Kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 34 - 39)

1.3.1. Khái niệm về kiểm soát chuyển giá

Theo từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 2010), kiểm soát được hiểu là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa sai phạm theo quy định. Theo quan điểm của GS, TS Nguyễn Quang Quynh (1998), kiểm soát là tổng thể các phương sách để nắm lấy và điều hành các đối tượng hoặc khách thể quản lý. Có thể hiểu "kiểm sốt là q trình xem xét, đánh giá để phát hiện và ngăn chặn những gì trái quy định nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch được thực hiện một cách có hiệu quả".

Kiểm sốt chuyển giá xuất hiện là một nhu cầu khách quan trước thực tế hoạt động chuyển giá diễn ra ở các quốc gia và chủ thể thực hiện hoạt động kiểm soát chuyển giá chính là Nhà nước. Theo đó, kiểm sốt chuyển giá được hiểu là "việc xây dựng, triển khai các quy phạm pháp luật và áp dụng các nghiệp vụ kỹ thuật nhằm xem xét, phát hiện và xử lý sai phạm, điều chỉnh giá giao dịch giữa các bên liên kết nhằm duy trì hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, đảm bảo giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết phù hợp với giá thị trường".

Theo khuyến nghị của Liên hiệp quốc, đối với các quốc gia đang phát triển, để thực hiện kiểm sốt chuyển giá một cách có hiệu quả, Chính phủ các quốc gia này cần thực hiện đồng bộ các nội dung: Xây dựng khung pháp lý, xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch, tổ chức bộ máy về kiểm soát chuyển giá, triển khai hoạt động kiểm soát chuyển giá. Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có thể bổ sung các nội dung về cải cách thuế, hợp tác quốc tế về thuế…

1.3.2. Nội dung của kiểm soát chuyển giá

(1) Xây dựng khung pháp lý kiểm soát chuyển giá

Thứ nhất, xác định được cách thức nhận biết hoạt động chuyển giá

Bảng 1.1: Mô tả một số dấu hiệu chuyển giá TT Dấu hiệu nghi vấn chuyển giá Mô tả chi tiết

1

- Hoạt động thua lỗ kéo dài - Kết quả kinh doanh có tính chu kỳ trong lãi, lỗ nên doanh nghiệp không phải nộp thuế

- Dù doanh nghiệp thua lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh

- Tỷ suất sinh lời (lợi nhuận) thấp hơn bình quân chung của ngành

2

Phát sinh các giao dịch với các bên liên kết trên 50% tổng giá trị thương mại toàn doanh nghiệp hoặc phát sinh các chi phí đặc biệt

- Giá thành cao hơn giá bán ra

- Nguyên vật liệu đầu vào có giá mua cao hơn so với giá bình quân tương đồng trên thị trường - Các chi phí bảo hiểm, quảng cáo, tư vấn, trả bản quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu...

3

Các bên liên quan có giao dịch lớn thường xảy ra tại những nơi có mức thuế suất thấp

Lợi nhuận gia tăng ở nơi bên liên kết hưởng mức thuế suất thấp, thường là nơi quyết toán lợi nhuận

4

Sử dụng vốn vay lớn hoặc chi phí tài chính cao một cách bất thường từ các bên liên kết

- Các khoản nợ vay khơng có khả năng thanh tốn trong thời gian dài

quân thị trường

5

Các bên có quan hệ liên kết với nước ngồi thực hiện việc tái cấu trúc doanh nghiệp

- Việc tái cấu trúc thường có sự tái phân bổ lợi nhuận

- Định giá chuyển giao tài sản vơ hình khơng có đủ căn cứ, cơ sở

6 Chứng từ phục vụ công tác hạch

tốn kế tốn khơng đầy đủ

Khơng có hồ sơ và chứng từ đầy đủ, đáng tin cậy để chứng tỏ cho phương thức định giá chuyển giao mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng

(Nguồn: Hướng dẫn của OECD và Liên hiệp quốc) Thứ hai, xác định được mối quan hệ giữa các bên liên kết

Quan hệ phụ thuộc pháp lý: Đây là mối quan hệ kiểm sốt về vốn góp giữa các pháp nhân, thường thể hiện ở mối quan hệ cơng ty mẹ - con, cơng ty tại chính quốc với các chi nhánh hay các cơng ty cùng một tập đồn.

Quan hệ phụ thuộc kinh tế: Trên thực tế thường tồn tại giữa các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nhưng phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế, thương mại thông qua các hợp đồng hoặc cam kết.

Quan hệ gia đình: Mối quan hệ này làm phát sinh các giao dịch liên kết có thể điều chỉnh tới giá giao dịch như quan hệ giữa các công ty của các thành viên có mối quan hệ ruột thịt, gia đình.

Quan hệ phụ thuộc về quản lý: Đây là mối quan hệ liên kết khi một bên kiểm soát bên kia do có quyền chỉ định được một số thành viên nhất định trong ban quản trị hay ban giám đốc (có quyền quyết định về tài chính) của bên kia.

Thứ ba, xác định phương pháp định giá chuyển giao được áp dụng

Để xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết, các quốc gia trên thế giới hiện nay thường áp dụng các phương pháp phổ biến sau: Phương pháp so sánh giá độc lập, phương pháp cộng thêm chi phí, phương pháp tách lợi nhuận,

phương pháp so sánh lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao và phương pháp thoả thuận trước về giá. Các quốc gia cho phép doanh nghiệp tự xác định phương pháp áp dụng xác định giá chuyển giao trong điều kiện phải có đầy đủ cơ sở chứng minh việc lựa chọn phương pháp là phù hợp nhất. Nội dung của các phương pháp này được nêu tại phần hướng dẫn của OECD.

Thứ tư, xây dựng cách thức thanh tra, kiểm tra và chế tài xử lý các vi phạm

Xây dựng các biện pháp về cách thức kiểm tra giao dịch, thanh tra thuế, việc xử lý các vi phạm liên quan chuyển giá. Các quy định xây dựng cần phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời mang tính răn đe cao nhằm làm giảm động lực thực hiện hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.

(2) Xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch

Cơ sở dữ liệu giá cả của giao dịch là căn cứ để xác định tính tuân thủ theo nguyên tắc giá thị trường của việc định giá chuyển giao giữa các bên có quan hệ liên kết, được hình thành từ các nguồn như: Dữ liệu mua bán được tập hợp qua hệ thống giao dịch của các ngân hàng thương mại bởi hầu hết các giao dịch giá trị lớn theo quy định đều phải thực hiện qua hệ thống các ngân hàng thương mại; Tổng hợp giá cả giao dịch từ chứng từ kế tốn của các bên có liên quan trong các giao dịch từ các bên độc lập, giao dịch từ cơng ty có nghi vấn bán cho bên liên kết và bên độc lập… Tiến hành mua cơ sở dữ liệu từ các cơng ty kiểm tốn uy tín.

(3) Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thuế các nước

Trong bối cảnh tồn cầu hố diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp FDI với mạng lưới hoạt động rộng khắp sẽ phát sinh tăng thêm các mối quan hệ liên kết trong các giao dịch, do đó, cần thiết phải có sự phối hợp giữa cơ quan thuế các nước để chia sẻ thông tin và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Sự hợp tác này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt được giá cả giao dịch của các cơ quan thuế mỗi nước khi các doanh nghiệp FDI ở mỗi nước thực hiện giao dịch với nhau, từ đó xác định tính hợp lý của giá chuyển giao, đồng thời giúp các cơ quan thuế mỗi nước kiểm soát với các giao dịch ngầm và hệ thống cơ sở dữ liệu giá cả của mỗi nước được tăng cường. Mặt khác, việc hợp tác giữa cơ quan thuế các nước thông qua các Hiệp định tránh đánh thuế trùng sẽ góp phần làm giảm đi động lực tránh thuế của các nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp FDI thường có bề dầy lịch sử hoạt động cùng với kinh nghiệm kinh doanh trên nhiều thị trường nên tích luỹ được nhiều thủ thuật, phương thức tránh thuế, đặc biệt với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn thuế, các công ty kiểm tốn nổi tiếng, ln tìm ra cách thức hữu hiệu nhằm giảm thiểu nghĩa vụ NSNN của doanh nghiệp. Đây là thách thức chung của nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Do đó, cần có cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho công tác thuế và trực tiếp là cơng tác kiểm sốt chuyển giá.

Yêu cầu đối với nguồn nhân lực này là: Phải hiểu rõ các quy tắc xác định giá thị trường của các giao dịch và có khả năng vận dụng vào thực tiễn; Có kỹ năng thu thập thông tin, dữ liệu các giao dịch kinh tế và khả năng phân tích tài chính; Thường xuyên bồi dưỡng, trau dồi, cập nhật kiến thức liên quan đến chuyển giá, kịp thời nắm bắt được các vấn đề liên quan đến chuyển giá; Không ngừng trau dồi vấn đề đạo đức nghề nghiệp; Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan quản lý FDI…

(5) Tổ chức kiểm soát chuyển giá, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Quản lý, tổng hợp và theo dõi kê khai giao dịch liên kết: Việc kiểm tra, kiểm soát cần được tiến hành từ hai phía là người nộp thuế có giao dịch liên kết tự thực hiện kê khai và cơ quan thuế trực tiếp điều tra; cần liên tục có sự kiểm soát đối với việc kê khai giao dịch với các bên có quan hệ liên kết. Tính chất của giao dịch liên kết có thể khái quát lại bởi một bên tham gia kiểm sốt, điều hành, góp vốn, đầu tư vào bên kia hoặc các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm sốt, góp vốn, đầu tư từ một bên khác.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: Việc tiến hành có thể theo định kỳ, kế hoạch hoặc khi có các phát sinh về nghi vấn thuế. Địa điểm tiến hành thực hiện có thể trực tiếp tại các đơn vị hoặc gián tiếp qua hồ sơ do doanh nghiệp nộp lên.

1.3.3. Các chủ thể liên quan tới kiểm soát chuyển giá

Trên cơ sở ý chí của mình, nhà nước buộc các chủ thể có giao dịch liên kết phải tham gia vào quan hệ pháp luật chuyển giá với mục đích kiểm sốt và thiết lập lại giao dịch giữa các bên liên kết theo hướng thị trường, theo đó, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật kiểm soát chuyển giá như sau:

Nhà nước

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, hạn chế các tiêu cực do chuyển giá tác động đến NSNN, thị trường, xã hội và các chủ thể khác có

liên quan. Mục đích của nhà nước là thiết lập lại trật tự thương mại, đầu tư, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, công bằng.

Về cơ bản chuyển giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhà nước về thuế, do đó cơ quan thuế được giao trách nhiệm kiểm sốt chuyển giá, theo đó là chủ thể nhân danh nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật này.

Các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp, hỗ trợ trong việc thu thập thông tin, xử lý sai phạm. Điều này thể hiện tính chất tham dự gián tiếp của các cơ quan liên quan, có thể là cơ quan hải quan, ngân hàng, các cơ quan cung cấp thơng tin mang tính chun ngành.

Chủ thể chuyển giá

Chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ chuyển giá là chủ thể được xác định có hành vi chuyển giá làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước và các lợi ích của các chủ thể có liên quan. Chủ thể tham gia quan hệ chuyển giá là đối tượng nộp thuế trực thu theo pháp luật thuế của quốc gia nước sở tại. Trên thực tế, đó thường là chi nhánh các công ty đa quốc gia, các chủ thể có quan hệ liên kết với các chi nhánh khác trong cùng tập đồn và với cơng ty mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)