Đất chƣa sử dụng:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015) HUYỆN QUAN SƠN – TỈNH THANH HÓA (Trang 47)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.2.3. Đất chƣa sử dụng:

Đến 01/01/2010 đất chƣa sử dụng còn 16.377,49 ha, giảm 699,57 ha so với đầu kỳ năm 2005. Trong đó:

a) Đất bằng chƣa sử dụng: 426,49 ha, giảm 468,48 ha. Do chuyển sang các loại đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất phi nông nghiệp. Cụ thể nhƣ đã nêu ở trên.

Trang 46

b) Đất đồi núi chƣa sử dụng: 14.520,29 ha, giảm 231,39 ha. Chủ yếu do chuyển sang đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất trồng cây lâu năm và đất sông suối … đồng thời cũng tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác, đất bằng chƣa sử dụng sang.

c) Đất núi đá không có rừng cây: 1.430,74 ha, tăng 0,30 ha so với năm 2005. Loại đất này có tăng không đáng kể, do chuyển từ đất đồi núi sang.

2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trƣờng, tính hợp lý của việc sử dụng đất:

2.3.1. Cơ cấu sử dụng đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 93.017,03 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp có diện tích 73.950,70 ha, chiếm 79,50%. - Đất phi nông nghiệp có diện tích 2.688,84 ha, chiếm 2,89%. - Đất chƣa sử dụng có diện tích 16.377,49 ha, chiếm 17,61%. Qua cơ cấu sử dụng các loại đất trên cho thấy:

- Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm đến 96,50%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 3,41%, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác chỉ chiếm 0,09%, cơ bản là phù hợp với điều kiện tự nhiên và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Đất phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn rất thấp (5,65 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích tự nhiên).

- Diện tích đất chƣa sử dụng còn nhiều nhƣng tốc độ khai thác đƣa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp còn chậm. Nguyên nhân chính là do xa dân cƣ, đất đồi núi trọc có độ dốc lớn, nguồn vốn đầu tƣ không có nên chƣa thực hiện đƣợc, diện tích đất chƣa sử dụng tập trung chủ yếu ở xã Sơn Thủy, Na Mèo, Tam Lƣ, Tam Thanh...

2.3.2 Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển KT-XH.

a) Đối với đất sản xuất nông nghiệp.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 2.521,16 ha, chiếm 2,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó:

Đất trồng cây hàng năm 1.544,37 ha phân bố không đồng đều, đặc biệt đối với đất canh tác lúa nƣớc (tập trung nhiều ở các xã Sơn Thủy, Na Mèo, Trung Hạ, Sơn Điện, Mường Mìn, Tam Thanh, Tam Lư).

Đất trồng cây lâu năm 976,79 ha (chủ yếu là đất trồng Luồng và đất vườn trồng cây ăn quả) chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, cây Luồng đƣợc coi là cây sản xuất hàng hóa thế mạnh của huyện và cũng là loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái của huyện.

Nhìn chung, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại đều đƣợc khai thác tốt và hợp lý tiềm năng đất đai của địa phƣơng.

Trang 47 b) Đối với đất lâm nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp hiện nay là 71.359,80 ha, chiếm 76,72% tổng diện tích tự nhiên (rừng phòng hộ chiến 50,20%, đất rừng sản xuất chiếm 49,80% tổng diện tích đất lâm nghiệp), đất lâm nghiệp phân bố ở tất cả các xã trong huyện, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở các xã: Sơn Thủy, Na Mèo, Sơn Hà, Tam Thanh, Sơn Điện.

Đất rừng sản xuất phân bố không đều ở các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã: Sơn Hà, Sơn Thủy, Na Mèo, Sơn Lƣ, Trung Thƣợng. Đây là tiềm năng lớn để phát triển lâm nghiệp.

Theo Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về “Công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2010 tỉnh Thanh Hoá” cho thấy, tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện đạt 79,2% ở mức tƣơng đối cao, giai đoạn tới huyện cần có giải pháp để sử dụng tối đa phần diện tích đất chƣa sử dụng còn lại 6.391,18 ha (chiếm 8,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp) để khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng nhằm hạn chế tối đa quá trình rửa trôi, xói mòn đất.

c) Đối với đất ở.

Hiện nay các khu dân cƣ trên địa bàn huyện phân bố không tập trung và đồng đều về không gian. Tuy nhiên, trƣớc sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, nhu cầu sử dụng đất ở trên địa bàn huyện ngày càng tăng, đặc biệt khu vực thị trấn Quan Sơn và những nơi dự kiến quy hoạch thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã.

d. Đối với đất chuyên dùng.

- Các cơ quan hành chính sự nghiệp:

Đất cơ quan công trình sự nghiệp hiện nay phân bố tƣơng đối hợp lý nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế sử dụng. Trong những năm tới cần xây dựng thêm các hạng mục công trình nhà văn hóa, sân thể thao theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Đất sản xuất kinh doanh:

+ Đất dành cho sản xuất kinh doanh hiện nay có diện tích 5,65 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích tự nhiên, hầu hết đã đƣợc giao hoặc cho thuê, các loại hình sản xuất kinh doanh nông lâm sản quy mô nhỏ, du lịch – dịch vụ chƣa phát triển do thiếu vốn đầu tƣ.

+ Đất cho hoạt động khoáng sản: diện tích Chủ yếu là khai thác đá, vật liệu xây dựng. Hiện nay các doanh nghiệp đều khai thác đúng phạm vi diện tích đƣợc giao hoặc cho thuê sử dụng. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trƣờng ở các cơ sở sản xuất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Đất có mục đích công cộng:

+ Mạng lƣới giao thông phân bố tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên, đa số các tuyến đƣờng trong khu dân cƣ hiện nay đều hẹp, mặt đƣờng xấu chƣa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân.

Trang 48

+ Các công trình phúc lợi công cộng khác nhƣ công trình văn hóa, cơ sở thể dục – thể thao, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục phần lớn đã đạt chuẩn theo định mức của Bộ tài nguyên Môi trƣờng, tuy nhiên cần đầu tƣ xây dựng theo tiêu chuẩn của Nông thôn mới. Riêng đất chợ, đất thể dục thể thao vẫn còn thiếu theo định mức chung của Bộ Tài nguyên, đến năm 2020 cần phải mở rộng và nâng cấp hệ thống kinh doanh dịch vụ thƣơng mại trên địa bàn các xã để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của nhân dân.

- So sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất ở, đất cho mục đích công cộng với chuẩn sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành theo (Công văn 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006) về cơ bản đã đạt chuẩn, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 14: So sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất ở và đất hạ tầng

TT Chỉ tiêu

Hiện trạng SD đất Chuẩn của Bộ TN&MT Diện tích (ha) (Bình quân m2/người) (Bình quân m2/người)

1 Đất ở tại nông thôn 357,36 107,1 70 - 90

2 Đất ở tại đô thị 9,71 40,9 38 - 46

3 Đất cơ sở văn hoá 7,61 2,13 0,86 - 1,07

4 Đất cơ sở y tế 4,12 1,15 0,65 - 0,76

5 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 35,32 9,88 4,54 - 6,09 6 Đất cơ sở thể dục - thể thao 10,67 2,98 2,89 - 3,61

2.3.3 Tập quán khai thác sử dụng đất.

Do trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Thái chiếm tới 85,72% dân số, nên việc sử dụng đất tƣơng đối hợp lý và có hiệu quả kinh tế. Những năm gần đây các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các giống cây, giống con mới đã đƣợc đƣa vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm; tăng thu nhập các hộ dân; chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân đƣợc nâng lên, mang lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, do trình độ dân trí và tập quán canh tác còn mang tính tự túc tự cấp, năng suất cây trồng thấp, phƣơng thức canh tác còn lạc hậu; kinh tế rừng chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng đất đai.

2.3.4. Những tác động đến môi trƣờng trong quá trình sử dụng đất.

- Nguồn tài nguyên chính rừng và đất lâm nghiệp, kinh tế chủ đạo của huyện là sản xuất lâm - nông nghiệp, công nghiệp chƣa phát triển vì vậy yếu tố tác động đến môi trƣờng tự nhiên trong sản xuất lâm-nông nghiệp là khai thác sử dụng rừng không hợp lý, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định là những nguyên nhân gây hậu quả xấu cho môi trƣờng đất, dẫn đến việc đất đai bị xói mòn, bạc màu vv…

Trang 49

- Các hoạt động dịch vụ thƣơng mại có các chất thải tác động đến môi trƣờng trên địa bàn huyện tập trung tại các khu nhƣ: Bệnh viện huyện, chợ thị trấn huyện, chợ cửa khẩu Na Mèo, các trung tâm cụm xã nhƣ: tại KM 126 xã Trung Hạ, KM 129 xã Trung Thƣợng, KM 168 xã Sơn Điện vv.. Hiện nay huyện đã quy hoạch bãi tập trung và xử lý rác thải theo quy chuẩn đã đƣa vào sử dụng năm 2012, nhƣng mới giải quyết đƣợc lƣợng rác thải khu vực thị trấn huyện là chính, các điểm dân cƣ khác rác thải vẫn đổ tự do ra các bãi trống cần đƣợc thu gom tập kết về các bãi chứa rác thải của từng xã theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Các cơ sở sản xuất chế biến lâm sản, khai thác đá, cát và sản xuất vật liệu xây dựng vv.. Việc sử dụng máy móc thiết bị để khai thác, sản xuất, chế biến gây ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc, không khí vv.... có ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất lâm - nông nghiệp.

- Trên 80% dân số của huyện ở các bản chăn nuôi gia súc, gia cầm còn mang tích truyền thống nuôi thả tự do còn phổ biến, trên 50% số hộ dân tại các thôn, bản chƣa có nhà tiêu hợp vệ sinh vv.. gây ô nhiễm đến môi trƣờng các khu dân cƣ nông thôn, nhất là các điểm dân cƣ nằm dọc theo quốc lộ 217.

- Trình độ dân trí hiện tại còn thấp, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật và ý thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng.

2.3.5 Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất. pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất.

a) Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất:

+ Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhiều nơi còn tự phát, chạy theo thị trƣờng, không theo quy hoạch.

+ Các công trình thuỷ lợi đều chƣa hoàn chỉnh từ đầu mối đến hệ thống kênh mƣơng, công trình trên kênh còn thiếu nhiều, công trình tạm đã sử dụng và khai thác nhiều năm nhƣng chƣa đƣợc tu sửa là nguyên nhân chính dẫn đến sử dụng đất chƣa có hiệu quả cao và bền vững.

+ Tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không theo quy hoạch, đốt rừng làm rẫy vẫn diễn ra hàng năm chủ yếu là ở các bản vùngcao.

+ Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã tiến hành chƣa kịp thời nên công tác thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất gặp nhiều khó khăn và chậm tiến độ.

b) Nguyên nhân chính:

+ Công tác quy hoạch sử dụng đất ở các cấp triển khai chậm rất khó khăn cho việc quản lý đất đai và bố trí sử dụng đất ổn định lâu dài.

+ Thiếu vốn đầu tƣ để xây dựng các công trình thủy lợi lớn. + Ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời sử dụng đất chƣa cao.

Trang 50

+ Công tác tổ chức cán bộ trong ngành tài nguyên và môi trƣờng chƣa ổn định, đặc biệt đối với cán bộ địa chính cấp xã thƣờng xuyên bị thay đổi, đã ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng quản lý đất đai.

c) Giải pháp khắc phục:

+ Sớm hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất các cấp.

+ Tập trung vốn đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện các công trình thuỷ lợi trọng điểm để cấp nƣớc phục vụ đầu tƣ thâm canh sản xuất nông nghiệp, làm cơ sở để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy, bỏ hoang hoá đất, tổ chức tốt việc định canh, định cƣ, ổn định đời sống cho ngƣời dân đƣợc giao rừng, khoán rừng. + Thƣờng xuyên tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về pháp luật đất đai, công khai trƣớc quần chúng nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để nâng cao ý thức sử dụng đất của ngƣời dân theo quy hoạch và theo pháp luật.

+ Ổn định bộ máy tổ chức trong ngành quản lý đất đai, tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ có trình độ chuyên ngành, tổ chức thƣờng xuyên các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ địa chính cấp xã; hoàn thiện khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Thực hiện tốt công tác định canh, định cƣ; phân bố hợp lý mạng lƣới dân cƣ trên địa bàn toàn huyện nhằm ổn định sản xuất, hạn chế và khắc phục tình trạng du canh, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ tài nguyên đất đai, chống ô nhiễm nguồn nƣớc.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƢỚC. KỲ TRƢỚC.

3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.

Thực hiện Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 14/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Háo về việc Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hƣớng sử dụng đất đến năm 2020 huyện Quan Sơn. UBND huyện tiến hành triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 15: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

TT Chỉ tiêu Mã Chỉ tiêu đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt Kết quả thực hiện năm 2010 (ha) So sánh kết quả thực hiện với chỉ tiêu (%) Hiện trạng năm 2008 (ha) Quy hoạch đến năm 2010 (ha) Tổng diện tích tự nhiên 93.017,03 93.017,03 93.017,03 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 73.647,73 87.916,77 73.950,70 84,11

Trang 51 TT Chỉ tiêu Mã Chỉ tiêu đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt Kết quả thực hiện năm 2010 (ha) So sánh kết quả thực hiện với chỉ tiêu (%) Hiện trạng năm 2008 (ha) Quy hoạch đến năm 2010 (ha)

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.785,11 7.162,15 2.521,16 35,20

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.780,71 5.877,75 1.544,37 26,27

- Đất trồng lúa LUA 1.759,20 1.757,10 1.195,10 68,02

- Đất trồng cỏ chăn nuôi COC 0,97

- Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.021,51 4.120,65 348,30 8,45

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.004,40 1.284,40 976,79 76,05

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 66.787,20 80.679,20 71.359,80 88,45

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 33.184,00 33.546,00 35.804,46 106,73

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 33.603,20 47.133,20 35.555,34 75,44

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 75,42 75,42 69,74 92,47

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.589,21 2.802,17 2.688,84 95,96

2.1 Đất ở OTC 502,62 526,22 367,07 69,76

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 479,92 501,52 357,36 71,26

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 22,70 24,70 9,71 39,31

2.2 Đất chuyên dùng CDG 771,12 946,48 550,79 58,19

2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 15,48 20,98 12,51 59,63

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 8,97 8,97 12,18 135,79

2.2.3 Đất SX, KD phi nông nghiệp CSK 6,70 64,00 5,65 8,83

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 739,97 852,53 520,45 61,05

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 240,68 254,68 230,27 90,42

2.4 Đất sông suối và mặt nƣƣớc CD SMN 1.074,79 1.074,79 1.540,71 143,35

3 Đất chƣa sử dụng CSD 16.780,09 2.298,09 16.377,49 712,66

3.1.1. Đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015) HUYỆN QUAN SƠN – TỈNH THANH HÓA (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)