Doanh số chovay Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0109 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74)

Doanh số cho vay trong kì phản ánh dung luợng hoạt động cho vay trong kì. Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, doanh số cho vay DNVVN của MB Trần Duy Hung tăng truởng không ổn định. Tỷ lệ gia tăng doanh số cho vay năm 2012 là 9,61%, trong khi đó năm 2013 doanh số cho vay chỉ còn 1.591.307 triệu đồng, giảm 15,43% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do năm 2013 nền kinh tế có nhiều biến động. Các DNVVN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó doanh số vay vốn ngân hàng cũng bị hạn chế.

Bảng 2.4. Tình hình giải ngân cho vay giai đoạn 2011 — 2013

Doanh số cho vay DNNV 1.750.0 71 001.918.2 1.622.307 213,129 9.61 (326,893) -15.43 Tổng doanh số cho vay 3.008.5 60 553.487.8 2.651.173 479,295 15.93 (836,682) -23.99

Doanh số cho vay DNNVV 1.750.071 1.918.20 0 1.622.307 9.61 % -15.43 % Số lượng khách hàng DNNVV 779 985 1.140 26.44 % 15,74 %

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)

Số luợng khách hàng vay vốn của Chi nhánh giảm qua các năm. Cụ thể trong năm 20 12, số luợng DNVVN vay vốn tại chi nhánh là 107 doanh nghiệp, giảm 24% so với năm 2011 là 140 doanh nghiệp. Đến năm 2013, Số luợng

DNVVN vay vốn tại chi nhánh là 85, giảm 21% so với năm 2012. Từ đầu năm 2008 đến 2013, kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn nên hầu hết các chính sách và giải pháp kinh tế - tài chính đều mang tính chất tình thế, nhằm xử lý nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, mà tập trung nhất là chống lạm phát. Sự thay đổi chính sách liên tục (lúc thắt chặt, lúc nới lỏng) đã làm cho thị trường mất phương hướng dài hạn. Từ năm 2012, sức mua chung của nền kinh tế suy giảm tạo nên vòng luẩn quẩn: sức mua giảm- tồn kho tăng- sản xuất giảm- nợ xấu tăng- tín dụng giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể....

Bảng 2.5. Doanh số cho vay và số lượng DNNVVgiai đoạn 2011 — 2013

khách hàng giảm so với các năm trước. Những khó khăn của nền kinh tế trở thành rào cản đối với các DNVVN trong việc vay vốn cũng như giảm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. DNVVN trở nên lưỡng lự khi quyết định vay vốn tại ngân hàng, mặt khác ngân hàng lại thận trọng hơn trước những hợp đồng vay vốn của khách hàng mới trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ chậm.

Tuy nhiên, doanh số cho vay và số lượng khách hàng vay vốn vẫn chưa thể hiện rõ thực trạng cho vay DNVVN tại Chi nhánh. Do đó dư nợ cho vay là chỉ tiêu tiếp theo cần được xem xét.

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 Tỷ lệ

2011-2012 2012-2013

Doanh số cho vay 1.750.07

1 1.918.200 1.622.307 9.61 % -15.43 %

Dư nợ cho vay 568.543 639.628 530.715 12.50 % -17.03 %

2011 Tỷ trọng 2011 2012 Tỷ trọng 2012 2013 Tỷ trọng 2013 2.3.2. Dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đơn vị: triệu đồng

■Tổng dư nợ cho vay (triệu đồng)

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)

Biểu đồ 2.6. Dư nợ cho vay DNVVN tại MB Trần Duy Hưng giai đoạn 2011 - 2013

Mặc dù cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và trong bối cảnh nên kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn song dư nợ cho vay DNVVN của MB Trần Duy Hưng vẫn đạt được mức tăng trưởng trong năm 2012. Năm 2012, dư nợ cho vay tăng hơn 71 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ gia tăng là 13% so với năm 2011. Trong năm 2012 MB Trần Duy Hưng đã thu hút được nhiều Khách hàng mới như Công ty Cổ phần Mikado Hưng Yên (hạn mức 40 tỷ), Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Công Nghiệp & Chuyển Giao Công Nghệ Việt Thắng (hạn mức 30 tỷ)...

Năm 2013, cùng với việc số lượng DNVVN vay vốn tại chi nhánh giảm, dư nợ cho vay của MB Trần Duy Hưng cũng giảm hơn 108 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 17% so với năm 2012. Tuy mặt bằng lãi suất cho vay năm 2013 giảm hơn so với năm 2012 nhưng khả năng hấp thụ vốn thấp, dòng vốn vẫn chưa thể luân chuyển thông suốt. Một mặt là do tình hình chung của thị trường ngân hàng nợ xấu tồn đọng, các Doanh nghiệp không dễ trả được, kể cả phát mại TSBĐ, khiến cho các ngân hàng cũng thận trọng hơn. Mặt khác là do các Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm đi. Thực tế cho thấy, lợi nhuận của nhiều ngành giảm mạnh như: bất động sản, vật liệu xây dựng, CNTT, khoáng sản, vận tải.. .Con số cụ thể được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.6. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay DVVVNgiai đoạn 2011 — 2013

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)

2.3.3. Tỷ trọng dư nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bên cạnh tình hình dư nợ nói chung, tỷ trọng cho vay DNVVN phản ánh rõ hơn về thực trạng cho vay của MB Trần Duy Hưng.

Bảng 2.7. Tỷ trọng cho vay DNVVNgiai đoạn 2011 -2013

Cho vay DNVVN 568,543 37.5 % 639,628 %38.2 530,715 40.1 % Cho vay khác \ - - 947,571 62.5 % 1,033,453 61.8 % \-- 791,852 59.9 %

2013 Tổng du nợ cho vay DN 1,364,503 100% 1,502,173 100% 1,103,383 100% Cho vay DNVVN 568,543 41,67 % 639,628 42,58 % 530,715 48,1 % Cho vay DN lớn 795,960 58,33% 862,545 57,42% 572,668 51,90%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)

Số liệu và biểu đồ trên cho thấy mặc dù dư nợ cho vay của MB Trần Duy Hưng có sự biến động trong giai đoạn 2011 - 2013 song tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN lại có xu hướng tăng trưởng qua các năm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tỉ trọng cho vay DNVVN toàn hệ thống tính đến cuối tháng 9 năm 2014 ở mức 24% và tiếp tục xu hướng giảm. Hiện tại Phân khúc

DNVVN đang hấp dẫn một số ngân hàng, tiêu biểu là VPBank và ABBank. Tại VPBank, du nợ cho vay DNVVN so với tổng du nợ (cho vay cá nhân lẫn doanh nghiệp) chiếm tới 42%. Trong khi ngân hàng ABBank có đến 95% luợng khách hàng doanh nghiệp là SME.

Nhu vậy so với mặt bằng chung tỉ trọng cho vay DNVVN của chi nhánh đang cao hơn và khá tuơng đồng với các Ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay DNVVN thể hiện mức độ uu tiên của chi nhánh cho phân khúc DNVVN.

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay DN theo quy mô giai đoạn 2011 -2013

DNVVN (=1+2) trọng 2011 trọng 2012 2013 568,54 3 100% 639,62 8 100% 530,71 5 100% 1- Theo nội tệ 523,12 9 92% 633,87 1 99.1% 528,06 1 99,5% 2- Theo ngoại tệ USD 2,150,328 8% 3 276,04 0.9% 3 125,58 0.5%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)

Nhìn vào cơ cấu du nợ cho vay Doanh nghiệp của ngân hàng có thể thấy, MB Trần Duy Hung đang cho vay đồng đều đối tuợng khách hàng là các DNVVN và DN lớn. Tỷ trọng cho vay DNVVN tăng dần qua các năm. Có thể nói đây là mục tiêu và định huớng của MB Trần Duy Hung trong việc phát triển và mở rộng khách hàng tiềm năng.

2.3.4. Cơ cấu dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bên cạnh chỉ tiêu về tình hình du nợ và tỷ trọng du nợ, để nhận biết rõ hơn về thực trạng cho vay DNVVN của chi nhánh MB Trần Duy Hung, cơ cấu du nợ là một chỉ tiêu thể hiện quy mô cũng nhu tỷ trọng cho vay của ngân hàng theo từng tiêu chí.

Cơ cấu du nợ cho vay DNVVN truớc hết đuợc phân theo đồng tiền cho vay.

Bảng 2.9. Dư nợ cho vay DNVVN theo đồng tiền cho vay giai đoạn 2011 -2013 Đơn vị: triệu đồng

DNVVN (=1+2) trọng 2011 trọng 2012 2013 568,54 3 100% 639,628 100% 530,715 100% 1- Cho vay DNVVN ngắn hạn 523,06 0 92% 607,007 94,9% 504,179 95% 2- Cho vay DNVVN trung - dài hạn 45,48 3 8% 1 32,62 5,1% 26,536 5%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)

thể thấy dư nợ cho vay DNVVN của MB Trần Duy Hưng chủ yếu là cho

vay nội tệ. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngoại tệ giảm mạnh. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nội tệ chiếm đến trên 99% trong tổng dư nợ cho vay. Với mục tiêu chống “đô la hóa”, khuyến khích người dân sử dụng đồng Việt Nam, Chi nhánh đã tập trung huy động nội tệ và giữ một tỉ trọng cao hơn rất nhiều so với đồng ngoại tệ. Lãi suất huy động nội tệ cao hơn so với lãi suất ngoại tệ. Chính sách này của NHNN nói chung và của MB nói riêng đã tác động tích cực vào việc nâng giá đồng nội tệ, tránh tình trạng mất giá trước ngoại tệ mạnh. Khi huy động chủ yếu bằng nội tệ, ngân hàng cũng chủ yếu cho vay ra bằng nội tệ. Ngoài ra, các khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng tham gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không nhiều, vì thế nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ đối với khách hàng là không cao. Các doanh nghiệp mà Chi nhánh cấp tín dụng chủ yếu tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trong nước.

Tuy nhiên, việc phân chia dư nợ cho vay theo cơ cấu trên chỉ có thể cho thấy MB Trần Duy Hưng chú trọng đến các khoản vay bằng nội tệ. Do đó, cơ cấu dư nợ theo kì hạn s bổ sung chi tiết hơn thực trạng của hoạt động này.

Bảng 2.10. Dư nợ cho vay DNVVNphân theo kì hạn giai đoạn 2011 -2013 Đơn vị: triệu đồng

(=1+2+3) trọng trọng 568,54 3 %100 8 639,62 100% 530,715 %100 1- CN và XD 59,84 7 10,53% 8 99,45 15,55% 138,142 26,03% 2- TM và DV 506,50 7 89,09% 9 491,85 83,79% 390,313 73,54% 3- Ngành khác 2,19 0 %0,39 4,222 %0,66 2,260 %0,43

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)

Theo biểu đồ về tỷ trọng dư nợ DNNVV theo kỳ hạn giai đoạn 2011 -2013 cho ta thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay DNNVV và có xu hướng tăng dần. Năm 2011, cho vay ngắn hạn chiếm 92% tổng dư nợ cho vay DNNVV, năm 2012 chiếm 94.9% và năm 2013 chiếm 95%.

Từ cơ cấu và mức tăng về dư nợ cho vay ngắn hạn DNNVV đã chỉ ra ở trên có thể thấy MB Trần Duy Hưng rất chú trọng vào việc phát triển tín dụng đối với loại hình DNNVV, đặc biệt là hình thức cho vay ngắn hạn.

Trong giai đoạn 2011 - 2013 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều dẫn đến nhiều doanh nghiệp, nhất là DNNVV phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Trong bối cảnh đó việc tài trợ vốn trung dài hạn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn.

MB Trần Duy Hưng cho các DNNVV vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của DNNVV, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, có vòng quay vốn lưu động nhanh, có dòng tiền luân chuyển thực qua hệ

thống ngân hàng như các công ty lương thực thực phẩm, điện tử, giáo dục, thuốc, thiết bị y tế,.. .Việc cho vay các đối tượng này s ẽ giúp Chi nhánh giảm thiểu được rủi ro, do có hàng hóa thực tế và kinh doanh thật, nhu cầu không quá lớn, ngân hàng có thể nắm bắt và giám sát việc sử dụng vốn vay của các đối tượng này. Hơn nữa các khách hàng này chủ yếu kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu nên ít chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế hơn, nên mức độ đảm bảo về nghĩa vụ trả nợ cao hơn các đối tượng khác.

Bên cạnh cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN phân theo kì hạn, cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo ngành kinh tế s ẽ làm rõ hơn về đối tượng khách hàng vay vốn của chi nhánh MB Trần Duy Hưng.

Bảng 2.11. Dư nợ cho vay DNVVNphân theo ngành kinh tế tại MB Trần Duy Hưng

NQH cho vay DNNVV 3,696 3,902 2,60 1

Nợ xấu cho vay DNNVV 796 832 265

Dư nợ cho vay DNNVV 568,543 639,628 530,71

5

NQH/Tổng dư nợ cho vay DNNVV 0,65% 0,61

% % 0.49

Nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay DNNVV 0,14% 0,13

% % 0,05

Nợ xấu/NQH cho vay DNNVV 21,54% 21,31% 10.20

%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, ta nhận thấy dư nợ cho vay đối vớicác

DNNVV hoạt động thương mại và dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3

năm, tỷ trọng này dao động từ 73% - 89%. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay củachi

nhánh đối với các DNVVN trong ngành xây dựng - công nghiệp tăngdần quacác

năm, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng. Chi nhánh đã phát triển thêm Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hoạt động hiểu quả như Công ty cổ phần tòa nhà CFTD-VLA (dư nợ 30 tỷ).

Thực trạng hoạt động cho vay DNVVN của MB Trần Duy Hưng đã được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, số lượng khách hàng vay vốn, dư nợ cho vay cũng như cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay có đảm bảo khả năng an toàn cho ngân hàng hay không. Dưới đây là chi tiết về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng để trả lời cho câu hỏi đó.

2.3.5. Tỷ lệ nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa

MB Trần Duy Hưng luôn đảm bảo duy trì chất lượng cho vay tốt nhất. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng thường dao động từ 1.25% đến 1.5%. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giảm rõ rệt, từ 1.5% xuống còn 1.3%. Có thể nói, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh thấp hơn nhiều so với mức quy định 5% của NHNN. Điều này thể hiện tình hình hoạt động cho vay của MB Trần Duy Hưng ngày càng đảm bảo hơn, góp phần giảm thiểu rủi ro.

Bảng 2.12. Hệ số chất lượng cho vay DNNVVgiai đoạn 2011 - 2013

doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, bất động sản được ngân hàng cấp tín dụng nhưng sự đóng băng của thị trường nhà đất trong năm 2011 đã khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này suy giảm nghiêm trọng năng lực tài chính, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó là việc lãi suất tăng cao, lạm phát tăng làm các doanh nghiệp gặp khó khăn khi hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ đã khiến các doanh nghiệp không còn đảm bảo thời gian trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng kí kết ban đầu. Ngoài nguyên

nhân khách quan từ phía khách hàng, còn có nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Đó chính là việc phân tích đánh giá phuơng án/ dự án vay vốn hay xem xét, theo dõi thực trạng SXKD của khách hàng chua sát với thực tế, kiểm soát mục đích vay và quá trình sử dụng vốn vay một cách lỏng lẻo đã dẫn tới hệ quả là khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả, làm ảnh huởng tới chất luợng các khoản vay, gia tăng nợ quá hạn.

Năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn đạt thấp nhất chiếm 0,49% trong tổng du nợ cho vay DNNVV. Có đuợc kết quả trên là do Chi nhánh đã thắt chặt tín dụng, giải ngân ít hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn trong cho vay các lĩnh vực nhiều rủi ro nhu: kinh doanh bất động sản, xây dựng,...làm cho nợ quá hạn đuợc giữ ở mức tuơng đối thấp và giữ ở mức an toàn cho ngân hàng. Bên cạnh đó là tình hình kinh tế có nhiều dấu hiệu hồi phục, lam phát đuợc kiềm chế.

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đạt cao nhất vào năm 2011 và 2012 chiếm lần luợt 0,14% và 0,13% trong tổng du nợ cho vay DNNVV. Năm 2011 và năm 2012, thị truờng bất động sản đã đóng băng trên diện rộng, sự khó khăn của nền kinh tế cộng với việc yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan hữu quan đã khiến cho thị truờng bất động sản lao đao, khả năng trả nợ bị sụt giảm nghiêm trọng. Các ngành nghề kinh doanh khác thì hàng hóa khó tiêu thụ, hàng tồn kho lớn, năng lực tài chính của các DNNVV sụt giảm nghiêm trọng đã ảnh huởng xấu tới khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời, sự thiếu thông tin minh bạch về thị truờng và về các DNNVV đã khiến cán bộ tín dụng gặp không ít khó khăn trong quá trình thẩm định khách hàng. Nhiều thông tin sai lệch đã ảnh huởng đến việc chấm điểm chất luợng tín dụng, đánh giá sai khách hàng và gây ra các khoản nợ khó kiểm soát hoặc các doanh nghiệp mới đuợc thành lập, ngân hàng cũng rất khó khăn để đánh giá đuợc khả năng kinh doanh và quản lý của khách hàng. Đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đã đuợc cải thiện giảm xuống còn 0,05% trong tổng du nợ cho vay DNNVV. Nguyên nhân do Chi nhánh đã thực hiện quyết liệt thu hồi công tác nợ xấu và đã đạt đuợc kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu 0109 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w