Quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống Thanhtoán điện tử liên ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 50)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống Thanhtoán điện tử liên ngân hàng Việt Nam.

TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬLIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống Thanh toán điện tửliên ngân hàng Việt Nam. liên ngân hàng Việt Nam.

Trong vòng 10 năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành cải cách mạnh mẽ và sâu rộng hệ thống thanh toán quốc gia. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH) là một trong bảy tiểu dự án thuộc Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ, theo Hiệp định tín dụng số 2785 VN ngày 16/01/1996, ký kết giữa Chính phủ Việt nam và Ngân hàng Thế giới. Tiểu dự án xây dựng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện là Tiểu dự án xương sống, quan trọng nhất trong toàn Dự án của Ngân hàng Thế giới.

Dự án Thanh toán điện tử liên ngân hàng bắt đầu quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu vào cuối năm 1999 đến 6/3/2001 hoàn thành thi công kỹ thuật; Từ 3/2001-02/2002 hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu giả định; Từ 03/2002 đến 30/4/2002, hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu thật, thời gian này cũng là quá trình xây dựng và hoàn thiện, ban hành quy chế nghiệp vụ cho hệ thống. Tháng 5/2002, Hệ thống TTLNH (IBPS) đã khai trương và đi vào hoạt động tại Trụ sở chính và 5 Chi nhánh NHNN tại địa bàn 5 tỉnh, thành phố lớn. Vào năm 2008, NHNN đã hoàn tất Giai đoạn hai của Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán để nâng cấp khả năng xử lý và mở rộng phạm vi hoạt động của hệ thống TTLNH ra toàn quốc.

Ngoài Hệ thống TTLNH, Việt Nam còn nhiều hệ thống thanh toán khác song song hoạt động, tạo nên một cấu trúc tổng thể của Hệ thống thanh toán quốc gia:

- Các hệ thống do NHNN tổ chức và quản lý (Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử/ giấy; Hệ thống TTLNH), các hệ thống thanh toán song phương do một số TCTD

38

tổ chức, xử lý hầu hết các giao dịch thanh toán liên ngân hàng bằng đồng nội tệ. - Hệ thống xử lý thanh toán đa tệ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB-Money) xử lý hầu hết các giao dịch liên ngân hàng trong nước bằng đồng ngoại tệ, do yếu tố lịch sử hầu hết các TCTD đều mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng ngoại tệ tại ngân hàng này.

- Hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT): mới chỉ đơn thuần là hệ thống chuyển tiền quốc tế, đến nay Việt Nam chưa có hệ thống thanh quyết toán vốn cho hệ thống chuyển tiền này.

- Hệ thống Thanh, quyết toán chứng khoán: từ năm 1999, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đảm nhận là ngân hàng chỉ định thanh toán để phục vụ việc bù trừ và thanh quyết toán các giao dịch chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) tại Trung tâm Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam.

- Hệ thống thanh toán thẻ do công ty chuyển mạch thẻ (Banknet và Smartlink) kết nối, liên thông với nhau để xử lý các giao dịch tự động, nhỏ lẻ chủ yếu là các giao dịch thẻ.

Việc liên kết các hệ thống thanh toán này theo một cấu trúc hoàn chỉnh, toàn diện, thống nhất và có hệ thống nhằm gia tăng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro của từng hệ thống nói riêng và cả hệ thống tổng thể nói chung. Hiện nay, hệ thống TTLNH đang tiếp tục được hoàn thiện về mặt dịch vụ của hệ thống, công tác giám sát hệ thống cũng như các cơ sở pháp lý có liên quan.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w