Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 93)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng còn một số tồn tại và hạn chế cụ thể như sau:

Một là, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện.

Khuôn khổ pháp lý là nhân tố quan trọng trong sự vận hành an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, đem lại ổn định cho hệ thống và sự tin tưởng của các thành viên tham gia, thị trường và công chúng vào hệ thống. Hoạt động của Hệ thống TTLNH dựa trên một khuôn khổ pháp lý khá vững chắc và lành mạnh. Nhưng vẫn có những khoảng trống, thiếu hụt về cơ sở pháp lý cần bổ khuyết và hoàn thiện. Những ví dụ rõ ràng về phương diện này là thiếu những quy định trong một văn bản pháp quy về quyết toán dứt điểm, bù trừ đa phương hay bảo vệ tài sản bảo đảm trong trường hợp thành viên tham gia hệ thống bị phá sản... Nhìn chung, các khía cạnh này mới được đề cập như là quy trình hoạt động vốn có của Hệ thống TTLNH tại Thông tư 23/2010/TT-NHNN. Những vấn đề này vẫn chưa được đề cập hay quy định một cách cụ thể, rõ ràng trong một văn bản pháp quy như Luật hay Nghị định của Chính phủ về thanh toán.

Mặc dù hoạt động giám sát hệ thống thanh toán đã được triển khai, tuy nhiên mới chỉ có một văn bản pháp luật quy định về vấn đề này vào cuối năm 2014. Đơn vị giám sát hệ thống (Vụ thanh toán) đã có quyền hạn nhất định để việc tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận tiện, từ đó các đánh giá đưa ra được chính xác, minh bạch hơn, tuy nhiên chưa được đầy đủ. Tuy nhiên, NHNN cần hoàn thiện và bổ sung hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho hoạt động giám sát, giám sát tới các thành viên gián tiếp và kết nối tới các hệ thống khác nhằm quản lý các loại rủi ro của Hệ thống TTLNH, đặc biệt là rủi ro hệ thống. Đồng thời cũng chưa có khuôn khổ quản trị toàn diện ở cấp cao nhất và đồng bộ, các chính sách, quy trình liên quan đến quản trị rủi ro không chỉ ở Trung tâm xử lý quốc gia mà còn quản trị rủi ro của thành viên tham gia hệ thống TTLNH.

kiện tham gia cũng như quy trình, thủ tục đăng ký, khai báo đối với thành viên gián tiếp để quản lý giám sát hữu hiệu của đối tượng này.

Hai là, cơ sở hạ tầng hệ thống chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.

So với tiêu chuẩn của thế giới, thời gian gặp sự cố của Hệ thống TTLNH là tương đối dài mặc dù trên thiết kế, thời gian giao dịch của hệ thống tương đối nhanh chóng và có khả năng xử lý được khối lượng lớn giao dịch trong ngày. Việc nâng cấp đường truyền đã cải thiện đáng kể năng lực xử lý của hệ thống, tuy nhiên đôi khi xảy ra lỗi kết nối đường truyền giữa đơn vị thành viên với Trung tâm xử lý, giữa các Trung tâm xử lý khu vực với Trung tâm thanh toán quốc gia đôi. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do hạ tầng viễn thông còn nhiều hạn chế cả về số lượng và năng lực của nhà cung cấp, không có nhiều lựa chọn trong việc thuê bao đường truyền thông. Hệ thống còn thường xuyên xảy ra tình trạng dữ liệu bị đầy, treo cơ sở dữ liệu vào thời điểm ra lệnh bù trừ do lượng bản ghi lớn tích tụ, lỗi này chưa được khắc phục tận gốc.

Để hệ thống TTLNH hoạt động an toàn và ổn định, hệ thống dự phòng luôn sẵn sàng hoạt động thay thế Trung tâm xử lý quốc gia trong trường hợp xảy ra sự cố. Tuy nhiên, chưa có kịch bản đối với việc đảm bảo hoạt động liên tục khi xảy ra thảm họa, hệ thống sẽ bị động trong việc khôi phục hoạt động một cách kịp thời trong tình huống ngưng trệ nghiêm trọng như vậy.

Hệ thống an ninh, bảo mật, tuy được bảo trì thường xuyên nhưng vẫn gặp phải những sự cố về phần cứng, mất thời gian để xử lý khắc phục do không có phần cứng thay thế, sửa chữa. Hệ thống quản lý và theo dõi sự kiện an ninh mạng không còn được nhà sản xuất phát triển và sắp hết hỗ trợ cập nhật.

Bên cạnh đó, các phần mềm tại Sở Giao dịch NHNN như phần mềm kế toán giao dịch, phần mềm lưu ký giấy tờ có giá cũng thường hay gặp trục trặc gây ảnh hưởng tới thời gian cập nhật số dư đầu ngày cũng như hạn mức thấu chi cho các ngân hàng thành viên, từ đó ảnh hưởng đến thời gian thanh toán thực tế của họ.

74

Ba là, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chỉ thực hiện các dịch vụ thanh toán đơn tệ

Hệ thống TTLNH tuy hiện đại nhưng có một nhược điểm khá lớn là hệ thống mới chỉ thực hiện các dịch vụ thanh toán bằng Việt Nam đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ và công tác giám sát thanh toán ngoại tệ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các giao dịch thanh toán liên ngân hàng bằng đồng ngoại tệ hầu hết được xử lý qua Hệ thống VCB- Money do ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cung cấp và Hệ thống SWIFT. Hiện nay, chưa có một đầu mối xử lý tập trung các giao dịch thanh toán ngoại tệ và chuyển tiền trực tiếp ra nước ngoài tại Việt Nam, trong khi nhu cầu của các ngân hàng trong việc thanh toán và chuyển tiền bằng các loại ngoại tệ khác nhau là rất lớn. Mặt khác, trong báo cáo của FSAP cũng khuyến nghị hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cần có dịch vụ chuyển tiền ngoại tệ. Do đó, cần thiết phải nâng cấp hệ thống TTLNH, cho phép thực hiện chức năng thanh toán và quyết toán đa tệ tại NHNN, thay thế dần hệ thống xử lý đa tệ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương.

Bốn là, các dịch vụ thanh toán của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chưa đầy đủ và đa dạng.

Hệ thống chưa hỗ trợ các dịch vụ quyết toán chứng khoán và xử lý thanh toán thu, chi ngân sách cho KBNN. Để đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng, các ngân hàng thành viên phải sử dụng nhiều hệ thống một lúc, dẫn tới sự phân tán của tài khoản tiền gửi thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn và khó khăn trong việc quản trị rủi ro. Hiện nay, hệ thống thanh toán của KBNN vẫn là một hệ thống mới chỉ kết nối mang tính cá biệt và ở giai đoạn thí điểm với IBPS của NHNN, hệ thống Banknet mới được kết nối với NHNN trong thời gian gần đây, hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng biệt lập với hệ thống TTLNH. NHNN không thể đánh giá được mức độ rủi ro và tác động mang tính hệ thống của các hệ thống thanh toán này đối với hoạt động ngân hàng nói riêng và hệ

thống các tổ chức tín dụng nói chung. Hơn nữa, việc mở và duy trì tài khoản tiền gửi tương đối lớn trên tài khoản các NHTM của KBNN đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của NHNN.

Năm là, thời gian vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng kết thúc sớm.

Theo quy định tại Thông tư 13/2013/TT-NHNN, thời gian vận hành của hệ thống TTLNH bắt đầu từ 8 giờ sáng, thời gian kết thúc việc gửi lệnh thanh toán giá trị thấp vào 16h00 phút và ngừng gửi lệnh thanh toán giá trị cao l à 17h00 chiều, đồng nghĩa với việc các giao dịch phát sinh sau khoảng thời gian này chưa thực hiện được. Trong khi nhu cầu của khách hàng là giao dịch mọi lúc. Để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thanh toán này, các dịch vụ ngân hàng điện tử đã được NHTM triển khai rộng rãi thông qua việc phát triển nhiều hệ thống thanh toán song phương. Hiện tại, hoạt động thanh toán liên ngân hàng song phương rất phổ biến và chiếm vai trò đáng kể trong thanh toán liên ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, việc tồn tại nhiều hệ thống thanh toán liên ngân hàng song phương do các NHTM tự xây dựng, triển khai, hoạt động giám sát của NHNN cũng gặp nhiều khó khăn, chưa có đầy đủ thông tin để đánh giá về sự phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, hay tính an toàn, hiệu quả của hệ thống. Để hạn chế sự phân tán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm rủi ro thanh khoản và đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, an toàn và hiệu quả, toàn bộ việc quyết toán các giao dịch thanh toán giữa các NHTM nên được thực hiện thông qua NHTW (qua hệ thống TTLNH). Do đó, hệ thống TTLNH cần được thiết kế, nâng cấp để có thể hướng tới hoạt động 24/7, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán, hạn chế việc phát triển các hệ thống thanh toán song phương.

Sáu là, dịch vụ thanh toán của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

- Chi phí của hệ thống TTLNH chưa được tính toán được chính xác, mức phí áp dụng đối với thành viên tương đối cao. Việc quản lý phí của hệ thống chưa rõ ràng, chưa tách bạch được các chi phí đầu tư, vận hành, duy trì bảo

76

dưỡng và nguồn thu từ hệ thống. Đồng thời, mức phí của Hệ thống TTLNH đang được đánh giá là khá cao so với các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế, làm giảm sức cạnh tranh của hệ thống, mặc dù năm 2014, NHNN đã áp dụng biểu phí thanh toán mới theo xu hướng chi phí giảm đi cho các giao dịch thanh toán qua hai tiểu hệ thống: thanh toán giá trị cao và thanh toán giá trị thấp của hệ thống TTLNH.

Việc cập nhật số dư khởi tạo đầu ngày và hạn mức thấu chi đôi khi còn muộn. Thành viên tham gia hệ thống phải có số dư khởi tạo thì mới gửi được lệnh thanh toán. Đồng thời, hạn mức thấu chi cũng được cập nhật tương đối muộn (thường là phải sau 9 giờ) gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán giá trị cao cho khách hàng ở thời điểm đầu ngày. Điều này làm rút ngắn thời gian hoạt động của hệ thống làm cho nhiều thành viên không hài lòng trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán của hệ thống.

Tin điện thanh toán của hệ thống chưa theo tiêu chuẩn quốc nên thành viên cũng gặp nhiều khó khăn khi có yêu cầu mới về nghiệp vụ mà NHNN phải thay đổi chuẩn tin điện. Hiện nay, cấu trúc tin điện hệ thống được xây dựng trên nền tảng tin điện có độ dài cố định và thiết kế riêng cho từng dịch vụ của hệ thống (giao dịch giá trị cao, giao dịch giá trị thấp, đối chiếu, tra soát, hoàn chuyển, vấn tin...). Các thông tin của điện thanh toán này được thiết kế chỉ đủ sử dụng để phục vụ mục đích thanh toán, dẫn đến khó mở rộng các dịch vụ liên quan, hạn chế khả năng kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế và khu vực.

Việc cung cấp các dịch vụ hô trợ từ phía các đơn vị vận hành đôi khi còn mang tính chất mệnh lệnh. Vì là hệ thống TTLNH là một hệ thống của nhà nước, do NHNN là đơn vị quản lý và vận hành, điều này làm giảm thiện chí củ a khách hàng đối với NHNN trong tư cách một nhà cung cấp dịch vụ.

Bảy là, hoạt động quản trị rủi ro chưa được thực hiện một cách đồng bộ.

Việc quản trị rủi ro Hệ thống TTLNH mới chỉ dựa trên các tính năng kỹ thuật sẵn có của hệ thống và các quy định ràng buộc của các văn bản pháp luật mà chua có một khuôn khổ quản trị ở cấp cao nhất. Hệ thống chua thiết kế phần

mềm riêng để phục vụ công tác giám sát và quản trị rủi ro hệ thống. Các hệ thống quản trị rủi ro còn phân mảnh và chua đuợc tích họp chặt chẽ với nhau. Điều này không chỉ là vấn đề ở Trung tâm xử lý quốc gia mà còn là vấn đề của nhiều thành viên. Tình trạng các ngân hàng thiếu thanh khoản (thiếu vốn trong quyết toán giá trị thấp, các giao dịch giá trị cao bị hủy do thiếu số dư, việc sử dụng hạn mức thấu chi quá mức dẫn tới vay qua đêm.) thường xuyên diễn ra trên hệ thống đã cho thấy việc quản trị rủi ro của các ngân hàng thành viên chưa thực sự tốt.

Cuối cùng là, mạng lưới đơn vị thành viên tham gia hệ thống TTLNH chưa thực sự hiệu quả.

Mạng lưới đơn vị thành viên mới chủ yếu triển khai đến cấp tỉnh, số lượng đơn vị tham gia còn hạn chế, hơn nữa, số lượng này giảm dần từ năm 2011, hiện chỉ chiếm hơn 20% tổng số đơn vị đã trực tiếp mở tài khoản tiền gửi tham gia giao dịch thanh toán qua NHNN (360/tổng số hơn 1.750 đơn vị). Các NHTM có xu hướng chuyển thanh toán tập trung qua hội sở chính, do đó ít đăng ký đơn vị tham gia thêm và cũng rút bớt các đơn vị đã tham gia hệ thống. Điều này gây khó khăn cho việc chuyển tiền đến các chi nhánh không phải là thành viên, do phải chuyển tiếp qua các đơn vị thành viên khác, làm chậm quá trình thanh toán. Ngoài ra, Hệ thống TTLNH chưa tập trung các luồng chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế cũng như thanh toán quốc tế, có ảnh hưởng một phần đến số lượng thành viên và đơn vị thành viên tham gia hệ thống TTLNH.. Hệ thống đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các hệ thống thanh toán khác như Hệ thống thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Hệ thống thanh toán song phương của Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w