Tác động của hành vi chuyển giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 31 - 34)

1.2.1. Đối với doanh nghiệp FDI

Tác động tích cực

Thông qua chuyển giá, các nhà quản trị doanh nghiệp FDI kiểm soát được lưu chuyển tiền tệ bằng việc thực hiện điều chỉnh nguồn vốn, phân phối lợi nhuận, tăng khả năng thu hồi vốn và phân bổ nguồn lực theo cách tối ưu nhất đối với mục tiêu của mình. Từ sự gia tăng lợi nhuận tổng thể (giảm số thuế phải nộp nhờ chuyển giá), doanh nghiệp FDI nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường để mở rộng quy mơ, hình thức sản xuất, kinh doanh, hay thâm nhập sâu hơn, thậm chí chiếm lĩnh thị trường, khai thác tiềm năng tại các quốc gia nhận đầu tư.

Doanh nghiệp FDI và các bên liên kết có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản của mình bằng việc định giá cao tài sản khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc tham gia góp vốn đầu tư tại nước nhận đầu tư. Đây cũng là một kênh phổ biến cho việc thanh lý những thiết bị lỗi thời, lạc hậu sang nước có trình độ cơng nghệ thấp hơn, đồng thời có thêm nguồn vốn để nâng cấp cơng nghệ mới hiện đại, năng suất cao hơn.

Các rủi ro nhờ chuyển giá cũng được phân tán, giảm thiểu khi có biến động về tỷ giá, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu... Các doanh nghiệp FDI cịn có thể tránh được rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển thường có chi phí khơng nhỏ nhưng khơng phải lúc nào cũng mang lại giá trị thực tiễn.

Từ lợi thế về giá trị tài sản góp vốn thơng qua chuyển giá, doanh nghiệp FDI nắm được quyền chủ động ("phần chuôi") trong quản lý, kiểm sốt, sau đó thao túng được doanh nghiệp liên doanh, dần tiến tới thâu tóm tồn bộ doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế, chuyển giá sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp FDI năng động, linh hoạt hơn trong việc hình thành và xây dựng chiến lược tài chính - kinh doanh.

Tác động tiêu cực

Việc xử phạt đối với các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI khi bị phát hiện tuỳ thuộc vào các quy định pháp luật của từng quốc gia và quy mô của các hành vi chuyển giá được cơ quan nước sở tại xác định thì sẽ có những hình

thức xử phạt khác nhau, có thể phạt bằng tiền hoặc bằng việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn.

Hoạt động tài chính của các bên liên kết sẽ có sự phức tạp hơn vì chính sách thuế khác nhau của các quốc gia khác nhau dẫn đến chiến lược chuyển giá của công ty cũng phải thay đổi theo. Tại doanh nghiệp FDI chuyển giá, kết quả hạch tốn phản ánh khơng trung thực kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ thiếu cơ sở thực tiễn tin cậy.

Doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh và khả năng tiếp cận thị trường từ việc bị xác định có hành vi chuyển giá, thậm chí cịn bị cơng chúng lên án và tẩy chay.

1.2.2. Đối với nước được chuyển lợi nhuận đến

Tác động tích cực

Thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngồi có thể là các chi nhánh, cơng ty con hoặc trụ sở chính đăng ký hoạt động, đồng thời các ngành nghề phục vụ cho mục tiêu chuyển giá như nghiên cứu phát triển, dịch vụ quảng cáo, bán hàng, tư vấn... cũng được kích thích phát triển.

Ngoại trừ trường hợp các nước có thuế suất thuế TNDN quá thấp hoặc thuế suất 0%, các "khoản thu nhập chịu thuế" từ nơi khác chuyển đến sẽ góp phần làm gia tăng cho nguồn thu quốc gia.

Tác động tiêu cực

Nguồn thu thuế có được từ hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI không bền vững và nguồn thu này không phản ánh đúng sức mạnh của nền kinh tế, theo đó trong dài hạn có thể phải chịu tác động tiêu cực bởi sự "méo mó" này.

1.2.3. Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Tác động tích cực

Trường hợp nước nhận đầu tư là nước được chuyển lợi nhuận đến nhờ mức thuế suất hấp dẫn thì nước nhận đầu tư sẽ có thêm nguồn thu. Tuy nhiên, với mức thuế suất thuế TNDN là thấp nên giá trị thu được thường không lớn.

Đối với mục tiêu thu hút FDI nhằm thực hiện những vấn đề khác như tăng vốn đầu tư, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, tiếp thu khoa học – công nghệ,

phát triển công nghiệp phụ trợ... dù chuyển giá gây cho nước tiếp nhận đầu tư mất nguồn thu về thuế nhưng lại là "công cụ", "phương tiện" để nước sở tại "chấp nhận đánh đổi "nhằm đạt được các mục tiêu đã được xác định trước.

Tác động tiêu cực

Nước nhận đầu tư sẽ mất một nguồn thu từ thuế khi quyền đánh thuế hợp pháp của quốc gia này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI và lợi nhuận được chuyển đến các bên liên kết tại các nước khác.

Chuyển giá gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng của nhà nước ở nước nhận đầu tư. Nếu hoạt động chuyển giá diễn ra với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thuế là công cụ để nhà nước thực hiện các mục tiêu vĩ mô, khắc phục một phần thất bại của thị trường và bảo đảm cho việc phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả cao hơn. Vấn đề chuyển giá thơng qua chi phí mua ngun vật liệu, máy móc thiết bị, tài sản vơ hình được đẩy lên cao làm gia tăng giá trị nhập khẩu sẽ khiến cho nước tiếp nhận đầu tư mất đi một lượng ngoại tệ, nếu ở quy mô lớn sẽ làm sai lệch cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cơ cấu vốn trong nền kinh tế của nước chủ nhà cũng phản ánh khơng chính xác. Dưới hình thức này, thị trường nước nhận đầu tư phải chịu mức giá cao bất hợp lý, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước sở tại, tạo nên những khó khăn mới cho khả năng kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, chỉ số ICOR của khu vực kinh tế có FDI tăng cao, thậm chí cao hơn các khu vực khác như kinh tế nhà nước, kéo theo những sai lệch trong điều hành kinh tế vĩ mơ và hoạch định chính sách của nước tiếp nhận đầu tư.

Các doanh nghiệp FDI được kỳ vọng mang lại những tiến bộ về khoa học, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, nâng cao đến các nước đang phát triển. Tuy nhiên, chuyển giá khiến cho việc nhập khẩu thiết bị, công nghệ lỗi thời, lạc hậu được các doanh nghiệp FDI "ưu tiên", dẫn đến hệ quả nước tiếp nhận đầu tư không đạt được mục tiêu kỳ vọng về tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại và việc đào tạo, nâng cao chất lượng quản lý, nguồn nhân lực không được coi trọng.

Với sức mạnh của mình và sự hỗ trợ của các thành viên liên kết, doanh nghiệp FDI sẽ dần trở nên độc quyền và thao túng thị trường trong nước, kiểm sốt giá cả và làm mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do, gây nên sự thiếu bình đẳng

giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đối với các doanh nghiệp của nước nhận đầu tư khi liên doanh còn gặp vấn đề do phải trả chi phí cao nên doanh nghiệp liên doanh có thể bị thua lỗ, cần tiếp tục đổ vốn vào để thay đổi công nghệ, nghiên cứu phát triển, tiếp cận thị trường... Trong điều kiện nguồn lực trong nước hạn chế, hoặc có thể do khơng chịu nổi tình trạng thua lỗ, buộc phải thối vốn, rút khỏi liên doanh, chuyển công ty liên doanh thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngồi. Nói cách khác, chuyển giá tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng, gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa (tạo ra lợi thế từ việc tối thiểu hóa số thuế phải nộp và tối đa hóa lợi nhuận của tồn cục, thậm chí chịu lỗ dài hạn).

Ngồi ra, để ứng phó với hành vi chuyển giá, cơ quan thuế của nước sở tại phải tìm kiếm những biện pháp kiểm sốt có hiệu quả, điều này làm phát sinh tăng chi phí quản lý và tăng rủi ro trong quản trị thuế của nhà nước (bao gồm rủi ro chuyên môn và đạo đức của công chức thuế) do phải đầu tư về con người, hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu, sự phối hợp liên ngành, hoạt động thanh tra, kiểm tra... Nếu nước tiếp nhận đầu tư khơng có những giải pháp hữu hiệu để ứng phó với hành vi chuyển giá, lợi ích của việc thu hút FDI có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)