Cho vay là một hoạt động kinh doanh tiềm ẩn đầy rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng, do vậy hầu hết các khoản vay đều cần có TSĐB (trừ một số các truờng hợp đuợc vay tín chấp), đây chính là cơ sở kinh tế, pháp lý cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, mức cho vay tối đa trên mỗi loại TSĐB đuợc quy định khác nhau tại từng thời điểm theo quy định riêng của ngân hàng. Khách hàng đi vay với mục đích nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong hoạt động SXKD, do vậy, việc xác định số vốn cho vay cần căn cứ vào nhu cầu vốn từ phuơng án, dự án kinh doanh của khách hàng trên cơ sở khai thác hết các nguồn vốn phi ngân hàng khác. Ngân hàng s thu thập thông tin, thẩm định kế hoạch tài chính mà khách hàng đề xuất, từ đó xem xét, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, điều này có ý nghĩa quan trọng đảm bảo nguyên tắc an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, khả năng về nguồn vốn của ngân hàng cũng là một căn cứ để ngân hàng xác định số vốn cho vay bởi ngân hàng cần cân đối giữa huy động và cho vay, đảm bảo khả năng thanh khoản và uy tín trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo quy
định tại điều 12, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 (có hiệu lực từ 01/02/2015) của NHNN, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có.
Nói tóm lại, số vốn vay mà Ngân hàng TMCP Quân đội cho khách hàng vay được căn cứ trên 5 yếu tố sau:
Thứ nhất, nhu cầu vay vốn của khách hàng: căn cứ vào phương án kinh doanh mà khách hàng gửi đến và đã qua thẩm định.
Thứ hai, căn cứ vào khả năng trả nợ, uy tín của khách hàng và của bên bão lãnh.
Thứ ba, căn cứ vào quy định hiện hành của MB về TSĐB, về mức cho vay tối đa trên tổng giá trị TSĐB (do MB quy định)
Thứ tư, căn cứ vào khả năng về nguồn vốn của MB, quy định của NHNN. Thứ năm, căn cứ vào quy định của MB về mức cho vay tối đa trên từng sản phẩm cho vay.