay, việc giám sát có thể được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, các quyết định, quy định, hướng dẫn liên quan đến các hệ thống thanh toán và giám sát các hệ thống thanh toán cũng như đưa ra những thay đổi trong hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đảm bảo các đơn vị vận hành hệ thống thanh toán, các thành viên tham gia và các nhà cung cấp dịch vụ hợp tác đầy đủ để đạt được các mục tiêu giám sát.

100

Giám sát sự tuân thủ các quy tắc và quy định của các đơn vị vận hành hệ thống, các thành viên tham gia và các nhà cung cấp dịch vụ.

Đảm bảo các thông tin và các chính sách liên quan đến hệ thống thanh toán được công bố rộng rãi giữa các cơ quan hữu quan.

Đánh giá liên tục, tìm cách cải thiện, nâng cấp thiết kế và hoạt động của hệ thống thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và các yêu cầu về an toàn và hiệu quả.

Để thực hiện các bước nêu trên, NHNN cần nâng cao vai trò của đơn vị chuyên trách để thực hiện chức năng giám sát hệ thống thanh toán (sau đây gọi là Đơn vị giám sát). Đơn vị giám sát phải hoạt động độc lập với đơn vị vận hành hệ thống thanh toán và có trách nhiệm cụ thể như sau:

Truy nhập toàn diện và kịp thời các thông tin cần thiết từ đơn vị vận hành, các thành viên tham gia và các nhà cung cấp dịch vụ; phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu liên quan và tiến hành báo cáo Ban lãnh đạo NHNN.

Xây dựng và duy trì luồng thông tin với các kiểm toán viên nội bộ và hợp tác với các ngân hàng trung ương khác hoặc các tổ chức phi ngân hàng.

Trao đổi thường xuyên với các bên liên quan: đơn vị vận hành hệ thống, các thành viên tham gia và các nhà cung cấp dịch vụ.

Tư vấn cho Ban lãnh đạo NHNN về việc vận hành, về các chính sách và các vấn đề liên quan đến giám sát các hệ thống thanh toán.

Báo cáo Ban lãnh đạo NHNN về sự phù hợp của thiết kế, quy trình và hiệu suất hoạt động của các hệ thống thanh toán dựa trên các chuẩn mực quốc tế. Có đủ nguồn lực con người, kỹ thuật và tài chính để thực hiện chức năng của mình.

Cụ thể, để đảm bảo hoạt động thanh toán ổn định, hiệu quả và an toàn, thực hiện nghiên cứu xây dựng Chiến lược giám sát hệ thống thanh toán nhằm xác định rõ phạm vi, chính sách và các công cụ giám sát.

Bên cạnh việc giám sát hệ thống TTLNH, mở rộng phạm vi giám sát các hệ thống khác như hệ thống thanh toán các giao dịch ngoại hối, hệ thống thanh

toán bán lẻ. Do các hệ thống thanh toán mặc dù hoạt động mang tính độc lập tương đối, nhưng trên thực chất chúng có mối quan hệ ràng buộc thông qua các thành viên chung của mình.

Định kỳ yêu cầu các hệ thống thanh toán nhu TTLNH5 các hệ thống thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố do các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chủ trì, hệ thong Thanh toán chứng khoán của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, Thanh toán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Thanh toán song phương nội tệ giữa một SO ngân hàng lớn và các hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thuơng mại, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài phải báo cáo chi tiết về giá trị, khối luợng giao dịch, các thành viên hệ thống, những khó khăn, vuớng mắc và đề xuất, kiến nghị...

Ngoài ra, tùy yêu cầu nhiệm vụ quản lý hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, hàng năm NHNN có thể thực hiện các chuyến khảo sát hàng năm đến một vài Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố hoặc một SO ngân hàng thuơng mại, tổ chức chuyển mạch thẻ để nắm rõ hơn tình hình hoạt động và ghi nhận trực tiếp những khó khăn, vuớng mắc và kiến nghị, đề xuất của các tổ chúc này.

Tóm lại, hệ thống hoàn toàn có đủ các cơ sở để quản trị rủi ro một cách thường xuyên nếu thực hiện tốt các giải pháp về giảm sát hệ thống thanh toán. NHNN có thể sớm cảnh bảo được các rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng... Tuy nhiên, bản thân các ngân hàng thành viên tham gia hệ thống cũng cần xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro cho mình để tránh hiệu ứng dây truyền, làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thanh toán.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w