- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và
1.2.6.1. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanhtoán
Cơ sở pháp lý là yếu tố quan trọng, có tính định hướng đến cả quá trình phát triển cũng như đảm bảo sự bền vững của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Theo CPSS, “Cơ sở pháp lý thông thường bao gồm khung luật định cũng như các luật, quy chế, và thỏa thuận chuyên ngành điều chỉnh các các khoản thanh toán và hoạt động hệ thống”. [40, tr18] Các luật có vai trò quan
trọng đối với hoạt động của hệ thống là luật hợp đồng, luật ngân hàng (luật chuyên ngành), luật phá sản và luật về an toàn, bảo mật. Trong một số trường hợp, luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng có thể thích hợp áp dụng cho hệ thống. Trong đó, luật chuyên ngành có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống thanh toán. Trên thực tế, hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng chịu sự chi phối của rất nhiều quy định pháp lý như các điều luật quốc tế, các điều luật khu vực, các quy định pháp lý tại một quốc gia..., vì vậy việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động TTLNH là mối quan tâm của nhiều quốc gia, khu vực nhằm phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ví dụ, tại Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, các chính phủ thành viên, các NHTW là ba cơ quan chính xây dựng khung pháp lý của hệ thống thanh toán nói chung và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nói riêng. Ba cơ quan này xây dựng các quy định về giám sát độ an toàn cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Tốc độ phát triển của các dịch vụ TTLNH thường đi trước và phát sinh nhiều yếu tố mới có thể không nằm trong khung điều chỉnh của các điều luật đã được ban hành. Chỉ trong một thời gian ngắn, công nghệ và tính năng của các dịch vụ TTLNH liên tục phát triển theo rất nhiều xu hướng khác nhau, vì vậy tại một thời điểm có thể các quy định pháp lý chưa theo kịp thực tế có thể kìm hãm sự phát triển của TTLNH. Do đó, thực tế ngày càng đòi hỏi các quy định pháp lý về TTLNH phải đồng bộ, kịp thời nhằm hỗ trợ, thúc đẩy TTLNH.
Việc xây dựng một cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng, chắc chắn là rất quan trọng đối với hệ thống thanh toán, tuy nhiên, theo CPSS “sự hoàn toàn chắc chắn về cơ sở pháp lý là rất hiếm khi đạt được”. Vì vậy, một quốc gia cần không ngừng tìm kiếm để hoàn thiện hệ thống pháp lý của mình, có thể thực thi trên tất cả mọi thẩm quyền hợp pháp liên quan, nhằm bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.