Khối lượng giao dịch

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 74)

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro tổn thất đến từ những quy định pháp lý Rủi ro về việc nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư nước ngoài và

2.2.3. Khối lượng giao dịch

Sau hơn 10 năm triển khai và hoạt động, số lượng giao dịch của Hệ thống TTLNH ngày càng tăng, góp phần tận dụng triệt để công suất hoạt động của hệ thống.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ khối lượng giao dịch qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Biểu đồ 2.2 cho thấy vào thời điểm bắt đầu triển khai án hiện đại hóa Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn một (năm 2002), số lượng giao dịch (tổng số món) và giá trị giao dịch (tổng số tiền) thanh toán qua Hệ thống TTLNH khá khiêm tốn. Từ năm 2003 đến năm 2008, số lượng và giá trị giao dịch có tăng nhưng không nhiều. Bước sang giai đoạn hai từ năm 2008 đến giữa năm 2011, số lượng giao dịch hệ thống mới tăng mạnh và duy trì mức tăng ổn định cho đến năm 2014 mặc dù nền kinh tế đang chịu nhiều sức ép từ khủng hoảng kinh tế.

Bảng 2.2: Giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2002-2014

2010 17.375.434 6 26.344.05 % 38,83 % 70,14 4 6 26.344.05 % 38,83 % 70,14 2011 2 23.038.11 1 39.817.65 % 32,59 % 51,14 2012 28.316.69 9 9 39.500.99 % 22,91 -0,80% 2013 6 35.809.11 9 40.920.24 % 26,46 3,59% 2014 0 47.713.00 0 46.572.00 % 33,24 % 13,81

giao dịch qua các năm không ngừng tăng lên. Do hệ thống TTLNH mới bắt đầu triển khai thí điểm từ tháng 5/2002 nên tính đến hết năm 2002 hệ thống mới chỉ xử lý được 514.950 giao dịch với số tiền là 283.100 tỷ đồng. Sau một năm triển khai, năm 2003 số lượng và giá trị giao dịch đều tăng mạnh (tăng trên 200% so với năm 2002). Từ năm 2004, khối lượng và giá trị giao dịch vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ổn định hơn. Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khối lượng và giá trị giao dịch vẫn tăng nhưng thấp hơn hai năm trước đó.

Năm Số lượng giao dịch (món) Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Tăng/giảm so với năm trước (%) Số lượng giao

dịch giao dịchGiá trị

55

Năm 2009 và năm 2010 là hai năm thực hiện dự án Hiện đại hóa hệ thống TTLNH giai đoạn 2. Nhờ việc mở rộng phạm vi triển khai trên phạm vi toàn quốc và tính an toàn, bảo mật, đường truyền thông và năng lực xử lý hệ thống được tiếp tục nâng cấp, lượng giao dịch đã lên trong năm đã lên tới con số hơn 12 triệu giao dịch với giá trị giao dịch lên tới 15.483 tỷ đồng. Số lượng giao dịch tăng lên so với năm 2008 là rất lớn (gần 6 triệu giao dịch, tăng 78,99%). Bình quân mỗi ngày xử lý gần 50.000 giao dịch với số tiền gần 60.000 tỷ đồng.

Với việc triển khai thành công giai đoạn hai, hệ thống hoạt động ngày càng ổn định và an toàn hơn, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống trong năm 2011 đã đạt 39.817 nghìn tỷ đồng với 23.038 nghìn giao dịch. Sang năm 2012, hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, do đó, mặc dù số lượng giao dịch vẫn đạt 28.317 nghìn giao dịch (tăng 22,91% so với năm 2011) nhưng giá trị giao dịch chỉ đạt 39.501 nghìn tỷ đồng (giảm 0,80% so với năm 2011).

Khối lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống TTLNH tiếp tục tăng trong năm 2013. Sang năm 2014 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, số lượng giao dịch đạt 47.713 nghìn giao dịch (tăng 33,24% so với 2013) và giá trị giao dịch đạt 46.572 nghìn tỷ (tăng 13,81%). Bình quân số lượng giao dịch đạt 187,84 nghìn giao dịch/ngày, giá trị giao dịch trung bình 183,35 nghìn tỷ đồng/ngày. Riêng đối với luồng thanh toán giá trị thấp, trong năm 2014 đã xử lý bình quân khoảng 152 nghìn giao dịch/ngày (chiếm 81,04% số lượng giao dịch trong ngày), với giá trị giao dịch bình quân là 6,51 nghìn tỷ đồng/ngày (chiếm 3,55% tổng giá trị giao dịch trong ngày), tăng 34,67% về số lượng giao dịch và tăng 24,05% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2013.

Với quy mô ngày càng lớn mạnh, hiện nay giao dịch thanh toán qua Hệ thống TTLNH đang chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý, bên cạnh Hệ thống chuyển tiền điện tử hầu như đã ngừng hoạt động kể từ tháng 01/2009, số lượng đơn vị thành viên cũng như số lượng và giá trị thanh toán của hệ thống thanh toán BTĐT đều có xu hướng giảm trong các năm gần đây.

56

2008 3.866.421 2 15,41% 29,72% 2 15,41% 29,72% 2009 6.472.644 1.255.79 7 ________67,41% __________68,22% 2010 9.541.961 2.444.82 7 ________47,42% __________94,68% 2011 5.967.843 1.692.61 2 37,46% - _________-30,77% 2012 5.463.924 1.572.60 0 _________-8,44% __________-7,09% 2013 4.407.403 1.343.70 9 19,34% - _________-14,55% 2014 3.641.095 826.23 4 - 17,39% _________- 38,51%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Bảng 2.3 cho thấy sự thay đổi về khối lượng giao dịch của hệ thống TTBTĐT qua các năm. Trong thời gian triển khai giai đoạn 1 của hệ thống TTLNH, khối lượng giao dịch qua Hệ thống TTBTĐT vẫn tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, sau khi Dự án hiện đại hóa Hệ thống TTLNH triển khai thành công, khối lượng giao dịch qua hệ thống này đã giảm mạnh (giảm 37,46% về số lượng và 30,77% về giá trị của năm 2011 so với năm 2010). Từ 2012 đến năm 2014, khối lượng giao dịch qua Hệ thống TTBT vẫn giảm đều, năm 2014 số lượng giao dịch chỉ đạt 3.641 nghìn món (giảm 17,39% so với năm 2013) và giá trị giao dịch chỉ đạt 826 nghìn tỷ đồng (giảm 38,51% so với năm 2013).

Nguyên nhân của việc giảm cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống TTBTĐT là do, so với hệ thống TTLNH, hệ thống này bị hạn chế về thời gian thanh toán và phạm vi thanh toán. Hiện nay, hệ thống TTBTĐT chỉ thực hiện chuyển lệnh thanh toán cho ngân hàng sau khi đã xử lý bù trừ quyết toán thực hiện theo phiên (thường 2-3 phiên/ngày). Tuy nhiên, có 5/58 địa bàn tỉnh, thành phố chỉ tổ chức 1 phiên bù trừ quyết toán trong ngày là: Bắc N inh,

Hà Nam, Lào Cai, Sơn La, Trà Vinh). Hơn nữa, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang có xu hướng tập trung hóa việc xử lý các giao dịch thanh toán qua Hội sở chính nên tỷ trọng giao dịch qua Hệ thống TTBTĐT có xu hướng giảm dần.

Biểu đồ 2.3:Tỷ trọng giao dịch của Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử so với Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng 2006-2014

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Biểu đồ 2.3 cho thấy tỷ trọng giao dịch của hệ thống TTBTĐT so với hệ thống TTLNH giảm dần qua các năm, trong đó có sự giảm mạnh của tỷ trọng số lượng giao dịch. Nếu như năm 2006, tỷ trọng số lượng giao dịch qua Hệ thống TTBTĐT còn bằng hơn 70% số lượng giao dịch qua Hệ thống TTLNH thì đến năm 2014 con số này đã xuống dưới mức 10%. Mặc dù số lượng giao dịch không giảm nhiều như giá trị giao dịch nhưng tỷ trọng giá trị giao dịch qua Hệ thống BTĐT cũng giảm từ mức hơn 10% so với hệ thống TTLNH xuống mức dưới 2%.

Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống hiện đại, hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả cao. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khủng hoảng tài chính đã tác động không nhỏ đến hệ thống ngân hàng Việt Nam cùng với sự gia tăng đáng kể về số lượng, giá trị các

58

giao dịch thanh toán qua hệ thống, tầm quan trọng việc quản trị rủi ro hệ thống TTLNH ngày càng lớn. Phần dưới đây của đề tài sẽ đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của hệ thống TTLNH Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0335 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên NH việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w