- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và
3.3.1. Đối với các Bộ, Ngành liên quan
Đối với Hệ thống TTLNH, NHNN có sự phối hợp chính với Bộ Tài chính thông qua một số đơn vị trực thuộc (như Kho bạc Nhà nước, ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thuế... ) để cung cấp và trao đổi thông tin thường xuyên hay đột xuất nhằm thúc đẩy sự vận hành an toàn và hiệu quả của hệ thống này.
Đến nay, giữa NHNN và Bộ Tài chính đã ký Quy chế hợp tác và trao đổi ngày 29/2/2012 về các thông tin chính sách tài khóa, chính sách tài chính, bảo
hiểm, chứng khoán... trong đó bao gồm cả những thông tin về hoạt động thanh toán của các tổ chức tín dụng thông qua hệ thống TTLNH. Thông qua Quy chế này, hai cơ quan sẽ nắm bắt được đầy đủ thông tin để kịp thời điều chỉnh và đưa ra các quyết định nhanh chóng, thích hợp trong điều hành, quản lý nhà nước. Ngoài ra, giữa NHNN và Bộ Tài chính (Ủy ban chứng khoán Nhà nước) cũng thành lập một tổ triển khai xây dựng De án thanh, quyết toán tiền giao dịch Trái phiếu Chính phủ thông qua hệ thống TTLNH. Tổ triển khai này cũng thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về hai hệ thống thanh toán, bù trừ chứng khoán và hệ thống TTLNH để cập nhật và đánh giá tình hình nhằm nhanh chóng hoàn thiện Đề án và triển khai trên thực tế.
KBNN là một đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Tài chính và cũng là thành viên trực tiếp tham gia Hệ thống TTLNH. Để đảm bảo khả năng thanh toán thông suốt của các giao dịch thu, chi ngân sách Nhà nước, đối với mỗi thay đổi lớn có ảnh hưởng chung tới hệ thống thanh toán của KBNN, NHNN nhanh chóng thông tin tới Bộ Tài chính để nắm bắt kịp thời thông tin để có sự điều chỉnh phù hợp.
Bộ tài chính, hợp tác chặt chẽ với NHNN, chỉ đạo hệ thống KBNN thực hiện việc giảm dần số dư tiền gửi thanh toán của KBNN tại nhiều NHTM khác nhau để tập trung tài khoản của KBNN Trung ương tại NHNN. Đồng thời phối hợp cung cấp thông tin về Dự án liên quan của KBNN để cùng NHNN triển khai Dự án tập tập trung hóa tài khoản của KBNN về NHNN.
Bên cạnh đó, Sở Giao dịch NHNN và Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng có thỏa thuận riêng trong việc xử lý các giao dịch cầm cố giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng lưu ký tại Trung tâm Iiru ký chứng khoán tham gia vào nghiệp vụ thị trường tiền tệ của NHNN. Qua hoạt động này, NHNN sẽ nắm được thường xuyên các thông tin thị trường chứng khoán từ VSD, phục vụ điều hành hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng thông qua hệ thống TTLNH.
NHNN cũng đã thành lập Hội đồng thanh toán quốc gia với các thành viên đến từ các Vụ, Cục thuộc NHNN5 đại diện một so NHTM, Bộ, Ngành (Bộ
104
Tài chính, Bộ Công thương...), và một số tổ chức khác. Chức năng của Hội đồng thanh toán quốc gia là tham mưu, tư vấn cho NHNN về các chính sách và hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Với những thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý và vận hành Hệ thống TTLNH, NHNN đều cung cấp thông tin kịp thời tới các thành viên của Hội đồng thanh toán quốc gia được biết để có sự đánh giá, phản biện và tư vấn kịp thời.
Tuy nhiên, dù đã có sự phối hợp của NHNN đối với một số Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác, cơ chế phối hợp giữa các bên đã được thiết lập và cụ thể hóa trong một SO văn bản và thỏa thuận, trong thực tế, cơ chế điều phối giữa các cơ quan này còn chưa được cụ thể và chặt chẽ. Thông tin, SO liệu cung cấp giữa các bên còn phân tán và chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho mỗi bên. Do đó, với tư cách là các cơ quan quản lý, các Bộ, Ngành đặc biệt là Bộ tài chính cần phối hợp nhịp nhàng với NHNN không những trong vấn đề hợp tác, chia sẻ thông tin mà còn trên phương diện xây dựng văn bản pháp quy (Ví dụ cần tham gia góp ý trong các vấn đề liên quan đến phí.). Đồng thời, NHNN cần sớm phối hợp với Bộ Tài chính để đẩy mạnh thực hiện Đề án kết nối hệ thống thanh toán chứng khoán với hệ thống TTLNH để thực hiện quyết toán tiền cho các giao dịch Trái phiếu Chính phủ nhằm giảm bớt rủi ro đối với hệ thống thanh toán chứng khoán và hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.