ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƢỚC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015) HUYỆN QUAN SƠN – TỈNH THANH HÓA (Trang 52 - 57)

KỲ TRƢỚC.

3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.

Thực hiện Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 14/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Háo về việc Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hƣớng sử dụng đất đến năm 2020 huyện Quan Sơn. UBND huyện tiến hành triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 15: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

TT Chỉ tiêu Mã Chỉ tiêu đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt Kết quả thực hiện năm 2010 (ha) So sánh kết quả thực hiện với chỉ tiêu (%) Hiện trạng năm 2008 (ha) Quy hoạch đến năm 2010 (ha) Tổng diện tích tự nhiên 93.017,03 93.017,03 93.017,03 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 73.647,73 87.916,77 73.950,70 84,11

Trang 51 TT Chỉ tiêu Mã Chỉ tiêu đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt Kết quả thực hiện năm 2010 (ha) So sánh kết quả thực hiện với chỉ tiêu (%) Hiện trạng năm 2008 (ha) Quy hoạch đến năm 2010 (ha)

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.785,11 7.162,15 2.521,16 35,20

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.780,71 5.877,75 1.544,37 26,27

- Đất trồng lúa LUA 1.759,20 1.757,10 1.195,10 68,02

- Đất trồng cỏ chăn nuôi COC 0,97

- Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.021,51 4.120,65 348,30 8,45

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.004,40 1.284,40 976,79 76,05

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 66.787,20 80.679,20 71.359,80 88,45

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 33.184,00 33.546,00 35.804,46 106,73

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 33.603,20 47.133,20 35.555,34 75,44

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 75,42 75,42 69,74 92,47

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.589,21 2.802,17 2.688,84 95,96

2.1 Đất ở OTC 502,62 526,22 367,07 69,76

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 479,92 501,52 357,36 71,26

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 22,70 24,70 9,71 39,31

2.2 Đất chuyên dùng CDG 771,12 946,48 550,79 58,19

2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 15,48 20,98 12,51 59,63

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 8,97 8,97 12,18 135,79

2.2.3 Đất SX, KD phi nông nghiệp CSK 6,70 64,00 5,65 8,83

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 739,97 852,53 520,45 61,05

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 240,68 254,68 230,27 90,42

2.4 Đất sông suối và mặt nƣƣớc CD SMN 1.074,79 1.074,79 1.540,71 143,35

3 Đất chƣa sử dụng CSD 16.780,09 2.298,09 16.377,49 712,66

3.1.1. Đất nông nghiệp.

Chỉ tiêu đất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2010 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 87.916,77 ha, thực hiện đến năm 2010 là 73.950,70 ha, tỷ lệ đạt 84,11% so với chỉ tiêu quy hoạch. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Chỉ tiêu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 7.162,15 ha, thực hiện đến năm 2010 là 2.521,16 ha, còn 4.640,99 ha chƣa thực hiện, tỷ lệ đạt 35,20% so với chỉ tiêu quy hoạch đƣợc phê duyệt.

- Đất sản xuất lâm nghiệp: Chỉ tiêu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 80.679,20 ha, thực hiện đến năm 2010 là 71.359,80 ha, còn 9.319,40 ha chƣa thực hiện, tỷ lệ đạt 88,45%. (trong đó: đất rừng sản xuất tăng 2.258,46 ha, đạt 106,73% chỉ tiêu đƣợc phê duyệt; đất rừng phòng hộ giảm 11.577,86 ha, đạt 75,44 % chỉ tiêu đƣợc phê duyệt).

Trang 52 - Đất nuôi trồng thủy sản: Chỉ tiêu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 75,42 ha, thực hiện đến năm 2010 là 69,74 ha, tỷ lệ đạt 92,47% so với chỉ tiêu đƣợc phê duyệt.

3.1.2. Đất phi nông nghiệp.

Chỉ tiêu đất phi nông nghiệp quy hoạch đến năm 2010 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 2.802,17 ha, thực hiện đến năm 2010 đƣợc là 2.688,84 ha, còn 113,33 ha chƣa thực hiện, tỷ lệ đạt 95,96% so với chỉ tiêu quy hoạch. Trong đó: - Đất ở: Chỉ tiêu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 526,22 ha, thực hiện đến năm 2010 là 2367,07 ha, còn 159,15 ha chƣa thực hiện, tỷ lệ đạt 69,76% so với chỉ tiêu đƣợc phê duyệt.

- Đất chuyên dùng: Chỉ tiêu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 946,48 ha, thực hiện đến năm 2010 là 550,79 ha, còn 395,69 ha chƣa thực hiện, tỷ lệ đạt 58,19% so với chỉ tiêu đƣợc phê duyệt.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Chỉ tiêu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 254,68 ha, thực hiện đến năm 2010 là 230,27 ha, còn 24,41 ha chƣa thực hiện, tỷ lệ đạt 90,42% so với chỉ tiêu đƣợc phê duyệt.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Chỉ tiêu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 1.074,79 ha, thực hiện đến năm 2010 là 1.540,71 ha tăng 465,92 ha, tỷ lệ đạt 143,35% so với chỉ tiêu đƣợc phê duyệt.

3.1.3. Đất chƣa sử dụng.

Hiện trạng đất chƣa sử dụng năm 2008 là 16.780,09 ha, quy hoạch đến năm 2010 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt là 2.298,09 ha; đến năm 2010 mới đƣa vào sử dụng đƣợc 402,60 ha, còn lại 16.377,49 ha chƣa thực hiện đƣợc.

3.2. Nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Chƣa quán triệt đầy đủ vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai, quy hoạch khu công nghiệp tập trung đủ mạnh làm tiền đề và động lực cho thúc đẩy nông-lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển.

- Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát của hội đồng nhân dân các cấp đối với lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch chƣa đƣợc coi trọng, thiếu thƣờng xuyên.

- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khâu quan trọng nhất là cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng, xắp xếp ổn định dân cƣ. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chƣa sát với thực tiễn, do chƣa bám sát vào quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt.

- Thời gian thực hiện quy hoạch ngắn, thiếu nguồn vốn đầu tƣ để thực hiện các công trình đã đăng ký trong phƣơng án quy hoạch sử dụng đất, vì vậy các chỉ tiêu quy hoạch chƣa đạt đƣợc theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt.

Trang 53

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƢỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI.

1.1. Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai phù hợp với từng loại đất, mục đích sử dụng đất. với từng loại đất, mục đích sử dụng đất.

Đánh giá tiềm năng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ nhằm định hƣớng cho việc sử dụng đất trên cơ sở khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy sử dụng đất cho nông nghiệp và sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp là 2 đối tƣợng chính để đánh giá tiềm năng đất đai.

* Đối với mục đích sử dụng cho nông nghiệp: Các yếu tố và chỉ tiêu sau đây được lựa chọn để đánh giá mức độ thích nghi và xác định tiềm năng đất đai. Bao gồm:

- Độ dốc: Chia theo 4 cấp:

Cấp I: < 80(phù hợp sản xuất nông nghiệp). Cấp II: Từ 80

-150(phù hợp sản xuất nông nghiệp).

Cấp III: Từ 160

- 250(hạn chế cho sản xuất nông nghiệp,phù hợp với sản xuất nông lâm kết hợp).

Cấp IV: >25o (chỉ phù hợp với sản xuất lâm nghiệp).

- Tầng dày: Chia thành 4 mức: < 30 cm (tầng đất mỏng); từ 30 - 70 cm (tầng đất dày trung bình); từ 70 - 100 cm (tầng đất dày khá) và > 100 cm (tầng đất dày).

- Thổ nhƣỡng: Đƣợc xác định có 8 nhóm đất chính, trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thành, phân bố và tính chất cũng nhƣ khả năng khai thác sử dụng của từng nhóm đất để đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp.

Ngoài ra, để đánh giá khả năng thích nghi và tiềm năng đất nông nghiệp còn xem xét và lựa chọn một số chỉ tiêu đánh giá khác nhƣ lƣợng mƣa, tổng tích ôn, khả năng đáp ứng về mức độ tƣới tiêu, yêu cầu về đất đai cũng nhƣ hiệu quả kinh tế của từng loại hình sử dụng đất...

* Đối với mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá phổ biến cho nhiều loại sử dụng là:

- Mức độ chia cắt địa hình - độ dốc.

- Đặc điểm địa chất phù hợp cho việc xây dựng.

- Mức độ thuận lợi về giao thông, nguồn nƣớc, nguồn lao động, nguồn cung cấp nguyên vật liệu.

- Cảnh quan, môi trƣờng, Hiện trạng sử dụng đất.

Tuy nhiên trong sử dụng đất phi nông nghiệp có nhiều mục đích cụ thể, đặc thù, do đó đối với từng loại đất phi nông nghiệp khi đánh giá tiềm năng sẽ xác định cụ thể chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp.

Trang 54

1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai theo từng loại đất, mục đích sử dụng. 1.2.1. Tiềm năng cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. 1.2.1. Tiềm năng cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp.

a) Tiềm năng đất phát triển sản xuất nông nghiệp.

Trên cơ sở phân tích đánh giá các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất cho thấy tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp là 2.521,16 ha chiếm 2,71% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất lúa 1.195,10 ha chiếm 1,28% tổng diện tích tự nhiên; đất trồng cây hàng năm khác 348,30 ha chiếm 0,37% tổng diện tích tự nhiên; đất trồng cây lâu năm 976,79 ha chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên.

Đất nông nghiệp chủ yếu ở cấp độ dốc I và II (dƣới < 150), độ dày tầng đất > 70cm, phần lớn diện tích này có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, chủ động đƣợc tƣới tiêu phù hợp cho việc sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp nhƣ, trồng lúa, trồng rau, màu, đậu, lạc vv… cần phải đầu tƣ đúng mức, đồng thời áp dụng các tiến bộ khao học vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất.

b) Tiềm năng đất phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Theo Quyết định 83/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 của UBND tỉnh về “Công bố kết kiểm kê đất đai năm 2010 tỉnh Thanh Hoá” tổng diện tích đất lâm nghiệp là 71.359,80 ha chiếm 76,72% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất rừng sản xuất 35.804,16 ha, đất rừng phòng hộ 38.555,31 ha.

Theo “Công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2010 tỉnh Thanh Hoá”, tại Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh, thì tổng diện tích đất lâm nghiệp 79.682,21 ha chiếm 85,7% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó (Đất có rừng sản xuất 44.907,73 ha; đất có rừng phòng hộ 28.383,99 ha; đất chƣa có rừng 6.391,19 ha).

Tiềm năng để phát triển lâm nghiệp rất lớn, chủ yếu đƣợc khai thác trên diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng (đất chƣa có rừng) đƣa vào sử dụng cho mục đích lâm nghiệp thông qua việc khoanh nuôi tái sinh, trồng mới, đồng thời tăng cƣờng công tác làm giàu vốn rừng, tăng độ che phủ. Đây là nguồn lâm sản phục vụ cho nhu cầu dân sinh, kinh tế, làm tiền đề cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp phát triển.

1.2.2. Tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Với lợi thế về tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng về nguyên liệu và nguồn lực lao động, khuyến khích và tạo môi trƣờng thuận lợi, cơ chế chính sách linh hoạt để thu hút đầu tƣ xây dựng các cơ sở sơ chế các sản phẩm từ lâm nghiệp: sản xuất ván, chiếu từ luồng, sản xuất đũa đôi, tăm mành, sơ chế bột giấy .., khai thác triệt để các lợi thế để phát triển mạnh sản xuất công nghiệp, với phƣơng châm đi từ nhỏ đến lớn để phát triển sản xuất công nghiệp-thủ công nghiệp.

Trang 55

Trong những năm tới ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện sẽ phát triển mạnh theo hƣớng đầu tƣ chiều sâu, nâng cao sức sản xuất với quy mô vừa và nhỏ đối với công nghiệp chế biến nông sản - lâm sản, thúc đẩy phát triển các cụm làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với các trung tâm cụm xã dọc quốc lộ 217, Trung Hạ, Sơn Điện, Tam Lƣ, Sơn Lƣ vv.. với các nghề có thế mạnh về nguyên liệu nhƣ: sản xuất ván sàn từ luồng, ván gỗ ép, sơ chế bột giấy, sản xuất tăm mành, đũa tre, chế biến nông sản (xay sát lƣơng thực, chế biến thức ăn gia súc quy mô nhỏ), Khôi phục phát triển các ngành nghề có tính truyền thống nhƣ: Nghề rèn, nghề mộc; dệt thổ cẩm, sửa chữa cơ khí nhỏ...

1.2.3. Tiềm năng phát triển thƣơng mại - dịch vụ - du lịch.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các ngành thƣơng mại, dịch vụ có tiềm năng lợi thế nhƣ: Thƣơng mại dịch vụ ở các khu trung tâm, dịch vụ qua của khẩu Quốc tế Na Mèo, giao thƣơng với tỉnh Hủa Phăn và mở rộng lên các tỉnh Bắc Lào.

Xây dựng Trung tâm dịch vụ tổng hợp về Nông lâm nghiệp, kết hợp với Công ty đầu tƣ và phát triển miền núi Thanh Hoá, củng cố Chi nhánh tại huyện Quan Sơn, đủ năng lực cung ứng vật tƣ cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tổ chức thu mua- tiêu thụ sản phẩm sản xuất cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Xây dựng cơ chế chính sách để nông dân có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp sản xuất nông-lâm nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm và khuyến khích các thành phần kinh tế đảm nhận việc cung ứng hàng hoá cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Phát triển thƣơng mại-dịch vụ với phát triển du lịch sinh thái danh lam thắng cảnh nhƣ: Động Nang Non ở xã Sơn Lƣ; núi Pha Dua bản Trung Sơn, hang Bo Cúng bản Chanh, thác bản Nhài xã Sơn Điện và cửa khẩu quốc tế Na Mèo, tạo thành các tour du lịch xuyên việt với nƣớc bạn Lào.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015) HUYỆN QUAN SƠN – TỈNH THANH HÓA (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)