Cơ sở pháp lý của Hệ thống Thanhtoán điện tử liên ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 53)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

2.1.2. Cơ sở pháp lý của Hệ thống Thanhtoán điện tử liên ngân hàng Việt Nam

TTLNH là hệ thống do NHNN tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát, giữ vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia. Hoạt động của TTLNH được thực hiện theo các quy định trên nhiều hệ thống thể chế pháp lý như: Bộ Luật Dân sự năm 2005, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Ke toán năm 2003, Luật phá sản doanh nghiệp năm 2004. Bên cạnh đó còn có các văn bản dưới luật (các nghị định, thông tư, quyết định) liên quan đến Hệ thống TTLNH như sau:

- Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 9/11/2010 và Thông tư số 13/2013/TT-NHNN ngày 11/6/2013 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung

một số điều của Thông tư 23 Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTLNH. Đây là một trong những văn bản quan trọng, trực tiếp điều chỉnh hoạt động của Hệ thống TTLNH, quy định về nguyên tắc và quy trình vận hành một cách rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất với chức năng của Hệ thống TTLNH.

- Quyết định số 13/VBHN-NHNN ngày 21/05/2014 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế lưu ký Giấy tờ có giá tại NHNN. Quyết định 13 quy định việc lưu ký các loại giấy tờ có giá tại NHNN các loại giấy tờ giá được phát hành qua NHNN và các loại GTCG khác thuộc quyền sở hữu của khách hàng sử dụng để tham gia các nghiệp vụ như thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng, vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng...

- Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN ngày 22/01/2007 của Thống đốc NHNN về Thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong TTLNH.

- Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 về Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của NHNN; Quyet định SO 1127/QĐ- NHNN ngày 30/05/2012 và Quyết định 243/QĐ-NHNN ngày 25/02/2013 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 11;

- Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 ban hành biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN Việt Nam, trong đó có mức phí qua Hệ thống TTLNH.

- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về Giao dịch bảo đảm. - Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006.

- Quyết định 681/2002/QĐ-NHNN ngày 01/07/2002 của Thống đốc NHNN về Ban hành quy chế làm việc của Ban điều hành hệ thống TTLNH.

- Quyết định số 1490/QĐ-NHNN ngày 29/07/2014 của Thống đốc NHNN về Ban hành Chiến lược giám sát hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014- 2020.

40

Ngoài ra, còn có một SO Quyết định, thỏa thuận và Công văn khác liên quan tới quy định, quy trình, thủ tục của Hệ thống TTLNH. Trong quá trình hoạt động của hệ thống, các khía cạnh quan trọng về mặt pháp lý đã được xác định, đó là: Giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, quyết toán dứt điểm với các giao dịch thanh toán qua Hệ thống TTLNH, bù trừ ròng đa phưong, hiệu lực của các quy tắc và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH, quyền của NHNN trong việc sở hữu và vận hành Hệ thống TTLNH, quyền đối với tài sản bảo đảm và trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

Về khía cạnh quyền của NHNN trong việc sở hữu và vận hành hệ thống TTLNH, luật NHNN 2010 quy định vai trò của NHNN trong việc tổ chức, quản lý, giám sát vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; đặt ra các điều kiện pháp lý khi cấp phép thành lập và hoạt động cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Luật cũng quy định rằng chỉ các ngân hàng được phép mới được xem xét, tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia - TTLNH như quy định tại Điều 102.

Khía cạnh giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử cũng được quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Ke toán năm 2003 và Nghị định số 35/2007/NĐ-CP.

Nhiều khía cạnh về kỹ thuật cũng như quản lý Hệ thống TTLNH cũng được quy định và đề cập tại Thông tư 23/2010/TT-NHNN và Thông tư 13/2013/TT-NHNN, cụ thể là:

- Quy định về các khía cạnh như quyết toán dứt điểm, bù trừ đa phương, bảo vệ các tài sản bảo đảm trước tình huống thành viên phá sản, các loại rủi ro phát sinh trong hệ thống, tiêu chí thành viên tham gia.

- Quy định về việc quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động của Hệ thong TTLNH, bao gồm các quy định về thấu chi và cho vay qua đêm.Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro hệ thống là một vấn đề quan trọng, do đó còn các quy định về thấu chi, cho vay qua đêmvà lưu ký giấy tờ có giá còn được

quy định cụ thể tại Quyết định 04, Quyết định 11, Quyết định 1127/QĐ-NHNN, Quyết 243/QĐ-^^ và Quyết dinhl3∕VBHN-NHNN.

- Định nghĩa rõ ràng, cụ thể các thuật ngữ như quyết toán, quyết toán tổng tức thời và quyết toái kết quả bù trừ giá trị thấp tại Điều 2 của Thông tư này.

- Quy định tính dứt điểm và không hủy ngang như một nguyên tắc với rất ít ngoại lệ cho việc hủy, đảo ngược giao dịch tại Điều 34 của Thông tư. Theo đó, lệnh thanh toán chỉ được hủy trong trường hợp đã khởi tạo nhưng chưa chuyển đi hoặc đã chuyển đi nhưng còn trong hàng đợi; đối với lệnh thanh toán Nợ có ủy quyền, lệnh chỉ được hoàn trả trong trường hợp khi đon vị khởi tạo lệnh chưa trả tiền cho khách hàng theo lệnh thanh toán hoặc trả rồi nhưng đã thu hồi lại được; và đối với lệnh thanh toán Có, lệnh chỉ được hoàn trả khi đon vị nhận lệnh đến chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng khách hàng đã trả lại.

Như vậy, các khuôn khổ pháp lý trên khá minh bạch, đảm bảo tính chắc tương đối về mặt pháp lý đối với các khía cạnh quan trọng của hệ thống, tuy nhiên, sự ổn định về khía cạnh hoạt động của hệ thống TTLNH chưa cao. Do hệ thống không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy định về thanh toán, giao dịch điện tử mà còn cả các quy định pháp luật chung (như về quyền sở hữu, phá sản doanh nghiệp, tài sản bảo đảm...) trong khi các quy định này đang trong quá trình điều chỉnh, hoàn thiện để phù hợp với sự biến động của thực tiễn.

2.1.3. Cơ sở hạ tầng của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Việt NamHệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w