Cácchủ thể tham gia thanhtoán qua Hệ thống Thanhtoán điện tử liên ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 63)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

2.1.5. Cácchủ thể tham gia thanhtoán qua Hệ thống Thanhtoán điện tử liên ngân hàng Việt Nam

ngân hàng Việt Nam

2.1.5.1. Ngân hàng nhà nước

47

quản lý, vừa là đơn vị vận hành và là thành viên của hệ thống. Để quản lý Hệ thống TTLNH, năm 2002, NHNN đã thành lập Ban điều hành hệ thống do một Phó Thống đốc phụ trách lĩnh vực thanh toán làm Trưởng ban và 11 thành viên là đại diện của các Vụ, Cục chức năng liên quan thuộc trụ sở chính NHNN và bốn NHTM lớn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ban điều hành là thực hiện theo dõi, chỉ đạo và giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động thường xuyên của hệ thống và quyết định những vấn đề quan trọng.

Với vai trò vận hành Trung tâm xử lý quốc gia, Cục Công nghệ tin học có chức năng chính là kiểm soát tổng thể hệ thống TTLNH: Quản lý vận hành và duy trì hoạt động thông suốt hạ tầng kỹ thuật của hệ thống; duy trì trạng thái hoạt động của các bộ phận (các Trung tâm xử lý khu vực, trụ sở các ngân hàng thành viên, truyền thông, cơ sở dữ liệu, phần mềm nghiệp vụ TTLNH...); thực hiện chức năng là trung tâm xử lý bù trừ liên ngân hàng và xử lý tài khoản quyết toán. Các chi nhánh NHNN tại năm thành phố đặt các Trung tâm xử lý khu vực có chức năng xử lý giao dịch (kiểm soát và xử lý các giao dịch đi và đến); quyết toán và đối chiếu kết quả xử lý giao dịch. Ngoài ra, những NHNN chi nhánh này còn là đơn vị thành viên đặc biệt tham gia hệ thống với vai trò khởi phát và nhận lệnh thanh toán giá trị thấp; làm đại lý thanh toán cho các thành viên gián tiếp; xử lý các kết quả thanh toán bù trừ giấy trên địa bàn.

Riêng Sở Giao dịch NHNN ngoài việc thực hiện chức năng như các Trung tâm xử lý khu vực còn thực hiện chức năng: Thực hiện khai báo số dư và hạn mức thanh toán đầu ngày cho các thành viên; hạch toán các phát sinh trong ngày; quản lý và hạch toán thấu chi trong thanh toán. Ngoài ra, Vụ Thanh toán đảm nhận chức năng giám sát toàn bộ Hệ thống TTLNH.

2.1.5.2. Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Để tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xin tham gia phải tuân thủ các điều kiện

sau: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch NHNN và duy trì số dư tài khoản thanh toán đảm bảo thực hiện các lệnh thanh toán và quyết toán bù trừ qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; Thiết lập, duy trì, quản lý hạn mức nợ ròng khi tham gia thanh toán giá trị thấp; Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, thiết bị để tích hợp với hệ thống TTLNH... Thành viên Hệ thống TTLNH được tổ chức theo hai cấp: thành viên trực tiếp và thành viên gián tiếp. Trong đó:

Thành viên trực tiếp'. Là đơn vị thuộc hệ thống NHNN hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được Ban điều hành Hệ thống TTLNH cho phép kết nối trực tiếp tham gia. Đối với thành viên hội sở chính ngoài việc thực hiện chức năng như một đơn vị thành viên, còn thực hiện thêm các chức năng: Theo dõi và duy trì số dư tài khoản thanh toán, hạn mức nợ ròng, hạn mức thấu chi tại Sở Giao dịch NHNN; thanh quyết toán về vốn với các chi nhánh trong cùng hệ thống.

Đơn vị thành viên trực tiếp (viết tắt là đơn vị thành viên): Là tổ chức trực thuộc thành viên và được Ban điều hành Hệ thống thanh TTLNH cho phép kết nối trực tiếp tham gia Hệ thống TTLNH theo đề nghị của thành viên.Các đơn vị thành viên khi tham gia vào hệ thống được thực hiện các chức năng sau: Khởi phát và nhận lệnh thanh toán giá trị cao và giá trị thấp; Làm đại lý thanh toán cho các thành viên gián tiếp; Hạch toán tài khoản khách hàng và đối chiếu dữ liệu.

Thành viên gián tiếp: Là tổ chức có mở tài khoản tại thành viên trực tiếp, thực hiện thanh toán thông qua thành viên trực tiếp Hệ thống TTLNH.

Số lượng thành viên và đơn vị thành viên tham gia hệ thống có nhiều sự thay đổi đáng kể theo các giai đoạn phát triển của hệ thống TTLNH. Cụ thể như sau: Số lượng thành viên tham gia hệ thống TTLNH:

Vào thời điểm hệ thống TTLNH Việt Nam bắt đầu triển khai, toàn hệ thống có 65 ngân hàng (gồm 06 đơn vị thuộc NHNN và 59 NHTM), trong đó có 13 ngân hàng đủ điều kiện tham gia thanh toán giá trị thấp. Sau năm 2005, số lượng thành viên có sự biến động khá lớn do tăng lên về số lượng NHTM trong nước, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

49

Từ năm 2010 đến 2014, số lượng thành viên hệ thống giảm từ 99 thành viên xuống còn 96 thành viên, số lượng thành viên được Ban điều hành cho phép tham gia thanh toán giá trị thấp cũng giảm từ 62 thành viên xuống 59 thành viên. Nguyên nhân số lượng thành viên của hệ thống có xu hướng giảm nhẹ là do việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Hầu hết các NHTM đều là thành viên trực tiếp của hệ thống TTLNH. Trong đó, bao gồm 39 NHTM trong nước và 4/4 ngân hàng liên doanh, 40/50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5/5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và một số thành viên đặc thù (chi tiết tại Phụ lục).

- Số lượng đơn vị tham gia hệ thống TTLNH:

Tuy số lượng thành viên tham gia hệ thống thay đổi không nhiều nhưng số lượng đơn vị thành viên có sự biến động khá lớn. Vào giai đoạn bắt đầu hoạt động, hệ thống chỉ có gần 270 đơn vị thành viên tham gia. Trong giai đoạn 2, SO lượng đơn vị thành viên hệ thống đã giảm từ gần 800 đơn vị thành viên xuống còn 544 đơn vị thành viên. Đến tháng 12/2014, số lượng đơn vị giảm xuống còn 429 đơn vị thành viên, trong đó có 66 đơn vị thuộc NHNN.

Biểu đồ 2.1: Số lượng đơn vị thành viên tham gia các hệ thống thanh toán

Biểu đồ 2.1 so sánh sự thay đổi số lượng đơn vị thành viên của hai hệ thống thanh toán phổ biến và chiếm tỷ trọng khá lớn ở Việt Nam do NHNN vận hành là Hệ thống Bù trừ điện tử và Hệ thống TTLNH. Từ năm 2006-2010, số lượng đơn vị thành viên tham gia Hệ thống TTLNH có chiều hướng tăng mạnh hơn hẳn so với Hệ thống Bù trừ điện tử. Tuy nhiên, từ năm 2010-2014, số lượng đơn vị thành viên của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm khá mạnh trong khi số lượng thành viên của Hệ thống Bù trừ điện tử hầu như ít thay đổi trong năm 2010 và 2011, và có xu hướng giảm mạnh từ năm 2013.

Nguyên nhân số lượng đơn vị thành viên tham gia hệ thống TTLNH giảm mạnh là do những năm gần đây, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, một số NHTM có đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng thanh toán, triển khai core- banking, sắp xếp lại mô hình thanh toán nội bộ, tập trung hóa xử lý điện thanh toán qua hội sở chính. Do đó, một số chi nhánh của các thành viên này đã đóng tài khoản tiền gửi và ngừng tham gia giao dịch thanh toán trực tiếp qua NHNN. Số lượng thành viên tham gia TTBTĐT cũng có xu hướng giảm mạnh từ năm 2013 là do sự phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, cùng và xu hướng tập trung hóa của các hệ thống thanh toán nội bộ các NHTM.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w