Cải cách thuế của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 81 - 82)

3.2. Thực trạng kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam

3.2.2. Cải cách thuế của Chính phủ

Thời gian qua, thể chế và chính sách thuế từng bước được sửa đổi theo hướng đơn giản, minh bạch, rõ ràng hơn theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, cùng với việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính thuế đang tác động tích cực tới các doanh nghiệp.

Chỉ số nộp thuế chung của Việt Nam theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2017 của Ngân hàng Thế giới là 167/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc so với năm 2016. Thủ tục hành chính thuế được điện tử hóa, cụ thể tính đến hết năm 2016, hệ thống khai thuế qua mạng và dịch vụ nộp thuế điện tử đã được triển khai ở 63/63 tỉnh, thành phố với 99,8% doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước (566.662/ 567.768 doanh nghiệp). Số lần khai thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 5 lần/năm xuống còn 1 lần/năm; bãi bỏ quy định khống chế một số khoản chi phí hợp lý, hợp lế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuế được cắt giảm từ 537 giờ/năm vào năm 2013 xuống còn 117 giờ/năm, giảm 420 giờ/năm.

Việt Nam đã có những bước tiến mạnh trong cải cách chính sách thuế TNDN, góp phần tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế đồng thời hạn chế động lực thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC. Bên cạnh việc giảm dần thuế suất thuế TNDN, Việt Nam còn mở rộng diện chịu thuế, tăng cường quản lý chặt chẽ các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế. Thuế suất thuế TNDN giảm từ 28% (trước năm 2009) xuống

còn 25% và đến 01/01/2014 là 22%; từ 01/01/2016 thuế suất thuế TNDN phổ thông của Việt Nam là 20%. Việc giảm thuế suất thuế TNDN của Việt Nam đảm bảo tính tương đồng thuế suất thuế TNDN với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời là một nhân tố góp phần giảm động cơ chuyển giá của chi nhánh các MNC. Việc giảm thuế suất của Việt Nam cũng phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu, cụ thể: tại châu Âu, thuế suất bình quân thuế TNDN của nhiều nước giảm từ 40% (năm 1995) xuống còn 23% (năm 2012), Singapore từ 26% (năm 2000) đến hiện nay còn 17%; Malaysia giảm từ 28% xuống còn 25%; Campuchia duy trì thuế suất 20%...

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quan tâm việc cải cách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập cá nhân. Cải cách thuế của Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là có nhiều nét mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam và theo những tiêu chuẩn chung của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)