- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và
3.3.3. Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán
Một hệ thống bao giờ cũng bao gồm các phần tử có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Đặc biệt là đối với Hệ thống thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không chỉ đơn thuần thực hiện các giao dịch chuyển tiền sang nhau mà còn chia sẻ các rủi ro của mình. Do đó, để Hệ thống TTLNH hoạt động hiệu quả hơn, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nên thực hiện đồng bộ các giải pháp như đã đề cập ở trên, trong đó hai yếu tố quan trọng nhất hiện nay cần phải chú ý đó là vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực.
Bản thân cơ sở hạ tầng kỹ thuật chính là một yếu tố cơ bản trong việc quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán. Trước hết, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống thanh toán nội bộ của mình, qua đó việc kết nối với hệ thống TTLNH sẽ dễ dàng và thông suốt hơn. Việc cơ sở vật chất hiện đại còn nâng cao khả năng bảo mật thông tin giao dịch, chống lại các hoạt động xâm nhập trái phép, lợi dụng thông tin để trục lợi từ bên ngoài.
108
phải được chú trọng. Cần phải sàng lọc một cách kỹ lưỡng, đi đôi với việc tiếp tục đào tạo để nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên hiện có. Hiện đang xảy ra tình trạng thừa nhân lự nói chung nhưng lại thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần chú trọng xây dựng đội ngũ ngân viên am hiểu về vấn đề kỹ thuật của hệ thống, am hiểu về hạch toán kế toán cũng như các quy định pháp luật liên quan đến sử dụng, vận hành Hệ thống TTLNH. Đặc biệt, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần hết sức chú trọng đến việc kết hợp giữa các phòng, ban, bộ phận như: Tin học, kế toán, nguồn vốn.. .để có thể phối hợp tốt hơn trong việc phòng ngừa các rủi ro mà có nguy cơ ảnh hưởng đến đơn vị nói riêng và toàn hệ thống nói chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng Việt Nam đã trình bày trong chương 2, luận văn đã nêu lên định hướng phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến năm 2020, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Những giải pháp tác giả đưa ra gắn với thực tế phù hợp và định hướng quy định của NHNN trong thời gian tới. Đồng thời để các giải pháp được thực hiện hiệu quả, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị các Bộ, Ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
KẾT LUẬN
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nói chung và hệ thống thanh toán nói riêng. Về cơ bản, hệ thống đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán của hệ thống các tổ chức tín dụng về tốc độ và dung lượng xử lý giao dịch, độ an toàn và bảo mật. Hệ thống TTLNH còn là cơ sở để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, với thiết kế thiết đại và đáp ứng chuẩn quốc tế, hệ thống còn hỗ trợ đắc lực trong việc NHNN thực thi chính sách tiền tệ, thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác toàn hệ thống và chi tiết đối với từng thành viên.
Mặc dù là hệ thống thanh toán quan trọng quốc gia, thực hiện phần lớn các giao dịch trong nền kinh tế nhưng hệ thống TTLNH đang chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ của từ các hệ thống thanh toán trong nước. Nhất là, trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến cho nhu cầu thanh toán đa tệ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, việc Hệ thống TTLNH chỉ thanh toán được đồng nội tệ đã trở nên không bắt kịp xu hướng của xã hội. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TTLNH là một đòi hỏi cấp bách và mang tính tất yếu khách quan. Là một người đang công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có liên quan tới hoạt động thanh toán, tác giả đã chọn đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành được các mục đích, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng dựa trên các chuẩn mực của Ủy ban thanh toán và Quyết toán quốc tế thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và nhiều lý luận của các nhà khoa học, nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới. Đề tài cũng tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức và phát triển hệ thống thanh toán của một số nước phát triển trên thế giới, từ đó có thêm cơ sở đánh giá hiệu quả của Hệ thống TTLNH Việt Nam.
110
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng Hệ thống TTLNH dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả hệ thống đã được đề cập tại phần cơ sở lý luận. Từ đó từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp về kỹ thuật và quản lý, từ đó có kiến nghị đối với các chủ thể liên quan tới Hệ thống TTLNH để thực hiện tốt những giải pháp đã đề ra. Trong số các giải pháp đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hoạt động giám sát đối với việc nâng cao tính an, toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán nói chung và Hệ thống TTLNH nói riêng.
Nghiên cứu về hệ thống thanh toán là vấn đề rộng và phức tạp. Mặc dù luận văn mới chỉ tập trung vào Hệ thống TTLNH, nhưng với vai trò là trung tâm của hệ thống thanh toán quốc gia, Hệ thống TTLNH của Việt Nam có sự liên hệ chặt chẽ với tất các các hệ thống thanh toán khác của nền kinh tế. Hơn nữa, việc nghiên cứu toàn diện diện về Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Việt Nam là vấn đề khá mới mẻ nên trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn luận văn vẫn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để luận văn có thể hoàn thiện hơn, cũng như mở ra những hướng nghiên cứu mới trong tương lai.
1. Chính phủ, Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, 20/9/2001.
2. Chính phủ, Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam, 29/12/2006.
3. Chính phủ, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, 8/3/2007.
4. Chính phủ, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam, 26/8/2008.
5. Chính phủ, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt, 22/11/2012.
6. Cục Công nghệ Tin học NHNN, (2008), Dự án Thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 và Tài liệu hướng dân sử dụng CITAD.
7. Nguyễn Duệ, (2011), Giáo trình Ngân hàng trung ương, NXB Thống kê, tr.6. 8. Frederic S.Mishkin, (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật.
9. Thanh Hà, (2012), “IBPS - Huyết mạch chu chuyển vốn của nền kinh tế”, website Ngân hàng Nhà nước, 2012.
10. Lê Phương Lan, (2011), “Giám sát hệ thống thanh toán quốc gia - Vai trò
quan trọng của Ngân hàng Nhà nước trong những năm tới ”, website Ngân hàng Nhà nước.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dân về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, 31/12/2014.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo khảo sát Hệ thống thanh toán của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, website Ngân hàng Nhà nước, 2005.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, 22/01/2007.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 26/2013/TT-NHNN về biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN Việt Nam, 05/12/2013.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2014), Báo cáo Ứng dụng thông tin trong lĩnh vự thanh toán NHNN giai đoạn 2008-2014, Kế hoạch triển khai Dự án Thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 3.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1490/QĐ-NHNN ban hành
chiến lược giám sát hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014- 2020, 29/07/2014.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2015), Tài liệu tọa đàm Hoạt đông giám sát các hệ thống thanh toán của Ngân hàng Trung ương: Những Chuẩn mực quốc tế và Nguyên tắc đánh giả Cơ sở Hạ tầng tài chính, tr.42-56.
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2014), Tài liệu tập huấn Thanh toán giá trị thấp trong Thanh toán điện tử Liên Ngân hàng.
19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2014), Tài liệu tập huấn Thanh toán giá trị cao trong Thanh toán điện tử Liên Ngân hàng, Hà Nội.
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, Tài liệu chương trình đào tạo Hệ thống thanh toán, Hà Nội, 2009.
21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 23/2010/TT-NHNN Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, 09/11/2010 và Thông tư số 13/2013/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2010/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, 11/06/2013.
22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2002-2014), Báo cáo thường niên.
23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2011), Ngân hàng Quốc gia Ba Lan, Hệ thống thanh toán và giao dịch không dùng tiền mặt, Hà Nội, 2011.
24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2002-2014), Báo cáo hoạt động thanh toán.
25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2015), Thông cáo báo chí Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2014, định hướng nhiệm vụ 2015.
26. Paul R.Kugman - Maurice Obstfeld, (1996), Kinh tế học quốc tế - lý thuyết và chính sách, NXB chính trị quốc gia.
27. Quốc hội, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/210/QH12, ngày 16/6/2010.
STT T Mã ngân hàng Tên ngân hàng Tham gia hệ thống thanh toán giá trị cao Tham gia hệ thống thanh toán giá trị thấp