Các quan điểm sử dụng đất đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015) HUYỆN QUAN SƠN – TỈNH THANH HÓA (Trang 58)

II. ĐỊNH HƢỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

2.2. Các quan điểm sử dụng đất đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trong giai đoạn tới việc khai thác và quản lý sử dụng đất đai của huyện Quan Sơn cần dựa trên hệ thống các quan điểm sau:

- Khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả quỹ đất đai:

Quỹ đất đai có hạn thì việc khai thác sử dụng tiết kiệm đất đai trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất của huyện. Tuỳ theo khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo trên cơ sở có đầu tƣ khai thác để sử dụng tối đa quỹ đất chƣa sử dụng.

Trang 57

- Duy trì và bảo vệ đất nông - lâm nghiệp:

Tăng cƣờng bảo vệ vốn rừng hiện có, trồng mới rừng ở các khu vực đất trống đồi núi trọc. Hạn chế mức tối đa chuyển đất lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Từng bƣớc nâng cao hệ số sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa cây trồng - vật nuôi.

- Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai:

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Quan Sơn có những khởi sắc và bƣớc tiến nhất định. Trong tƣơng lai, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại - du lịch, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sử dụng đất của huyện. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sẽ có xu hƣớng tăng mạnh, diện tích đất chƣa sử dụng giảm dần.

- Bảo vệ môi trường đất đai ổn định lâu dài:

Sử dụng đất đai trên nguyên tắc khai thác đi đôi với bảo vệ đất và đảm bảo sinh thái bền vững. Trong sản xuất công nghiệp, các chất thải đƣợc xử lý kịp thời, tránh huỷ hoại đất đai, gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí, tiếng ồn. Đối với nông nghiệp tính độc hại của các chế phẩm hoá học nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng cần đƣợc xem xét cụ thể để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trƣờng và phá vỡ cân bằng sinh thái.

Tăng cƣờng đầu tƣ, thực hiện các dự án lâm nghiệp để bảo vệ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi những diện tích có khả năng trở thành rừng tự nhiên, trồng mới rừng PH, SX, nâng cao độ che phủ của rừng.

2.3. Định hƣớng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo

Định hƣớng sử dụng đất đai huyện Quan Sơn đến năm 2020 đƣợc xây dựng trên cơ sở:

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

- Định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Quan Sơn đến năm 2020 đã đƣợc phê duyêt (theo Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh).

- Các chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ phát triển của trung ƣơng, tỉnh, huyện. - Tiềm năng đất đai của huyện.

- Quan điểm khai thác sử dụng đất đai của huyện. - Nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành.

Quan Sơn là một huyện miền núi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ 79,5% tổng diện tích đất tự nhiên, việc lập quy hoạch sử dụng đất của huyện tuân thủ các nguyên tắc sau:

Sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Sử dụng đúng tiềm năng, đúng mục đích, kết hợp với phát triển quỹ đất theo hƣớng làm tăng

Trang 58

độ phì của đất, thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả đầu tƣ trên đất; bảo vệ môi trƣờng, đa dạng sinh học và tạo hệ sinh thái bền vững.

Bảo vệ diện tích đất nông nghiệp hợp lý, nhất là diện tích đất lúa nƣớc nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực của huyện; tăng độ che phủ của rừng nhằm bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.

Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển đổi sử dụng đất trong nông nghiệp theo hƣớng nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa; hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh cao; quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp; tạo điều kiện để các hộ nông dân tích tụ đất đai theo quy hoạch nhằm mở rộng quy mô sản xuất đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Chuyển đổi một phần quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp (xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ và các công trình hạ tầng xã hội khác…) đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trên địa bàn. Đẩy mạnh khai hoang quỹ đất chƣa sử dụng để tăng quỹ đất nông nghiệp, bổ sung một phần đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sang phi nông nghiệp.

Trên cơ sở Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, ƣu tiên dành quỹ đất để bố trí xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề, dịch vụ; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong quá trình CNH, HĐH của huyện, đảm bảo nguyên tắc hạn chế mở rộng vào khu vực đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa.

Với nguyên tắc trên, dự kiến hƣớng bố trí sử dụng đất của huyện từ nay đến năm 2020 nhƣ sau:

2.3.1. Định hƣớng sử dụng đất sản xuất lâm - nông nghiệp.

- Ƣu tiên bố trí những khu vực diện tích có điều kiện canh tác thuận lợi cho sản xuất lƣơng thực, thực hiện thâm canh, đƣa nhanh các loại giống có năng suất cao vào những vùng canh tác thuận lợi để từng bƣớc tăng dần sản lƣợng lƣơng thực trong huyện. Chuyển những vùng thiếu nƣớc sang trồng cây màu lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ ngô, đậu tƣơng, lạc, vừng… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho chăn nuôi. Góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực cung cấp nhu cầu tiêu dùng, vừa tạo ra một lƣợng sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài huyện.

- Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của huyện Quan Sơn, ngoài việc đảm bảo cân bằng sinh thái còn cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiêp chế biến lâm sản. Trong kỳ quy hoạch cần bố trí cơ cấu các loại rừng phù hợp vừa tăng độ che phủ, đảm bảo phát triển bền vững vừa tổ chức khai thác thực hiện tăng trƣởng ngành góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội toàn huyện. Định hƣớng phát triển.

Trang 59

Phát triển lâm nghiệp toàn diện, kinh doanh rừng sản xuất theo hƣớng đa canh, đa dạng các sản phẩm nông lâm kết hợp, gắn với công nghiệp chế biến tạo ra hàng hoá phong phú.

Bảo vệ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh rừng, cải tạo rừng nghèo kiệt, trồng mới. Sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo hƣớng bền vững, tăng cƣờng phát triển kinh tế vƣờn đồi, mở rộng diện tích rừng luồng, tạo bƣớc chuyển biến đột phá về sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng trữ lƣợng và sản phẩm khai thác hàng năm.

2.3.2 Định hƣớng sử dụng đất ở đô thị và khu dân cƣ nông thôn.

- Theo Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020 huyện Quan Sơn có 4 đô thị gồm:

+ Thị trấn Quan Sơn: Đến năm 2020 là đô thị loại V, với dân số 7.000 ngƣời, diện tích 150 ha.

+ Thị trấn Na Mèo: Đến năm 2020 là đô thị loại V, với dân số 7.000 ngƣời, diện tích 150 ha.

+ Thị trấn Sơn Điện: Đến năm 2020 là đô thị loại V, với dân số 4.000 ngƣời, diện tích 150 ha.

+ Thị trấn Trung Hạ: Đến năm 2020 là đô thị loại V, với dân số 4.000 ngƣời, diện tích 150 ha.

Trong những năm tới triển khai thực hiện tốt dự án bố trí xắp xếp dân cƣ vùng bị ảnh hƣởng thiên tai đã đƣợc phê duyệt. Quy hoạch ổn định dân cƣ ở 3 bản Mông: Ché Lầu (xã Na Mèo), Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thuỷ); Quy hoạch xây dựng mới 8 bản theo dự án ổn định dân cƣ : bản Piềng Vờn (xã Na Mèo), Vũng Cộp (xã Sơn Thuỷ), Chiềng Lào, Bơn Thành (xã Mƣờng Mìn), Piềng Trang (xã Trung Xuân), Piềng Khoé, Piềng Noóc (xã Tam Lƣ), Na Phƣờng (xã Sơn Điện) để tạo mật độ dân cƣ hợp lý trên địa bàn phục vụ mục tiêu kết hợp giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh biên giới... theo Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh Thanh Hoá.

2.3.3. Định hƣớng sử dụng đất ngành công nghiệp và xây dựng.

Xây dựng công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GTSX công nghiệp ( giá CĐ 94 ) thời kỳ 2011 - 2020 đạt 35,5%/năm; trong đó: thời kỳ: 2011 - 2015: 22,4%/năm; thời kỳ: 2016 - 2020: 50,0%/năm. Tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp năm 2015 chiếm 4,8% và năm 2020 là 16,8% trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện.

- Công nghiệp chế biến gỗ lâm sản, chế biến gỗ tinh, mây tre đan… phục vụ xuất khẩu.Đến năm 2020: Gỗ ván ép 50.000,0 m3; đồ mộc cao cấp đạt 5.000 sản phẩm; đữa tre, cót ép đạt 5.000,0 tấn…

Trang 60

- Chế biến lƣơng thực, thực phẩm: Đến năm 2020 đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc đạt công suất 2.000,0 tấn/năm tại thị trấn huyện.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Đến năm 2020 khai thác đá các loại đạt 30.000,0 m³; khai thác cát, sỏi đạt 20.000,0 m3…

- Phát triển các ngành công nghiệp khác: Cơ khí sửa chữa, dệt may và tiểu thủ công nghiệp;… khôi phục, phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống phục vụ tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu;… đồng thời du nhập một số ngành nghề mới để tạo thêm việc làm thu hút lao động..

- Phát triển các cụm công nghiệp.

+ Cụm công nghiệp Sơn Lƣ quy mô 5,0 ha ( sản xuất ván ép, mây tre đan, chế biến lƣơng thực thực phẩm, nghề thủ công truyền thống, sửa chữa quy mô nhỏ, làm hàng thủ công mỹ nghệ ).

+ Cụm công nghiệp xã Trung Hạ quy mô 7,0 ha ( sản xuất cơ khí nhỏ, dệt thổ cẩm, chế biến nông - lâm sản, chế biến hàng mỹ nghệ từ lâm sản, hàng thủ công mây tre đan phục vụ cho xuất khẩu ).

2.3.4. Định hƣớng sử dụng đất ngành thƣơng mại, dịch vụ và du lịch.

- Phát triển ngành thƣơng mại, dịch vụ và du lịch với tốc độ nhanh và đa dạng, tạo việc làm và đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế chung toàn huyện. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GTSX (giá CĐ 94) bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16,8%/năm; trong đó: thời kỳ: 2011 - 2015: 16,57%/năm; thời kỳ: 2016 - 2020: 17,5%/năm. Tỷ lệ đóng góp của ngành trong tổng GTSX toàn huyện khoảng 38,3% năm 2015, đến năm 2020 là 39,1%.

- Đầu tƣ xây dựng mới 2 trung tâm thƣơng mại: thị trấn huyện và Tam Thanh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo, mở rộng hợp tác mậu dịch đƣờng biên, giao lƣu kinh tế - văn hóa với các huyện Viêng Say, Sầm Tớ và các huyện của tỉnh Hủa Phăn. Đến năm 2020, xây dựng mới thêm các chợ: Trung Hạ, Bản Mìn - Mƣờng Mìn, Bản Hậu - Tam Lƣ đạt tiêu chuẩn chợ loại 3. - Phối hợp phát triển kinh tế cửa khẩu với chƣơng trình du lịch cả tỉnh, cả nƣớc để lập quy hoạch phát triển các điểm du lịch: cửa khẩu Na Mèo, hang Bo Cúng bản Chanh xã Sơn Thủy, động Nang Non xã Sơn Lƣ, thác bản Nhài xã Sơn Điện….

2.3.5. Định hƣớng sử dụng đất cho mục đích công cộng.

* Đất giao thông: Đến năm 2020 cần đầu tƣ, nâng cấp 71,5 km đƣờng liên xã và

cầu các loại, cụ thể nhƣ sau:

- Đƣờng vành đai thị trấn Quan Sơn 7,0 km; đƣờng Lốc Toong (xã Trung Tiến) – Nam Động 10,0 km; nâng cấp đƣờng liên xã từ thị trấn huyện - Trung Thƣợng - Sơn Hà 20,0 km; Tuyến Quốc lộ 217- bản Yên - đồn Biên phòng 499 (xã Mƣờng Mìn) 10,0 km; Quốc lộ 217 – bản Pạng (xã Tam Thanh) 6,0 km; Quốc lộ 217 – Pù Khạn (xã Trung Thƣợng) 6,0 km; Quốc lộ 217 – bản Xủa (xã Sơn Điện) 8,0 km; nâng cấp đƣờng bản Xầy (xã Trung Hạ) 4,5 km.

Trang 61

- Đƣờng giao thông nông thôn: Nâng cấp các tuyến đƣờng từ trung tâm xã đến các thôn, bản đạt tiêu chuẩn cấp IV, V miền núi, ƣu tiên những thôn đông dân cƣ làm trƣớc, dần từng bƣớc nâng cấp các tuyến từ vùng sản xuất hàng hoá đến các tuyến đƣờng huyện, tạo điều kiện giao lƣu kinh tế - xã hội ngày một thuận lợi. - Cầu cống: Cầu bê tông bản Lấm (thị trấn huyện); cầu treo bản Sủa (xã Sơn Điện); cầu treo bản Lợi (xã Trung Hạ); cầu treo bản Toong (xã Trung Tiến); cầu treo bản Son (xã Na Mèo).

- Bến xe: Quy hoạch 3 bến xe tại các xã: Thị trấn Quan Sơn (bến xe loại 5, diện tích 2.000m2); xã Mƣờng Mìn (bến xe loại 6, diện tích 800m2); Cửa khẩu Na Mèo (bến xe loại 4, diện tích 4.000m2

).

* Đất thuỷ lợi: Đến năm 2020, tu sửa nâng cấp 7 hồ đập và xây dựng mới 2 hồ đập, 1 trạm bơm đảm bảo cấp đủ nguồn nƣớc tƣới; kè lát hoàn chỉnh các tuyến kênh hiện có trên địa bàn huyện. Xây dựng kè bờ tả sông Lò tại thị trấn huyện.

* Đất phát triển cơ sở hạ tầng y tế:

- Nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân theo hƣớng tích cực. Đảm bảo mọi ngƣời dân đều đƣợc khám chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế.

- Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện lên 100 giƣờng, tăng thiết bị đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh của nhân dân. Xây dựng phòng khám đa khoa khu vực tại cửa khẩu Na Mèo, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2020.

* Đất phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục.

- Phát triển giáo dục theo hƣớng chuẩn hoá, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển giáo dục - đào tạo.

- Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, đến năm 2015 có 55,0% giáo viên mầm non, 70,0% giáo viên THCS và 30,0% giáo viên THPT đƣợc đào tạo trên chuẩn; đến năm 2020 các tiêu chí trên đều đạt 100%. Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia 70,0% năm 2015 và 90,0% năm 2020.

* Đất phát triển cơ sở hạ tầng thể dục, thể thao.

Đầu tƣ xây dựng trung tâm văn hoá huyện, sân thể thao tại các xã, các nhà văn hoá thôn, xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở; nâng cấp sân vận động huyện,... Phấn đấu đến năm 2015 có 70,0% số làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa; 75,0% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 30,0% số dân thƣờng xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao; 20,0% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. Năm 2020, trên 50,0% số dân thƣờng xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao; 30,0% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, cơ bản hoàn thành cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cƣ.

Trang 62

PHẦN IV

PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KT - XH TRONG KỲ QUY HOẠCH 1.1. Chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế.

Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng GDP (giá CĐ) bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 14,5%/năm. Trong đó:

* Giai đoạn 2011-2015:Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP (giá CĐ) bình quân đạt 13%-13,5%/năm. Trong đó: Nông nghiệp đạt 8,0%-8,5%; Công nghiệp đạt 19%-19,5%; Dịch vụ đạt 16%-16,5%.

* Giai đoạn 2016-2020:Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP (giá CĐ) bình quân đạt 15,5%-16,0%/năm. Trong đó: Nông nghiệp đạt 7,5%-8,0%; Công nghiệp - Xây dựng đạt 25%-25,5%; Dịch vụ đạt 17%-17,5%.

1.1.2. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành).

Năm 2015 Năm 2020

+ Nông - lâm - thuỷ sản: 40,0% 27,0%

+ Công nghiệp - Xây dựng: 26,0% 38,0%

+ Dịch vụ: 34,0% 35,0%

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015) HUYỆN QUAN SƠN – TỈNH THANH HÓA (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)