Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện cả nước có khoảng trên 500 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Số DNNVV thành lập mới giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt 350.000 doanh nghiệp, đến ngày 31/12/2015 cả nước s ẽ có 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động theo Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp SME có số vốn khoảng 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp. Trong đó số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6% và còn lại 65,7% là siêu nhỏ. Hàng năm, các doanh nghiệp SME đóng góp khoảng 40% GDP và thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước.
Kể từ khi đổi mới, hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nước, các doanh nghiệp của Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ , góp phần quan trọng vào việc
xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nước. Hà Nội luôn luôn là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh. Cho đến nay, tổng số DNNVV của Hà
Nội chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có
vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm (chiếm 50,1% lao động trong các doanh nghiệp), tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư
phát triển và đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu
tư Hà Nội, nếu như tính đến hết 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động
trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 69.247 doanh nghiệp thì chỉ sau 6 năm, số lượng các
doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng gấp 2,17 lần vào năm 2013, với số lượng đăng ký thành lập là 150.251 doanh nghiệp. Trong một vài năm trở lại đây tốc độ tăng cơ học về số lượng DNNVV tăng từ 10%-20% mỗi năm (cụ thể, năm 2008 tăng 19.66%, 2009
tăng 20.05%, 2010 tăng 17.71%, 2011 tăng 13.72%, riêng 2012 & 2013 chỉ tăng 9.86-
9.89% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nước
gặp nhiều khó khăn, thách thức làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của
nước ta). Tuy nhiên, DNNVV Hà Nội vẫn còn gặp một số khó khăn, trở ngại cản trở đến sự phát triển như:
- Thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính: Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều DN vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Nguồn vốn bổ sung của DN chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng nhưng hơn 3/4 số DNNVV cho biết gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng.
- Khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh: Hiện ở Hà Nội có tới 33% số doanh nghiệp phải sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh, chỉ có 0,8% số doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp. Cũng có thể thấy, số doanh nghiệp thuộc diện này chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Theo kết quả khảo sát gần đây cho thấy sự khan hiếm đất dành cho kinh doanh cũng như tác động của sự thiếu hụt này lên giá cả được coi là hai cản trở đối với sự tăng trưởng của DNNVV.
- Nguồn nhân lực và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp: Theo số liệu sơ bộ của cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2011 trên toàn quốc của Tổng cục thống kê cho thấy, trình độ học vấn và trình độ đuợc đào tạo nghề của nguời lao động trong các DNNVV là ở mức thấp nhất trong các khu vực doanh nghiệp của nuớc ta. Trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nuớc mà chủ yếu là các các DNNVV, có tới 85,19% là lao động phổ thông, có trình độ phổ thông trung học và thấp hơn; số lao động là công nhân kỹ thuật có tỷ trọng là 7,73%, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 3,17% và số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 3,83% trong tổng số luợng lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. So với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cả nuớc, thì nguồn nhân lực của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội đuợc đánh giá là cao hơn. Trong đó, tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại học cao hơn hẳn so với đánh giá chung của DNNVV trên địa bàn cả nuớc (6% so với 1.34% tính trung bình chung của cả nuớc). Tuy nhiên, chất luợng nguồn nhân lực của các DNNVV nói chung vẫn ở trình độ thấp. Nguyên nhân dẫn đến chất luợng lao động trong DNNVV thấp chủ yếu là do quy mô nhỏ nên nguồn vốn đầu tu để đào tạo chuyên môn cho nguời lao động còn thấp. Về khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp cũng là một điều đáng lo ngại vì đội ngũ chủ doanh nghiệp DNNVV cũng mới đuợc hình thành từ những năm 90 trở lại đây, vì vậy họ còn thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết công nghệ và thị truờng.
- Năng lực công nghệ, kỹ thuật hạn chế:
+ Về công nghệ: Kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam nói chung còn thấp. Số luợng các DN hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số luợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các DN chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DN. Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.
+ Trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu: Phần lớn các DNNVV Hà Nội đuợc trang bị máy móc thiết bị có nguồn gốc từ nhiều nuớc khác nhau nhu: Trung Quốc, Liên xô cũ, Đông Âu, Hàn Quốc, Đài Loan.. .thuộc các thế hệ khác nhau và lạc hậu
so với thế giới 10-20 năm. Trình độ công nghệ lạc hậu làm cho hao phí nguyên, nhiên, vật liệu tăng 1,5 lần so với thế giới, năng suất lao động và chất luợng sản phẩm thấp đã hạn chế năng lực cạnh tranh của DNNVV.
- Tính liên kết, hợp tác sản xuất của các DNNVV Hà Nội còn hạn chế:
Liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn cũng nhu giữa các DNNVV với nhau ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có thể nói về cơ bản đang ở những giai đoạn sơ khai của mối liên kết đúng nghĩa của nó. Mặc dù là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nuớc với vị trí là thủ đô với nhiều điều kiện phát triển song có thể nói liên kết giữa các doanh nghiệp tại Hà Nội, đặc biệt là trong các ngành mà mối quan hệ này là một trong yếu tố quan trọng để tồn tại và phát triển là rất thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả, không có nhiều truờng hợp nổi bật với tính hiệu quả cao về liên kết, hợp tác giữa các DNNVV Hà Nội và các đối tác lớn khác, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tu nuớc ngoài và các tập đoàn kinh tế.
- Một số hạn chế khác:
+ Khả năng chiếm lĩnh thị truờng: Khả năng chiếm lĩnh thị truờng, tiêu thụ sản phẩm yếu, chua khai thác hết tiềm năng thị truờng trong nuớc, việc mở rộng thị truờng nuớc ngoài còn nhiều hạn chế, do thiếu thông tin bạn hàng, khả năng marketing hạn chế.
+ Chi phí sản xuất tăng cao: Hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Đối với ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập khẩu (ví dụ, sản xuất dây và cáp điện, điện tử...) bị ảnh huởng đến khả năng cạnh tranh.
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn: Sức tiêu thụ của thị truờng giảm sút, nhiều DN phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao nhu bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản.
+ Về tiếp cận các chính sách, chuơng trình uu đãi của Chính phủ và Thành phố: Các DNNVV còn chua tiếp cận đuợc hiệu quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia vào các chuơng trình hỗ trợ của Chính phủ nhu: Chuơng trình xúc tiến thuơng mại quốc gia, Quỹ đổi mới Khoa học công nghệ. còn rất khiêm tốn (duới 10%). Do các
DNNVV hoặc là có nguồn lực hạn chế, hoặc chưa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn lực phân bổ bởi Chính phủ để phát triển các ngành, nghề và lĩnh vực ưu tiên. Việc tiếp cận hạn chế này còn bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu thông tin, hoặc thủ tục quá phức tạp.