2.1. Kinh nghiệm của Mỹ
2.1.2. Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Mỹ
Thứ nhất, chú trọng các văn bản pháp lý cao nhằm điều chỉnh hoạt động định giá chuyển giao
Mỹ quan tâm đến khung pháp lý điều chỉnh định giá chuyển nhượng trong nội bộ tập đồn, theo đó hướng dẫn các phương pháp định giá chuyển nhượng căn bản dựa trên phương pháp lợi nhuận. Phương pháp này xem xét giới hạn lợi nhuận ròng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu: Giá, phí, doanh số bán hàng, lợi nhuận mà đối tượng nộp thuế thực hiện từ hoạt động chuyển giao kiểm soát được. Từ việc xây dựng các chuẩn mực giá chuyển giao của các cơ quan quản lý thuế (năm 1934) nhằm đánh giá việc các giao dịch liên kết của các MNC có trụ sở tại nhiều nước có được thực hiện theo đúng mục đích về thuế TNDN của Mỹ, đến năm 1968, bộ luật các chuẩn mực giá chuyển giao và phương pháp định giá đặc biệt đã được ban hành bởi IRS. Năm 1986, Mỹ ban hành bổ sung mục 482 có các điều khoản tương ứng với tiêu chuẩn về thu nhập của việc chuyển giao tài sản, tức là giá chuyển giao của các tài sản hữu hình và vơ hình trong các doanh nghiệp liên kết phải được xác định tương đương với giá cung cấp cho bên thứ 3 hoặc giá của doanh nghiệp có sản phẩm tương tự. Đến năm 1992, Mỹ chỉnh sửa các điều khoản 482, 6038A và 6038C, 6503K của luật thuế nhằm yêu cầu những người nộp thuế phải cung cấp đầy đủ những tài liệu có liên quan; bổ sung điều khoản 6662e và h (năm 1993) về quy định mức xử phạt đối với chuyển giá; quy định mới về các tiêu chuẩn thu nhập, quy định về thủ tục mới và cách thức định giá chuyển giao. Bên cạnh đó, Mỹ cũng ban hành các quy định có liên quan đến chuyển giá quốc tế trên các mặt: Dịch vụ, tài sản hữu hình và vơ hình, tác động của những hạn chế pháp lý của nước ngoài... Những năm tiếp theo, Mỹ tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh và ban hành thêm các quy định mới có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên nộp thuế. Năm 2012, trước tình hình các MNC vẫn gia tăng hoạt động chuyển giá, Tổng thống Obama đề nghị cải cách hệ thống thuế theo hướng giảm thuế TNDN, nhưng tăng cường hồn thiện các cơng cụ kiểm sốt chuyển giá.
Đến nay đạo luật cơ bản và đầy đủ nhất về việc chống chuyển giá của Mỹ là Bộ Luật thu nội địa (Đạo luật IRS Sec 482), trên cơ sở đó, Cục thuế nội địa của Mỹ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về định giá chuyển giao, trong đó có văn bản tên là
"Sách trắng" (White Paper), đề cập đến các phương pháp định giá chuyển giao và đặt trọng tâm sử dụng phương pháp lợi nhuận (xem xét giới hạn lợi nhuận ròng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu: Giá phí, doanh số, lợi nhuận mà cơng ty MNC nộp thuế từ một loạt hoạt động chuyển giao kiểm soát được).
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh giá chuyển giao
Cùng với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, IRS cũng xác định rõ đối tượng áp dụng điều chỉnh chuyển giá là các công ty liên kết tham gia kinh doanh quốc tế. Tác dụng của việc xác định đối tượng là nhằm giới hạn phân vùng các doanh nghiệp trong quá trình xem xét điều tra, đồng thời là biện pháp để chống lại hình thức chuyển giá với mục đích giảm nghĩa vụ thuế. Mỹ xác định đối tượng điều chỉnh giá chuyển giao là các công ty liên kết tham gia kinh doanh quốc tế bao gồm:
- Doanh nghiệp Mỹ nắm giữ và kiểm soát một cách trực tiếp hay gián tiếp một doanh nghiệp ở nước ngoài;
- Các doanh nghiệp Mỹ đặt dưới sự nắm giữ và kiểm soát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp của một doanh nghiệp nước ngoài;
- Các doanh nghiệp Mỹ cùng với một hoặc nhiều doanh nghiệp nước ngồi cùng chịu sự kiểm sốt chung của một doanh nghiệp hoặc một tập đoàn ở nước ngoài.
Việc quy định này sẽ khoanh vùng các doanh nghiệp trong quá trình điều tra, đồng thời là biện pháp chống lại sự liên kết của các doanh nghiệp FDI nhằm mục tiêu né thuế.
Thứ ba, hoàn thiện các phương pháp định giá chuyển giao
IRS đưa ra nhiều phương pháp định giá chuyển giao làm căn cứ xác định thuế TNDN phải đóng, cụ thể: Phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương pháp chiết tách lợi nhuận, phương pháp so sánh lợi nhuận. Phương pháp chiết tách lợi nhuận được sử dụng nhiều nhất tại Mỹ bởi tính tối ưu để thực hiện, ít tốn kém nhất và việc xác định mức lợi nhuận hợp lý có thể so sánh được. Việc áp dụng phương pháp này được Cục thuế nội địa đưa ra những hướng dẫn riêng và cụ thể đối với tài sản vơ hình. Luật
kiểm sốt chuyển giá ở Mỹ khơng ưu tiên cụ thể phương pháp định giá chuyển giao và tự doanh nghiệp quyết định.
Thứ tư, đối với vấn đề xuất trình các tài liệu minh chứng
Mỹ ban hành các quy tắc điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ của các bên liên kết, theo đó, các quy tắc này địi hỏi cơng ty phải xuất trình các tài liệu minh chứng cần thiết để xác định kết quả các nghiệp vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết. Việc cung cấp những tài liệu minh chứng cho các hoạt động chuyển giao trong liên kết của các MNC do cơ quan thuế yêu cầu và được quy định trong Danh mục tài liệu yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp để quản lý chuyển giá của Hiệp hội các cơ quan thuế Châu Á - Thái Bình Dương (PATA).
Các thành viên PATA (Úc, Canada, Mỹ, Nhật) quy định nguyên tắc về một danh mục thống nhất các tài liệu đối tượng nộp thuế phải xuất trình nhằm đáp ứng được các yêu cầu quản lý giá chuyển giao. Một công ty đa quốc gia sẽ thực hiện đầy đủ quy định đầy đủ về tài liệu yêu cầu của từng nước thành viên nếu có đủ tài liệu theo Danh mục PATA, do đó, tránh được các nước thành viên phạt do thiếu các tài liệu yêu cầu đối với giao dịch đang được xử lý, nhưng dù đáp ứng đầy đủ các quy định về tài liệu, các thành viên PATA vẫn có quyền điều chỉnh giá chuyển giao. Hiện nay, Canada và Mỹ áp dụng hình thức phạt đối với các giao dịch liên quan đến giá chuyển giao trên cơ sở các nguyên tắc Danh mục PATA.
Danh mục PATA có 3 nguyên tắc chính là: (i) Các MNC cần nỗ lực (mức độ do cơ quan thuế xác định) xây dựng giá chuyển giao theo nguyên tắc giao dịch độc lập; (ii) Các MNC cần duy trì các tài liệu hiện hành chứng minh thực hiện theo nguyên tắc giao dịch độc lập; (iii) Các MNC cần nộp đúng thời hạn quy định các tài liệu khi được cơ quan thuế của các nước thành viên PATA yêu cầu.
Thứ năm, các biện pháp xử lý khi có bằng chứng vi phạm
Trường hợp cơ quan thuế Mỹ chứng minh được việc chuyển lợi nhuận qua giá chuyển giao giữa các doanh nghiệp liên kết, tức là đối tượng nộp thuế khơng đưa ra được bằng chứng về giao dịch bình thường theo nguyên tắc thị trường, thì cơ quan thuế có quyền điều chỉnh lại thu nhập của đối tượng nộp thuế và áp dụng mức phạt
từ 20-40% số thuế khai thiếu bị phát hiện do gian lận qua định giá chuyển giao. Ngoài ra, phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước, mức phạt bổ sung là 20% (hoặc 40%) trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức là mức 5 triệu USD (hoặc 20 triệu USD) với mức 10% (hoặc 20%) trên tổng số thuế phải nộp.
Thứ sáu, chú trọng cơng tác rà sốt, giám sát giá chuyển giao
Cùng với công tác hồn thiện các quy định pháp lý, tính riêng trong năm 2009, cơ quan thuế Mỹ đã tuyển dụng thêm trên 1.200 nhân viên, đến năm 2010 có thêm 800 nhân viên để thực hiện việc rà sốt, giám sát giá chuyển giao (Tạp chí CFO, 1/9/2009). Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá cũng được thực hiện có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào 05 nhóm ngành chính của Mỹ là: Thơng tin liên lạc, cơng nghệ và truyền thơng, nhóm ngành bán lẻ, thực phẩm, dược và nhóm ngành cơng nghiệp chăm sóc sức khỏe (Nguyễn Đại Thắng, 2018).
Thứ bảy, áp dụng biện pháp thỏa thuân trước về xác định giá (APA)
IRS đưa ra các quy tắc mang tính chi tiết hóa đối với những thỏa thuận về phân bổ chi phí và được cập nhật đối với các thủ tục trong APA. Các thỏa thuận APA đơn phương, APA song phương hoặc APA đa phương được thực hiện dưới sự điều chỉnh của Revenue Procedure 2006-9 (Pev.Proc.,2006-9) được sửa đổi tháng 12/2005. Đây là phương thức tốn kém về thời gian, chi phí, nhưng thời gian áp dụng khơng dài, do đó, chỉ khuyến khích các doanh nghiệp có quy mơ hoạt động lớn áp dụng phương pháp thỏa thuận giá APA. Ngoài ra, IRS yêu cầu các MNC phải cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu phục vụ cho cơng tác đàm phán APA và kiểm sốt hoạt động chuyển giá.
Đánh giá chung
Mỹ coi trọng đến tính chất pháp lý cao của văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động định giá chuyển giao của các MNC. Đến nay văn bản pháp lý cao nhất trong điều chỉnh hoạt động định giá chuyển giao của các công ty MNC ở Mỹ là đạo luật IRS Sec 482.
Cơ bản Mỹ vẫn áp dụng phương pháp truyền thống của OECD về định giá chuyển giao. Hướng dẫn của Mỹ về áp dụng các phương pháp này khá cụ thể, chi tiết và thống
nhất quan điểm của OECD với các nội dung chính như: Khái niệm, phương pháp xác định giá, yêu cầu về thông tin, chứng từ, lưu giữ hồ sơ của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, Mỹ và OECD vẫn có điểm khác biệt như: Cơ chế quản lý của Mỹ đặt vấn đề trách nhiệm chính cho cơ quan thuế trong việc xác định giá thị trường song văn bản ban hành cho việc thực hiện mang tính chất khuyến cáo để đối tượng nộp thuế thực hiện và có sự chuẩn bị trước; Mỹ có hướng dẫn cụ thể riêng cho việc giao dịch hàng hóa giao dịch vơ hình bởi đây là quốc gia có nhiều hoạt động chuyển giao các sản phẩm trí tuệ, bản quyền, thương hiệu... giữa công ty mẹ tại Mỹ với các cơng ty con ở nước ngồi.
Mỹ đã liên kết với các nước Canada, Nhật, Úc thống nhất ban hành Danh mục tài liệu thống nhất gọi là Danh mục PATA yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp cho cơ quan thuế khi thực hiện thanh tra giá chuyển giao. Danh mục PATA cơ bản giải quyết được những vấn đề mà các MNC gặp phải khi đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu khác nhau về chính sách cũng như quản lý thuế của nhiều nước về giá chuyển giao như: thời gian, chi phí và yêu cầu trùng lắp.