Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 68 - 70)

3.1. Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

3.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam

Vốn FDI đăng ký và thực hiện tại Việt Nam đến nay

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2018, cả nước có 27.353 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 340,1 tỷ USD. Vốn FDI đăng ký tăng trưởng trung bình 10-15%/năm, quy mơ bình qn vốn FDI đăng ký hàng năm Việt Nam giai đoạn 2007-2016 khoảng 23 tỷ USD, gấp khoảng 5,5 lần so với giai đoạn 1988-2006 là 4 tỷ USD (trừ năm 2008 là tăng với số kỷ lục trên 71,7 tỷ USD sau khi gia nhập WTO, làm tăng cao quy mô vốn đăng ký bình quân của cả giai đoạn). Tuy vốn FDI đăng ký chỉ là khoản vốn các nhà đầu tư nước ngoài cam kết trên giấy tờ và chưa phải là khoản vốn thực sự đưa vào Việt Nam nhưng phần nào phản ánh tiềm năng về quy mô thu hút FDI.

Biểu đồ 3.1: Vốn FDI hàng năm đến 20/12/2018

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài, 2018)

Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI đạt 191,4 tỷ USD, bằng 56,2% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong 20 năm đầu (giai đoạn 1988-2007) thu hút FDI, vốn thực hiện trung bình năm đạt 1,75 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân trung bình hàng năm khoảng 55%;

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 1988- 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án

giai đoạn 2008 - 2016 tăng gấp 6,8 lần lên 11,983 tỷ USD/năm, tỷ lệ giải ngân FDI đạt 57%. Từ các năm 2012 đến 2016, vốn FDI thực hiện trung bình mỗi năm tăng đều trên 1 tỷ USD, đến năm 2016, vốn FDI thực hiện đạt con số kỷ lục 15,8 tỷ USD, điều này cho thấy bước chuyển biến thực sự và quan trọng trong FDI tại Việt Nam.

Theo lĩnh vực, các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, tỷ trọng cao nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo 195,3 tỷ USD (57,4% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là kinh doanh bất động sản 57,9 tỷ USD (17%) và sản xuất, phân phối điện, khí nước 23 tỷ USD (6,7%).

Theo đối tác đầu tư, vốn FDI đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cịn hiệu lực tại Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia đi đầu với tổng vốn đăng ký 62,5 tỷ USD (18,3% tổng vốn đầu tư), rồi đến Nhật Bản 57 tỷ USD (16,7%) và tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông...

Theo địa bàn, vốn FDI có mặt tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh ln là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45 tỷ USD (13,2% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Hà Nội là 33,1 tỷ USD (9,7 % tổng vốn đầu tư), Bình Dương là 31,7 tỷ USD (9,3% tổng vốn đầu tư).

Cơ cấu doanh nghiệp FDI theo hình thức đầu tư tại Việt Nam năm 2018

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu doanh nghiệp FDI theo hình thức đầu tư năm 2018

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2018)

Với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi chiếm phần lớn, Việt Nam sẽ khơng tận dụng được những tác động tích cực từ vốn FDI như việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời làm tăng

72% 22% 4%2% 100% vốn nước ngoài Liên doanh Hợp đồng BOT,BT,BTO Hợp đồng hợp tác KD

tính biệt lập của khu vực có vốn FDI so với các thành phần còn lại của nền kinh tế, giảm tác động lan toả nhất định tới khu vực doanh nghiệp trong nước.

Xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI giai đoạn 2001 - 2018

Biểu đồ 3.3: Xuất - nhập khẩu của khu vực FDI giai đoạn 2001 - 2018

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018)

Khối doanh nghiệp FDI nhập siêu trước năm 2011 và xuất siêu từ năm 2012 đến nay. Kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 175,5 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2017 và chiếm gần 71,7% kim ngạch xuất khẩu (nếu không kể dầu thô đạt 173,2 tỷ USD, tăng 13,6% và chiếm 70,7%). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 142,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017 và chiếm 60,1% kim ngạch nhập khẩu. Xuất siêu 32,8 tỷ USD kể cả dầu thô (30,5 tỷ USD không kể dầu thô), bù đắp được nhập siêu của doanh nghiệp trong nước, tạo ra xuất siêu cho nền kinh tế. Số thu nộp ngân sách của khu vực FDI tăng đều qua các năm và đạt hơn 8 tỷ USD trong năm 2017, tương ứng 14,5% tổng thu NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)