3.1. Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
3.1.3. Một số hình thức chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam
(1) Chuyển giá thơng qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết Chuyển giá thơng qua góp vốn đầu tư bằng tài sản: Các doanh nghiệp FDI tranh thủ chính sách thơng thống về thu hút đầu tư của Việt Nam, nắm bắt được hạn chế về nguồn lực tài chính, khả năng thẩm định giá trị tài sản của Việt Nam, thực hiện việc góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị, nguyên liệu đặc thù được định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Điển hình cho hình thức này là vụ việc khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gịn và Tập đồn Vina Group: Bên phía Tập đồn Vina Group đã tun bố góp vốn liên doanh là 4,34 triệu USD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia từ Công ty giám định quốc tế Thuỵ Sỹ SGS thì giá trị trang thiết bị đưa vào góp vốn thực tế chỉ có giá trị là 2,99 triệu USD. Trường hợp này, phía đối tác nước ngoài đã gây thiệt hại là 1,35 triệu USD (tương đương 45,2%) cho phía Việt Nam. Việc Tập đồn Vina Group chiếm tỷ lệ vốn cao hơn phía Việt Nam nhờ việc nâng khống giá trị tài sản góp vốn nên nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp, từ đó kinh doanh liên tục thua lỗ và kéo dài. Điều này dẫn đến việc bên liên doanh Việt Nam khơng đủ tiềm lực, khả năng tài chính để tiếp tục hoạt động nên phải
bán lại phần vốn góp, theo đó doanh nghiệp liên doanh trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi (Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, 2012).
Chuyển giá thông qua việc mua, bán tài sản cố định (TSCĐ): Phần lớn các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có phát sinh giao dịch mua TSCĐ từ các bên liên kết nước ngồi. Đối với những loại TSCĐ mang tính kỹ thuật cao mà Việt Nam chưa sản xuất được và việc tìm kiếm doanh nghiệp độc lập tại Việt Nam nhập khẩu loại TSCĐ tương tự cũng khó thực hiện được, trong khi đó trình độ đánh giá của các thẩm định viên về giá còn hạn chế, từ tồn tại này, các doanh nghiệp FDI nâng khống lên cao gấp nhiều lần giá trị thực TSCĐ để trích khấu hao với giá trị lớn hoặc tăng giá trị còn lại TSCĐ đã được nhượng bán nhằm tối thiểu nghĩa vụ NSNN về thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam. Vụ việc điển hình đã được phát hiện là Cơng ty Hualon Corporation Việt Nam, thông qua việc nhập khẩu TSCĐ với giá rất cao từ bên liên kết nước ngồi (mua bán chứng từ lịng vịng để hợp lý hố sổ sách, nâng khống giá bán) và bán cho một công ty độc lập khác với giá trị thực lại rất thấp (viện cớ không dùng rồi thanh lý với giá rẻ). Qua thanh tra, ngành thuế đã phát hiện công ty này nâng giá TSCĐ lên
40 lần, từ 400 nghìn USD lên tới 16 triệu USD(Tổng cục Thuế, 2014).
(2) Chuyển giá thơng qua chuyển giao tài sản vơ hình (TSVH): Hình thức này thường diễn ra khi các doanh nghiệp FDI thu tiền bản quyền từ việc chuyển giao thương hiệu, bí quyết kinh doanh, cơng nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam. Đối với loại TSVH mang tính đặc thù này thì việc định giá thường rất khó khăn nên các doanh nghiệp liên kết thường thực hiện tính, thu phí bản quyền rất cao đối với bên liên kết tại Việt Nam, dẫn đến việc đẩy cao chi phí đầu vào của bên liên kết Việt Nam và việc thua lỗ kết quả kinh doanh, Chính phủ Việt Nam mất quyền đánh thuế TNDN. Trường hợp Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam là một ví dụ, được thành lập năm 1991 với tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu USD và vốn pháp định là 17 triệu USD, bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và phía đối tác nước ngồi chiếm 60% vốn. Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Cơng ty rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân được xác định là do Công ty phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Nghĩa là, trong khi phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do thua lỗ nhưng phía liên doanh nước ngồi vẫn nhận đủ tiền bản quyền và số tiền nhận được có xu hướng tăng dần (Ngơ Thị Ngọc Huyền, 2014).
(3) Chuyển giá thông qua việc mua, bán nguyên liệu, vật tư, hàng hố, cơng cụ, dụng cụ và các tài sản hữu hình khác: Hình thức này trong những năm qua diễn ra tương đối phổ biến tại các doanh nghiệp liên kết (bao gồm cả các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa), tập trung tại một số lĩnh vực chính như: May mặc, da giày, chế biến thực phẩm... ví dụ điển hình Cơng ty Formosa Taffeta Việt Nam tại Long An, chuyên sản xuất vải thông thường khổ rộng và xuất khẩu khoảng 80% thành phẩm sản xuất ra. Từ khi bắt đầu sản xuất cho đến nay công ty luôn bị lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, từ 20 triệu USD vốn khi mới thành lập lên 80 triệu USD (2016). Nguyên nhân lỗ được xác định là do mọi giá cả đầu vào lẫn đầu ra đều do công ty mẹ tính tốn và áp đặt, trong đó giá bán sản phẩm cho cơng ty mẹ thường thấp hơn 40% bán cho công ty độc lập. Ngược lại, giá vải thô nhập từ công ty mẹ lại cao hơn giá thành phẩm bán ra cho công ty mẹ khoảng 45% (Tổng cục Thuế, 2014).
(4) Chuyển giá thông qua điều tiết lợi nhuận từ dịch vụ bán hàng: Chuyển giá thông qua việc cung cấp dịch vụ phát sinh thường xuyên, đa dạng và mang tính đặc thù, giá trị lớn gây khó khăn trong việc định giá một cách chính xác giá trị thực. Trong những năm qua, một số doanh nghiệp FDI thực hiện việc cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam như: Dịch vụ quản lý, dịch vụ kế toán kiểm tốn, dịch vụ tài chính, tư vấn, đào tạo cho nhân lực cơng ty con, chi phí cho việc sử dụng nhân lực từ công ty mẹ hoặc các cơng ty thành viên khác, chi phí cho các cơng ty tư vấn trung gian thuộc các MNC... đồng thời tính giá dịch vụ ở mức cao để chuyển lợi nhuận sang bên liên kết nước ngoài nhằm giảm nghĩa vụ thuế TNDN tại Việt Nam. Điển hình đối với hình thức này là Cơng ty TNHH một thành viên KeangNam Vina đã thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng (năm 2013). Keangnam Vina đã ký hợp đồng chìa khóa trao tay sau 3 tháng được cấp phép với công ty Keangnam Enterprise (tháng 10/2007)-một thành viên cùng công ty mẹ để làm tổng thầu EPC với tổng giá trị hợp đồng 871 triệu USD. Keangnam Enterprise không chỉ đảm nhiệm việc khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi cơng xây dựng mà cịn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina. Năm 2008, riêng khoản phí tư vấn tài chính là 30 triệu USD, tương đương hơn 485 tỷ đồng. Phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay là 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng trên vài triệu USD. Sau thanh tra, cơ quan thuế xác định tổng giá trị hợp đồng EPC thực chất giảm chỉ còn 699 triệu USD,
chi phí giá vốn xây dựng lĩnh vực bán căn hộ cao cấp chỉ chiếm 33% trong tổng gói giá trị hợp đồng EPC, doanh thu bán căn hộ khoảng 3.500 tỷ đồng, phải nộp truy thu thuế TNDN là 95,2 tỷ đồng cho mảng kinh doanh bán căn hộ (Tổng cục Thuế, 2013).
(5) Chuyển giá thông qua chi trả lãi vay: Đây là hành vi tương đối phổ biến trong thời gian qua của các doanh nghiệp FDI, thực hiện chuyển giá bằng việc trả lãi suất vay vốn rất cao cho khoản vay vốn từ bên liên kết nước ngồi. Các cơng ty con dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định, tài sản đầu tư dài hạn thay vì tăng vốn góp hay vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay... Các doanh nghiệp có ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng vốn lớn (khai thác mỏ; sản xuất, lắp ráp các phương tiện vận tải) thường thực hiện hành vi này, trường hợp điển hình là cơng ty Keangnam Vina thực hiện vay vốn của Kookmin Bank với mức trả lãi suất trung bình khoảng 12%/ năm, gấp đơi cả mức lãi suất vay USD của các ngân hàng Việt Nam thời điểm đó, khiến tổng mức chi trả cho lãi vay lên tới 2.030 tỷ đồng. Nhưng ngay trước thời điểm đoàn thanh tra thuế đến làm việc, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự hạ khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5-7%, động thái kịp thời này giúp Keangnam Vina không bị phạt chuyển giá ở hành vi này (Cục Thuế Hà Nội, 2012).
(6) Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn: Doanh nghiệp trung gian được thành lập bởi các MNC mà khơng có nhiệm vụ sản xuất, hoặc chỉ thực hiện khâu đóng gói, hoặc hồn thiện chi tiết nhỏ của hàng hóa, sản phẩm, là trung gian giữa các MNC và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (Trung tâm tái tạo hóa đơn). Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn được bán tại nơi doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ngồi qua trung tâm tái tạo hóa đơn, sau đó từ trung tâm này bán lại cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Tuy nhiên, hàng hóa trên thực tế khơng qua trung tâm tái tạo hóa đơn mà được chuyển giao trực tiếp từ các MNC tại nước ngoài qua thẳng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Các ngành sản xuất dược phẩm, doanh nghiệp nhập khẩu xe ơ tơ... thường có phát sinh dưới hình thức này, bằng việc liên kết với doanh nghiệp nước ngồi ghi giá hố đơn thấp hơn nhiều so với giá mua tại nước ngoài, trong khi giá bán thực tế cho khách hàng lại theo giá thị trường trong nước, từ đó giảm tiền thuế TTĐB, thuế GTGT phải nộp (Phan Duy Minh, 2012).