Chất lượng quản trị rủi ro của hệ thống thanhtoán điện tử liên ngân hàng

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 37)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

1.3.4. Chất lượng quản trị rủi ro của hệ thống thanhtoán điện tử liên ngân hàng

ngân hàng

Khối lượng giao dịch thanh toán qua hệ thống không chỉ thể hiện hiệu suất của hệ thống (hệ thống sử dụng được bao nhiêu phần trăm công suất thiết kế của mình), mà nó còn thể hiện “sức khỏe” của các ngân hàng thành viên và của toàn bộ nền kinh tế. Khối lượng giao dịch càng lớn thể hiện nhu cầu thanh toán của hệ thống các ngân hàng, TCTD ngày càng tăng, hệ thống hoạt động càng hiệu quả. Do đó, khối lượng giao dịch chính là một chỉ tiêu để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống trong việc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có, cũng như tiềm lực của các thành viên.

1.3.4. Chất lượng quản trị rủi ro của hệ thống thanh toán điện tử liênngân hàng ngân hàng

Khi tham gia hệ thống thanh toán, mối quan tâm lớn nhất của các chủ thể là hiệu quả thanh toán (thời gian, chi phí, dịch vụ...). Tuy nhiên, các rủi ro tài chính là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hệ thống thanh toán và phương tiện chủ yếu để kiểm soát chúng là các quy tắc và trình tự thủ tục của hệ thống. Các quy tắc và trình tự thủ tục của hệ thống cần phải bao trùm cả các tình huống thông thường và sự kiện bất thường, như sự mất khả năng của một thành viên trong việc đáp ứng nghĩa vụ của nó. Tháng 4/2012, Ủy ban các hệ thống thanh toán và quyết toán (CPSS) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) đã công bố chuẩn mực các nguyên tắc áp dụng cho các hạ tầng thị trường tài chính (FMI) nhằm việc kiểm soát hữu hiệu các loại rủi ro khác nhau, trong đó có 19 trên 24 nguyên tắc liên quan đến hệ thống thanh toán quyết toán. Cấu trúc quản trị của hệ thống phải rõ ràng, minh bạch và thúc đẩy sự an toàn, hiệu quả của toàn bộ hệ thống.

Cách thức quản lý rủi ro và trách nhiệm tương ứng cho nhà vận hành và các thành viên khác nhau tùy thuộc vào thiết kế hệ thống. Hiện nay, có ba loại thiết kế hệ thống TTLNH chính là: Hệ thống thanh toán quyết toán tổng tức thời, quyết toán ròng định kỳ và hệ thống được thiết kế kết hợp của hai loại hệ thống kể trên. Để hệ thống TTLNH hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có các biện pháp kiểm soát rủi ro và chi tiêu để đo lường các rủi ro này.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w