Đối với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0109 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 139 - 141)

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy. Các văn bản này bao gồm: Nghị định của Chính phủ, Quyết định và thông tư của Thống đốc NHNN để hướng dẫn thi hành về hai luật ngân hàng: Luật NHNN và Luật các TCTD. Việc xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản này cần được xây dựng với tinh thần khẩn trương, chất lượng, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các yêu đầu đặt ra của nền kinh tế; giúp các NHTM tháo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà,

không cần thiết nhưng vẫ đảm bảo an toàn hoạt động. Góp phần nâng cao quyền tự chủ của các TCTD, của doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Thứ hai, NHNN nên áp dụng mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn: phân theo nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Sẽ là không công bằng cho các doanh nghiệp phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn khi nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là các nguyên nhân khách quan như: hạn hán, lũ lụt,.. hay do những thay đổi của cơ chế chính sách của Nhà nước.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo độ an toàn của hệ thống ngân hàng: Hiện nay, các NHTM đang cạnh tranh khốc liệt bằng nhiều hình thức. Do vậy, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM thì NHNN nên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát NHTM; nâng cao hiệu lực Thanh tra và quản lý của NHNN để khắc phục những khuyết điểm, xử lý kiên quyết những sai phạm đã được phát hiện và chủ động có giải pháp đồng bộ với các ngành có liên quan. Công tác thanh tra cần được xác định trọng tâm, trọng điểm đối với hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó đặc biệt chú trọng đến thanh tra quản trị điều hành và chất lượng tín dụng của NHTM. Việc kiểm tra, kiểm soát các NHTM s ẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng vì bất cứ một ngân hàng nào chạy đua để cạnh tranh bằng cách nới lỏng các quy định của NHNN dẫn đến mất khả năng thanh toán thì các ngân hàng trong toàn hệ thống s ẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ năm, thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng là thị trường giải quyết mối quan hệ về vốn giữa các NHTM. Các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường này trước khi cần sự giúp đỡ của NHNN. Như vậy, hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đến mức cao nhất các khả năng điều hòa vốn giữa các NHTM, sử dụng tiềm năng vốn một cách triệt để nhất trước khi yêu cầu đến tiền của NHNN. Chính vì vậy, NHNN nên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng, hiệp hội ngân hàng cũng như việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin của trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

Thứ sáu, NHNN nên có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động của mình. Cụ thể như NHNN cần tạo điều kiện

hơn nữa cho các NHTM tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên hỗ trợ cho các NHTM trong việc thường xuyên tổ chức những khóa học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với DNNVV nói riêng cho các NHTM cùng tham gia; tạo điều kiện cử cán bộ ngân hàng đi nghiên cứu về hoạt động cho vay tại các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm, liên kết phối hợp hành động giữa các ngân hàng, các ban ngành, đoàn thể,... Các NHTM khi có nhu cầu về vốn đột xuất, đảm bảo cho ngân hàng có đủ lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi cần thiết, NHNN có thể giúp đỡ để ngân hàng tiếp tục hoạt động, đảm bảo khả năng thanh khoản, tránh tình trạng dẫn đến phá sản vì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0109 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w