Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trên

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 97)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trên

Có nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế, tồn tại nêu trên, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

- Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện. Mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã được cải

78

thiện nhiều, song vẫn được đánh giá chung là chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến TTLNH. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn cần tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế và từng bước hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng. Một số văn bản còn thể hiện nhiều bất cập và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Khuôn khổ về quy trình, thủ tục, quy tắc hệ thống thiếu các điều khoản cơ bản nhằm bảo vệ hệ thống về mặt pháp lý như: Không có các điều khoản cụ thể về quyết toán dứt điểm, giá trị pháp lý của bù trừ ròng đa phương, và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đảm bảo trong trường hợp thành viên mất khả năng thanh toán...

Hệ thống thanh toán tại Việt Nam hiện chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ.

Hệ thống thanh toán quốc gia mặc dù đã trải qua một giai đoạn phát triển và được hiện đại hóa nhanh chóng, góp phần đáng kể cho sự nghiệp đổi mới ngân hàng nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như trình độ phát triển trong ngành ngân hàng nói chung và các hệ thống thanh toán trong ngành nói riêng chưa phát triển đồng đều. Trong khi, hạ tầng hệ thống thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Bên cạnh sự quan tậm chú trọng đầu tư và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ của nhiều ngân hàng, còn không ít ngân hàng chưa đủ nguồn lực, tài chính, con người để nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, dẫn đến tình trạng phát triển chênh lệch, thiếu đồng bộ về năng lực, trình độ công nghệ của hệ thống thanh toán nội bộ của ngân hàng cũng như giữa hệ thống này với hệ thống TTLNH. Điều này dẫn đến tình trạng song song với sự phát triển của hệ thống TTLNH, vẫn phải duy trì các hệ thống TTBT trên địa bàn tỉnh, thành phố để đáp ứng nhu cầu thanh toán, là một trong những nguyên nhân làm giảm bớt hiệu quả hoạt động cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của hệ thống TTLNH.

Do yếu tố lịch sử để lại, xuất phát từ vai trò của các NHTM Nhà nước trong quá khứ. Quá trình tách bạch vai trò quản lý và chức năng kinh doanh tiền

tệ đi kèm với việc định hình lại hoạt động của các ngân hàng này. Trong khi hệ thống thanh toán của NHNN chưa đủ điều kiện đảm nhận việc quyết toán thanh toán ngoại tệ và thanh toán chứng khoán thì các chức năng này tạm thời chuyển giao cho các NHTM Nhà nước thực hiện, dẫn đến tình trạng hệ thống TTLNH do NHNN sở hữu và vận hành phải chịu sự cạnh tranh của nhiều hệ thống khác như hệ thống thanh toán và quyết toán chứng khoán của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hệ thống thanh toán ngoại tệ VCB-Money của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, hệ thống thanh toán song phương ....

Thiết kế hệ thống TTLNH còn một số hạn chế. Hệ thống TTLNH đang được thiết kế theo mô hình phân tán với Trung tâm xử lý quốc gia, trung tâm xử lý dự phòng và 6 trung tâm xử lý khu vực. Hệ thống mô hình phân tán này không còn phù hợp và phát sinh một số hạn chế như khó khăn trong vấn đề tổ chức, quản lý vận hành hệ thống, hệ thống thiết kế và xử lý phức tạp do triển khai tại nhiều địa điểm, chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành bảo trì cao hơn nhiều so với mô hình thanh toán tập trung. Việc chuyển đổi sang mô hình tập trung tại Trung tâm xử lý quốc gia duy nhất sẽ giúp đơn giản hóa trong việc quản lý, vận hành, giảm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí bảo trì hệ thống TTLNH. Ngoài ra, cấu trúc tin điện chưa tuân thủ theo quốc tế để có thể chung cấp nhiều dịch vụ và có khả năng kết nối với các hệ thống thanh toán quốc tế và khu vực. Hiện tại, phần mềm của Hệ thống TTLNH (CITAD) chỉ được thiết kế cho từng chi nhánh nên hệ thống không đủ năng lực xử lý trong trường hợp các Ngân hàng thành viên có nhiều chi nhánh thay đổi mô hình tập trung thanh toán qua hệ thống về một số đầu mối.

Nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Một hệ thống thanh toán là sự kết hợp của rất nhiều ngân hàng thành viên và các đơn vị thành viên, vì vậy số lượng nhân lực tham gia vào chuỗi hoạt động liên quan đến hệ thống là rất lớn, bao gồm các bộ phận như công nghệ tin học, kế toán, nguồn vốn. của các thành viên tham gia cũng như bộ phận quản trị, vận hành, giám sát hệ thống TTLNH của NHNN. Yêu cầu công việc đòi hỏi tính chính xác cao vì một sai sót nhỏ

80

cũng có thể khiến cả hệ thống thanh toán bị tạm dừng, đồng thời năng lực xử lý các sự cố ngẫu nhiên cũng phải rất cao. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để triển khai cung cấp các dịch vụ mới đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ cao về công nghệ tin học, ngoại ngữ, chuyên môn dịch vụ. Mặc dù trong những năm vừa qua, đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực CNTT không ngừng được tăng cường về số lượng cũng như chất lượng nhưng nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Tình trạng sai sót của các thành viên dẫn tới việc xin gia hạn mở cổng hệ thống nhiều và thường xuyên do đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nói chung của hệ thống.

Việc đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống TTLNH dựa trên cơ sở hạ tầng cũng như giao dịch thanh toán và công tác quản trị rủi ro, thêm vào đó là các đánh giá về ưu nhược điểm của hệ thống đã cho thấy Hệ thống TTLNH đang hoạt động tương đối hiệu quả nhưng vẫn chưa sử dụng hết hiệu suất của hệ thống, cũng như đáp ứng được hết các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của quốc tế cũng như yêu cầu thanh toán của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những lý luận cơ bản đã được trình bày ở chương 1, chương 2 của luận văn đã khái quát chung về hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng Việt Nam và tập trung nêu thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua, những kết quả đạt được của hệ thống cũng như những mặt tồn tại, hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này. Từ đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNGTHANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w