Thực trạng kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 79)

3.2.1. Xây dựng khung pháp lý về kiểm soát chuyển giá

Tại Việt Nam, khn khổ pháp lý về kiểm sốt chuyển giá đang từng bước được hoàn thiện. Thơng tư 74/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam quy định về chuyển giá, lần lượt được thay thế bởi các Thông tư 89/1999/TT-BTC và Thông tư 13/2001/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngồi ở Việt Nam Thơng tư 128/2003/TT- BTC ngày 22/12/2003 thay thế Thông tư 13/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính). Ngày 19/12/2005, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 117/2005/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết quy định đầy đủ hơn và đã có sự tương đồng với hướng dẫn của OECD. Các văn bản này đã thể hiện tinh thần cốt lõi của vấn đề chuyển giá là xác định lại giá chuyển giao theo nguyên tắc giá thị trường, song mới chỉ dừng lại ở đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp FDI (chuyển giá quốc tế) mà chưa áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước (chuyển giá nội địa).

Văn bản pháp lý về chống chuyển giá được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được nêu lần đầu tại Thơng tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Văn bản này đã khắc phục những bất cập, hạn chế của Thông tư 117/2005/TT-BTC và được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao, tức là xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường. Theo đó, có 5 phương pháp xác định giá thị trường là: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; Phương pháp giá bán lại; Phương pháp giá vốn cộng lãi; Phương pháp so sánh lợi nhuận; Phương pháp tách lợi nhuận.

Xét trên cấp độ pháp lý cao hơn được nêu tại Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế, trong đó quy định cơ quan thuế có quyền ấn định thuế khi người nộp thuế "Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thơng thường trên thị trường", dù khơng hồn toàn xử lý vấn đề chuyển giá, song cũng tạo ra căn cứ pháp lý nhất định để xử lý vấn đề này.

Ngày 24/02/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đây được coi là văn bản pháp lý cao nhất để xử lý các doanh nghiệp có hành vi chuyển giá, nằm trong khn khổ công tác cải cách thuế của Việt Nam khi xem xét đến các chương trình hành động chống xói mịn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (BEPS) theo khuyến nghị của OECD (Kể từ tháng 7/2013, OECD đã ban hành 15 chương trình hành động).

Nghị định này đã quy định các nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định giá giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết. Nghị định 20/2017/NĐ-CP đưa ra những quy định mới về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết tại Việt Nam, bao gồm chuẩn bị Hồ sơ kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo ba cấp (Hồ sơ thơng tin tập đồn toàn cầu, Hồ sơ quốc gia và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia), các mẫu tờ khai giao dịch liên kết mới, hướng dẫn về khấu trừ chi phí phát sinh từ giao dịch liên kết và chi phí lãi vay. Nghị định này đã mở rộng phạm vi diễn giải đối với một số quy định hiện hành, đồng thời đưa ra một số khái niệm, nguyên tắc mới theo hướng dẫn của OECD và Chương trình hành động BEPS. Nghị định 20/2017/NĐ-CP đã đưa ra Nguyên tắc "Bản chất quyết định hình thức" – là nguyên tắc để cơ quan thuế áp dụng trong công tác quản lý, kiểm tra và thanh tra giá giao dịch liên kết; đồng thời, nguyên tắc này cũng là cơ sở cho việc soạn thảo các điều khoản và quy định được nêu trong Nghị định này.

Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP có hiệu lực thay thế cho Thơng tư 66/2010/TT-BTC được đánh giá là đánh dấu mốc phát triển quan trọng nhất trong hệ thống quy định pháp luật về giá giao dịch liên kết tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua, thể hiện nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước trong đấu tranh kiểm soát chuyển giá; đồng thời thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thuế mang tính nhất quán đối với khung chính sách thuế tồn cầu về tính minh bạch và nỗ lực chống né thuế.

Bên cạnh đó, thời gian qua Việt Nam đã có nhiều bước đi tích cực trong hiện thực hóa và áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế: Ngày 22/07/2013, Nghị định 83/2013/NĐ-CP được ban hành đã có quy định về cơ chế thỏa thuận giá trước; Thông tư 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 hướng dẫn việc áp

dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế APA. Theo quy định, APA là thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định thuế cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. APA được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp và có nhiều ưu điểm nổi bật nên ngày càng được ưa chuộng đối với doanh nghiệp và cơ quan thuế các nước.

Có thể thấy, Việt Nam đang có những bước đi nỗ lực đưa nền kinh tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới với những chuyển biến tích cực về pháp luật, mơi trường đầu tư và các chính sách ngày càng gần với thơng lệ quốc tế, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.2. Cải cách thuế của Chính phủ

Thời gian qua, thể chế và chính sách thuế từng bước được sửa đổi theo hướng đơn giản, minh bạch, rõ ràng hơn theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, cùng với việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thơng tin trong q trình thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính thuế đang tác động tích cực tới các doanh nghiệp.

Chỉ số nộp thuế chung của Việt Nam theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2017 của Ngân hàng Thế giới là 167/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc so với năm 2016. Thủ tục hành chính thuế được điện tử hóa, cụ thể tính đến hết năm 2016, hệ thống khai thuế qua mạng và dịch vụ nộp thuế điện tử đã được triển khai ở 63/63 tỉnh, thành phố với 99,8% doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước (566.662/ 567.768 doanh nghiệp). Số lần khai thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 5 lần/năm xuống còn 1 lần/năm; bãi bỏ quy định khống chế một số khoản chi phí hợp lý, hợp lế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuế được cắt giảm từ 537 giờ/năm vào năm 2013 xuống còn 117 giờ/năm, giảm 420 giờ/năm.

Việt Nam đã có những bước tiến mạnh trong cải cách chính sách thuế TNDN, góp phần tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế đồng thời hạn chế động lực thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC. Bên cạnh việc giảm dần thuế suất thuế TNDN, Việt Nam còn mở rộng diện chịu thuế, tăng cường quản lý chặt chẽ các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế. Thuế suất thuế TNDN giảm từ 28% (trước năm 2009) xuống

còn 25% và đến 01/01/2014 là 22%; từ 01/01/2016 thuế suất thuế TNDN phổ thông của Việt Nam là 20%. Việc giảm thuế suất thuế TNDN của Việt Nam đảm bảo tính tương đồng thuế suất thuế TNDN với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời là một nhân tố góp phần giảm động cơ chuyển giá của chi nhánh các MNC. Việc giảm thuế suất của Việt Nam cũng phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu, cụ thể: tại châu Âu, thuế suất bình quân thuế TNDN của nhiều nước giảm từ 40% (năm 1995) xuống còn 23% (năm 2012), Singapore từ 26% (năm 2000) đến hiện nay còn 17%; Malaysia giảm từ 28% xuống còn 25%; Campuchia duy trì thuế suất 20%...

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quan tâm việc cải cách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập cá nhân. Cải cách thuế của Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là có nhiều nét mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam và theo những tiêu chuẩn chung của thế giới.

3.2.3. Hợp tác quốc tế về thuế

Đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó 02 Hiệp định mà Nghị định thư điều chỉnh đang chờ có hiệu lực; 08 Hiệp định chưa có hiệu lực, cịn lại tất cả các Hiệp định và Nghị định thư điều chỉnh đều đã có hiệu lực pháp lý. Điều này góp phần làm giảm áp lực về thuế cho các nhà đầu tư, từ đó góp phần giảm động cơ thực hiện hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia. Căn cứ các hiệp định tránh đánh thuế trùng này, cơ quan thuế của các quốc gia có thể cung cấp cho nhau các số liệu liên quan đến các vấn đề về thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa của các cơng ty đa quốc gia có trụ sở tại các quốc gia khác nhau. Thơng qua các hiệp định này thì các quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với nhau trong cơng tác kiểm sốt và chống chuyển giá. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thường hướng vào các loại thu nhập như cổ tức, tiền lãi vay, thu nhập tiền bản quyền hay lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, thực hiện bằng cách: (i) Miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; (ii) Khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.

Hiệp định tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước/vùng lãnh thổ trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài

sản. Cơ quan thuế của các quốc gia có thể cung cấp cho nhau các số liệu liên quan đến các vấn đề thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa của các MNC có chi nhánh ở các quốc gia. Việt Nam cũng đang có những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng cơ chế hợp tác kiểm soát chuyển giá giữa các cơ quan thuế. Đặc biệt, Việt Nam đã áp dụng cơ chế APA song phương và đa phương – một cơ chế được đánh giá cao trong việc kiểm sốt chuyển giá của các cơng ty đa quốc gia dựa trên cơ chế kiểm soát giá của cơ quan thuế các nước mà MNC có hoạt động kinh doanh, có phát sinh giao dịch. Đây được kỳ vọng là giải pháp sẽ đem lại nhiều nét mới trong kiểm soát chuyển giá.

3.2.4. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực

Để quản lý thuế đối với hoạt động giá chuyển nhượng, từ năm 2012 Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ quản lý giá chuyển nhượng, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm với 4 nhiệm vụ chính: Nghiên cứu các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng quy trình thanh tra và đào tạo, tập huấn kỹ năng cho cán bộ công chức. Sau một thời gian tổ chức hoạt động, nhận thấy sự cần thiết phải có một đơn vị chuyên trách, độc lập để tiếp tục triển khai toàn bộ các nội dung liên quan đến quản lý thuế đối với giao dịch liên kết, ngày 28/10/2015 Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính cho phép thành lập Phịng thanh tra giá chuyển nhượng thuộc thanh tra Tổng cục Thuế và phòng thanh tra tại 4 cục thuế: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Theo đó, phịng thanh tra giá chuyển nhượng tại các Cục thuế tỉnh, thành trên có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng tổ chức thực hiện công tác thanh tra giá chuyển nhượng trong phạm vi Cục thuế quản lý.

Cùng với cơng tác hồn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động, Tổng cục Thuế cũng quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng, phẩm chất, phù hợp với cơng việc kiểm sốt chuyển giá, hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ thuế quản lý doanh nghiệp FDI nhằm nâng cao nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật kiến thức về lý thuyết, đồng thời cập nhật thông tin về các trường hợp và cách thức giải quyết thực tế cho cán bộ. Ngoài ra, các cán bộ phụ trách thường được tạo điều kiện đi đào tạo bồi dưỡng tại các nước phát triển, học tập kinh nghiệm và cách thức xác định, xử lí giao dịch có liên kết từ các cơng ty kiểm tốn hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, các khóa đào tạo về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá cũng thường xuyên được tổ chức và nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực của cán bộ các cơ

quan hữu quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban chứng khoán nhà nước, cán bộ hải quan, đội ngũ giảng viên tại các trường kinh tế...). Có thể thấy, đây là bước đi đúng đắn của Việt Nam nhằm bồi dưỡng các cán bộ quản lý, đồng thời xây dựng được đội ngũ chuyên gia về kiểm soát chuyển giá.

3.2.5. Tổ chức kiểm soát chuyển giá

(1) Đẩy mạnh việc thực hiện các chuyên đề kiểm soát chuyển giá

Nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát chuyển giá trên phạm vi cả nước đối với những ngành nghề có nhiều giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế đã tổ chức phân công thực hiện các chuyên đề đến cục thuế các địa phương (năm 2011): Cục Thuế Hà Nội thực hiện xây dựng chuyên đề "Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản"; Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh với chuyên đề "Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực gia công dệt, may"; Cục Thuế Vĩnh Phúc là "Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy"; Cục Thuế Đồng Nai là "Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực sản xuất sợi và dệt vải"; Cục Thuế Bình Dương là "Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực sản xuất cơ khí".

Các chuyên đề này nhằm mục tiêu thu thập số liệu về các giao dịch, trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giá giao dịch, phối hợp cục thuế các địa phương xác định các hình thức liên kết của các doanh nghiệp FDI; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có nhiều nghi vấn (thua lỗ kéo dài, tính lãi lỗ theo chu kỳ…). Tới thời điểm hiện nay, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành may mặc, đây là dữ liệu quan trọng để vận dụng phương pháp chiết tách lợi nhuận trong việc xác định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)