Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới • Kinh nghiệm của Thụy Dien

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 47)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới • Kinh nghiệm của Thụy Dien

• Kinh nghiệm của Thụy Dien

Giống như hầu hết các nước có hệ thống ngân hàng hiện đại trên thế giới, về cơ bản Thụy Điển có hai hệ thống thanh toán: Hệ thống thanh toán tổng tức thời (thanh toán giá trị cao) và Hệ thống thanh toán giá trị thấp (thanh toán bù trừ).

(1) Hệ thống thanh toán tổng tức thời của Ngân hàng Trung ương Thụy Điên (Risksbank) hay còn gọi là hệ thống RIX.

Hệ thống này được coi là cốt lõi của hệ thống thanh toán ở Thụy Điển, bao gồm hai hệ thống: Hệ thống thanh toán bằng đồng bản tệ Kronor (K-RIX) và Hệ thống thanh toán bằng đồng Euro (E-RIX). Hệ thống thanh toán RIX cho phép xử lý và quyết toán chuyển tiền được diễn ra một cách liên tục theo thời gian thực tế phát sinh chuyển tiền, có nghĩa là các giao dịch thanh toán (các lệnh chuyển tiền) được xử lý ngay theo tổng số tiền phải thanh toán và theo từng lệnh chuyển tiền một, vốn sẽ được chuyển trực tiếp giữa các tài khoản của các thành viên RIX mở tại Risksbank để chuyển tiền tới tài khoản của khách hàng. Để thúc

đẩy tính an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán, NHTW Thụy Điển cung cấp khoản tín dụng trong ngày (thấu chi) đối với việc quyết toán trong hệ thống RIX. Giá trị của khoản tín dụng trong ngày (thấu chi) được đảm bảo bằng 100% giá trị giấy tờ có giá cầm cố.

Hệ thống RIX còn có chức năng quản lý hàng đợi (đến trước xử lý trước), có nghĩa hệ thống tự lưu các khoản thanh toán của thành viên trong tài khoản thanh toán của thành viên trong hàng đợi nếu tài khoản đó không có đủ vốn khả dụng cần thiết để quyết toán. Các khoản thanh toán sẽ tự động quyết toán khi tài khoản của thành viên đủ tiền và các thành viên có thể thay đổi trật tự của các món thanh toán theo tính chất khẩn của từng món. Các thành viên có thể theo dõi các giao dịch và trạng thái tài khoản của mình thông qua kết nối trực tuyến đến hệ thống RIX.

Để đảm bảo hệ thống thanh toán RIX hoạt động được thông suốt, đáp ứng được yêu cầu hệ thống hoạt động 99,9%/năm (có nghĩa là trong một năm hệ thống chỉ được phép sự cố trong 2 giờ), Ngân hàng Trung ương Thụy Điển ngoài việc sử dụng kênh kết nối thường xuyên, còn xây dựng một hệ thống kết nối RIX Online hoạt động đồng thời để dự phòng trong trường bị sự cố. Hệ thống dự phòng được xây dựng cách xa nơi vận hành (khoảng 10 km), tất cả các dữ liệu đều được cập nhật tức thời. Hệ thống dự phòng này có thể hoạt động trong vòng 2 giờ với đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất. Hệ thống RIX hoạt động khoảng 10 tiếng/ngày (KRIX: Từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều; ERIX: Từ 7 giờ sáng đến 18 giờ chiều).

(2) Hệ thống thanh toán giá trị thấp - Hệ thống Bankgiro

Hệ thống này bao gồm Hệ thống thanh toán bù trừ các công cụ bán lẻ (Bankgiro); Hệ thống thanh toán bù trừ dữ liệu (Dataclearing). Việc quyết toán, thanh toán kết quả thanh toán bù trừ của các ngân hàng thành viên sẽ được thực hiện thông qua tài khoản của ngân hàng thành viên mở tại NHTW Thụy Điển. Việc thực hiện bù trừ tại Bankgiro là bù trừ song phương giữa các ngân hàng thành viên tham gia (để đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng thành viên và giảm thiểu khả năng rủi ro khi một ngân hàng thành viên bị mất khả năng chi trả).

32

Để thực hiện tốt mục tiêu thiết lập một hệ thống thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả, Thụy Điển rất chú trọng đến việc việc kiểm tra, giám sát hệ thống thanh toán bằng cách thông qua các phần mềm giám sát để quản lý chặt chẽ tình trạng giao dịch cũng như khả năng thanh toán của các thành viên hệ thống.

Bên cạnh việc sử dụng hệ thống phần mềm để giám sát hoạt động của Hệ thống thanh toán RIX, NHTW Thụy Điển còn thực hiện việc giám sát, đánh giá Hệ thống RIX bằng cách đánh giá cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống (chọn một số yếu tố như: tốc độ phát triển, số lượng ngân hàng thành viên..); đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực thanh toán quốc tế do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS xây dựng.

Ngoài việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, Thụy Điển còn quan tâm đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, tạo ra thói quen thanh toán cho người dân và các thành phần kinh tế - xã hội. Nhờ đó, Thụy Điển đang là một trong những nước có hệ thống thanh toán hiện đại và hiệu quả hàng đầu trên thế giới.

• Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, hệ thống thanh toán tại Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Trung Quốc đã thiết lập được một hệ thống thanh toán bao gồm 3 cấp (NHTW, NHTM, các tổ chức phi tài chính), tạo thành một hệ thống đồng bộ, ngày càng hoàn thiện và thống nhất trên toàn quốc. Hệ thống thanh toán giá trị cao và Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử giá trị thấp là hai hệ thống nòng cốt do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vận hành.

(1) Hệ thông thanh toán giá trị cao

Đây là hệ thống thanh toán tổng tức thời, được triển khai hoạt động trên toàn quốc từ năm 2005, nhằm xử lý cho các giao dịch thanh toán có giá trị lớn và việc chuyển tiền khẩn, quyết toán liên ngân hàng giữa các định chế tài chính và các thị trường tài chính của Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển. Giá trị giao dịch qua hệ thống này tăng nhanh qua các năm, đồng thời,

hệ thống này cũng không hạn chế tham gia thành viên trực tiếp. Cuối 2010 có 1.729 thành viên trực tiếp, 100.510 thành viên gián tiếp và 6 thành viên đặc thù.

Hiện nay, xu thế kết nối giữa các hệ thống thanh toán và quyết toán tại Trung Quốc ngày càng được tăng cường mở rộng, Hệ thống giá trị cao đã trở thành nòng cốt và kết nối trực tiếp tới các hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng và nhiều hệ thống thanh toán khác trong nước... Việc tăng cường kết nối các hệ thống thanh toán xét về các khía cạnh xử lý giao dịch, quản lý rủi ro và duy trì hoạt động là điều rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia với các vai trò chủ yếu như sau:

Thứ nhất, việc kết nối các hệ thống thanh toán góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán. Khi các hệ thống thanh toán khác nhau tương hỗ và kết nối trực tiếp với nhau theo những tiêu chuẩn chung sẽ giúp cho việc tự động hóa và tăng cường hiệu quả xử lý các giao dịch thanh toán, giúp cho việc phân bổ vốn khả dụng của các thành viên hệ thống được nhanh chóng và thuận tiện, thúc đẩy việc quản lý vốn thanh khoản và giảm chi phí của các thành viên.

Thứ hai, việc tăng cường kết nối các hệ thống thanh toán cũng góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán.

Thứ ba, việc kết nối giữa các hệ thống thanh toán về khía cạnh kỹ thuật sẽ thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa và tự động hóa quá trình xử lý, giảm các hoạt động thủ công và qua đó giảm thiểu rủi ro vận hành hệ thống.

(2) Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử giá trị thấp

Hệ thống thanh toán này đi vào hoạt động trên toàn quốc từ tháng 6/2006. Đây là hệ thống thanh toán bù trừ điện tử giá trị thấp nhằm xử lý cho các giao dịch trên cơ sở giá trị ròng, như các ủy nhiệm thu, các giao dịch chứng từ và các chuyển tiền giá trị thấp. Với các dịch vụ quyết toán khối lượng lớn cho các ngân hàng, chi phí thấp và thời gian hoạt động liên tục 24/7, hệ thống đã đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội.

Để ngăn chặn rủi ro thanh khoản, hệ thống này có chức năng quản lý hàng đợi, điều chỉnh hạn mức nợ ròng và khớp các giao dịch trong hàng đợi. Nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, hệ thống chia sẻ với hệ thống thanh toán giá trị cao,

34

đồng thời NHTW thiết lập hạn mức nợ ròng đối với tất các các thành viên trực tiếp và hạn mức này có thế chấp. Nhiều biện pháp khác cũng được thi hành nhằm đảm bảo độ tin cậy trong vận hành hệ thống, tránh sự cố kỹ thuật và sai sót trong hệ thống cũng như đảm bảo đường truyền và cơ chế xử lý sự cố, thảm họa.

• Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hệ thống thanh toán của Nhật Bản bao gồm hai nhóm chính là: Hệ thống thanh toán bù trừ do các tổ chức tư nhân vận hành và hệ thống thanh toán tài chính của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ -NET) được vận hành bởi NHTW Nhật Bản.

BOJ-NET là hệ thống thanh toán và quyết toán liên ngân hàng, bao gồm hai hệ thống là: Hệ thống chuyển tiền BOJ-NET và hệ thống quyết toán Trái phiếu Chính phủ (JGB).

(1) Hệ thống chuyên tiền của BOJ-NET

Đây là hệ thống cung ứng các dịch vụ quyết toán cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, cho hệ thống chuyển tiền nội địa (Zengin) và hệ thống quyết toán ngoại tệ - Yên (FXYCS). Việc quyết toán được thực hiện thông qua phương thức chuyển tiền từ các tài khoản tiền gửi của các tổ chức tài chính mở tại Ngân hàng Trung ương Nhật.

(2) Hệ thống quyết toán Trái phiếu Chính phủ (JGB)

Đây là hệ thống quyết toán cho thị trường trái phiếu, hối phiếu Chính phủ. người nắm giữ trái phiếu, hối phiếu Chính phủ đăng ký trái phiếu, hối phiếu Chính phủ của họ trực tiếp với Ngân hàng Trung ương Nhật. Sau đó Ngân hàng Trung ương Nhật quyết toán các giao dịch trái phiếu, hối phiếu Chính phủ thông qua thay đổi tên của người nắm giữ trái phiếu, hối phiếu Chính phủ trên sổ đăng ký. Các giao dịch trái phiếu, hối phiếu Chính phủ được quyết toán thông qua hình thức ghi sổ trên các tài khoản trái phiếu, hối phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Trung uơng Nhật và tại các tổ chức tài chính tham gia vào hệ thống. Đối với cả hai hệ thống, quy trình quyết toán trái phiếu, hối phiếu Chính phủ được xử lý

trực tuyến và sử dụng hệ thống BOJ-NET. Tuy nhiên, phương thức sử dụng các lệnh chuyển tiền dựa trên chứng từ giấy cũng vẫn tồn tại.

Trước kia, Hệ thống BOJ-NET sử dụng cả hai phương thức quyết toán là quyết toán định kỳ (theo lô) và quyết toán tổng tức thời. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro hệ thống, phương thức quyết toán định kỳ đã bị loại bỏ và chuyển sang bắt buộc sử dụng phương thức quyết toán tổng tức thời kể từ năm 2001. Đến nay, tổng tức thời đã trở thành phương thức quyết toán duy nhất trong việc chuyển tiền giữa các tổ chức tài chính.

Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn của hệ thống thanh toán, Ngân hàng Trung ương Nhật định kỳ giám sát việc thực hiện của các hệ thống thanh quyết toán, hàng tháng công khai dữ liệu, tổng giá trị các giao dịch được xử lý và các thông tin khác về các hệ thống thanh toán tại ấn phẩm “Số liệu thống kê thanh toán và quyết toán”.

Thêm vào đó, việc các hệ thống thanh quyết toán ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ thông tin và mạng viễn thông, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng luôn theo sát sự phát triển công nghệ ảnh hưởng tới sự an toàn và hiệu quả đối với các hệ thống của mình. Ngân hàng Trung ương Nhật cũng quan tâm đến các sự đổ vỡ liên quan tới phần cứng và phần mềm. Vì vậy, hệ thống thanh toán của Nhật cũng là một trong những hệ thống thanh toán rất phát triển trên thế giới.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w