Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 54 - 57)

2.3.1. Tình hình chuyển giá tại Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đi lên từ nguồn vốn FDI và là điểm đến của các MNC hàng đầu thế giới. FDI đóng góp khơng nhỏ cho q trình phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc, quá trình thu hút nguồn vốn này của Trung Quốc được chia thành 3 giai đoạn chính: Thăm dị (1979-1985); tăng trưởng và ổn định (1986-1991); điều chỉnh tiến tới phù hợp, hiệu quả (từ năm 1992 đến nay). Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc luôn là một trong những nước đứng đầu thu hút vốn FDI, trong đó tổng số vốn đầu tư FDI đăng ký năm 2014 lên tới 128 tỷ USD để là năm đầu tiên vượt qua Mỹ và đứng đầu danh sách quốc gia thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới (kể từ năm 2003). Trung Quốc thực hiện thu hút FDI thử nghiệm ở các đặc khu kinh tế, sau đó mở rộng ra các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do chú trọng thu hút FDI về số lượng nên quốc gia này đã có thời gian thiếu kiểm sốt, bng lỏng về cơng nghệ nhập khẩu gây tổn hại đến môi trường, nhưng đến nay, việc kiểm sốt cơng nghệ chuyển giao từ nguồn vốn FDI kèm với bảo vệ môi trường luôn được đề cao. Trung Quốc có được sự phát triển vượt bậc như hiện nay bởi q trình khơng ngừng hồn thiện các chính sách thu hút vốn FDI, thận trọng mở cửa và phát triển cân đối các vùng miền.

Tuy nhiên, cũng như các nước đang phát triển khác, bên cạnh những thành quả đạt được, quốc gia này cũng đang đối mặt với vấn đề chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI. Năm 1993, Trung Quốc có 54% số doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ, đến năm 1994 là 63% và năm 1995 là 70%. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý kinh tế Trung Quốc thì đây chủ yếu là hiện tượng chuyển giá, làm thất thu một khoản thuế lớn, giai đoạn 1994-1996 khoảng 7,1 tỷ USD. Trong giai đoạn 1996- 2000, có khoảng 60-65% doanh nghiệp FDI thơng báo lỗ và khơng đóng thuế. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp FDI còn mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng ở Trung Quốc. Một cuộc khảo sát năm 2007 của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã cho thấy khoảng 2/3 doanh nghiệp nước ngồi thua lỗ, đã cố tình thực hiện báo cáo sai sự thật và đã sử dụng chuyển giá để tránh nộp 30 tỷ Nhân Dân Tệ (4,39 tỷ USD) trong lĩnh vực thuế. Trước thực trạng này, Chính phủ Trung Quốc

đã tun bố: "Trốn thuế thơng qua chuyển giá của các công ty đa quốc gia chiếm 60% tổng số thuế thất thốt", và từ đó "gần 90% doanh nghiệp nước ngoài đang tạo ra lợi nhuận ngầm chủ yếu theo hình thức chuyển giá để trốn thuế...". Do đó, Trung Quốc đã thực hiện chính sách cứng rắn đối với vấn đề chuyển giá, phù hợp với quan điểm chung của các nước phát triển trên thế giới.

2.3.2. Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Trung Quốc

Thứ nhất, chú trọng tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho kiểm soát chuyển giá

Liên quan việc kiểm soát chuyển giá, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi Luật quản lý thuế (ngày 28/4/2001) và ban hành Nghị định 362 về việc Quy định chi tiết Luật quản lý việc đánh thuế và thu thuế, trong đó quy định thẩm quyền của cán bộ thuế, các thủ tục thống nhất hướng dẫn việc xác định giá chuyển giao đối với các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Trung Quốc. Ngày 16/3/2007, Trung Quốc thông qua Luật thuế doanh nghiệp sửa đổi, cập nhật những nội dung quy định về kiểm soát chuyển giá theo tinh thần của OECD. Quy định pháp luật này cung cấp cho Cục thuế Nhà nước (SAT) cơ sở để điều chỉnh thu nhập chịu thuế của người nộp thuế khi họ thực hiện các giao dịch với các bên liên kết chưa đúng theo nguyên tắc giá thị trường. Đến năm 2013, Trung Quốc xây dựng Luật chống chuyển giá. Có thể thấy, việc quy định và áp dụng các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá ở Trung Quốc chịu sự chi phối của chính sách thu hút đầu tư, do đó, về cơ bản các văn bản pháp lý về kiểm soát chuyển giá chỉ mới điều chỉnh với các MNC nhỏ và vừa và cịn mang tính chất thử nghiệm.

Thứ hai, các phương pháp áp dụng: Trong hoạt động kiểm soát chuyển giá,

khi phát hiện doanh nghiệp liên kết thực hiện giá chuyển giao không theo quy định, cơ quan quản lý Trung Quốc điều chỉnh giá theo nguyên tắc giá thị trường, chú trọng nhiều đến phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương pháp cộng chi phí và phương pháp dựa vào giá bán ra, song không loại trừ các phương pháp khác khi cần thiết. Thực tế tại Trung Quốc, phương pháp ước tính thu nhập chịu thuế (assessing taxable income) thường được áp dụng nhiều nhất khi doanh nghiệp không minh bạch trong việc đưa thơng tin chính xác về giao dịch, bằng cách sử dụng tỷ suất lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó (hoặc doanh nghiệp tương tự),

sử dụng phương pháp chi phí cộng với phí tổn hợp lý (hoặc lợi nhuận biên), hoặc theo một tỷ lệ hợp lý tổng lợi nhuận của cả tập đoàn...

Thứ ba, yêu cầu tài liệu khi nộp tờ khai thuế, thanh tra, kiểm tra về giá chuyển giao: Luật Thuế TNDN yêu cầu những người nộp thuế có liên quan đến giao dịch với

các bên liên kết phải gửi tài liệu trình bày rõ về giao dịch với bên liên kết đó cùng với tờ khai thuế hàng năm. Người nộp thuế cũng được yêu cầu nộp các tài liệu liên quan như giá cả, tiêu chuẩn xác định chi phí, phương pháp tính tốn và giải thích khi được kiểm toán. Luật Thuế TNDN quy định như sau: Các doanh nghiệp có các giao dịch tài sản hữu hình liên quan đến các bên liên kết có giá trị hằng năm trên 200 triệu Nhân dân tệ (CNY) hoặc có các giao dịch giữa các bên liên kết trên 40 triệu CNY phải chuẩn bị tài liệu để giải trình rõ.

Thứ tư, hình thức xử phạt: Hiện nay chưa có quy định cụ thể về xử phạt đối với

việc xác định giá chuyển giao, các hình thức phạt liên quan chỉ là phạt hành chính: Chậm nộp tờ khai các giao dịch liên kết, mức phạt từ 2.000 CNY đến 10.000 CNY; Trường hợp phát hiện kê khai giảm thu nhập sẽ bị phạt đến 3 lần số thuế trốn, nếu nghiêm trọng thì gấp 5 lần (Nếu sai sót mang tính kỹ thuật, mức phạt áp dụng từ 10.000 CNY đến 50.000 CNY); Số thuế nợ sẽ tính lãi suất là 0,05%/ngày, nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan khác theo quy định thì phí tăng thêm này có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hồn toàn. Thời hạn truy thu tiền thuế thường là 3 năm trở về trước, đối với trường hợp trốn thuế lớn gây hậu quả nghiêm trọng là 5-10 năm.

Đánh giá chung

Về cơ bản Luật chống chuyển giá của Trung Quốc được xây dựng theo hướng dẫn của OECD, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm khác biệt cơ bản:

Nghĩa vụ thuế tại Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một doanh nghiệp có chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác nhau thì sẽ chịu thanh tra, kiểm tra về chuyển giá nhiều lần khác nhau tại những nơi đó.

Cơ quan thuế của tỉnh, thành phố này chấp nhận một vấn đề nào đó về thuế nhưng cơ quan thuế của địa phương khác tại Trung Quốc có thể lại khơng chấp nhận.

Điều này trái ngược với Mỹ khi các vấn đề thuế được chấp nhận ở bang/ tiểu bang này thì cũng được chấp nhận ở bang/ tiểu bang khác.

Nếu một doanh nghiệp bị xác định là có hành vi chuyển giá thì cơ quan thuế Trung Quốc sẽ đưa ra các điều chỉnh về định giá chuyển giao và áp đặt cho tất cả các loại thuế có liên quan (thuế TNDN, thuế GTGT, thuế XNK..), trong khi đó tại Mỹ thì chỉ áp dụng đối với thuế TNDN.

Các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên các dữ liệu từ việc so sánh bí mật, trong khi đó tại Mỹ và theo tinh thần của hướng dẫn từ OECD từ các nguồn thông tin đại chúng và công khai.

Luật thuế có liên quan đến vấn đề chống chuyển giá tại Trung Quốc được xây dựng trên sự hài hòa của hai mục tiêu là quản lý thuế và thu hút vốn FDI, tức là hoạt động chống chuyển giá không được làm thui chột mục tiêu thu hút vốn FDI của Trung Quốc.

2.4. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

Theo báo cáo năm 2011 của Tax Justice Network (TJN), tổng số trốn thuế của cả thế giới vượt quá 3,1 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 5,1% GDP thế giới, trong đó Châu Âu thiệt hại về thuế 1,5 nghìn tỷ USD, Châu Á là 666 tỷ USD. Tại ASEAN, đứng đầu là Thái Lan 25,8 tỷ USD, rồi đến Indonesia 17,8 tỷ USD, Malaysia 11,2 tỷ USD và Singapore 4,1 tỷ USD (Muzafar Shah Habibullah, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)