6. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp
1.2.1.1. Tiêu chí đánh giá về trí lực
Trí lực là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Người lao động phải có năng lực thu thập xử lý thông tin, khả năng sáng tạo, áp dụng những thành tựu khoa học, biến những tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp, trong xu thế toàn cầu hoá, người lao động phải biết chủ động tham gia hội nhập quốc tế… Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người
hành động phải thông qua đầu óc của họ. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người. Đặc biệt, trong xu thế phát triển nhanh của khoa học và công nghệ hiện nay, người lao động cần phải được trang bị ngày càng cao những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đây là cơ sở nền tảng để nâng cao kỹ năng làm việc, là sự hiểu biết cần thiết để quá trình lao động đạt hiệu quả cao. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các nhà quản trị cần thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng, nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng nhân viên và nhà quản trị. Việc xây dựng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp cho từng chức danh trong từng giai đoạn và quá trình kiểm tra kết quả đào tạo là công việc không thể thiếu.
Trí lực có thể đánh giá qua trình độ tổng hợp từ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động.
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực:
Trình độ văn hoá là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Trình độ văn hóa tạo ra khả năng tiếp thu và vận dụng một các nhanh chóng những tiến bộ khoa học công nghệ và các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp.
Ở một mức độ cho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia. Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội.
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp nào đó. Để có được trình độ chuyên môn kỹ thuật hầu hết người lao động phải thông qua đào tạo ở các cấp bậc trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Các bậc học này chủ yếu được đào tạo ngoài công
việc và đào tạo lại trong công việc họ đang thực hiện thông qua các hình thức đào tạo ngắn hạn như các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ…Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực trong một tổ chức, doanh nghiệp được thể hiện qua cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo, cơ cấu cấp bậc đào tạo, cơ cấu lao động kỹ thuật và các nhà chuyên môn. Bất kì một vị trí công việc nào trong doanh nghiệp đều có yêu cầu thực hiện công việc ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật. Do đó việc trang bị kiến thức chuyên môn kĩ thuật là không thể thiếu trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp, phản ánh khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phán ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:
+ Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo.
+ Cơ cấu lao động được đào tạo: Cấp đào tạo, công nhân kỹ thuật hay cán bộ chuyên môn, cơ cấu bậc thợ…
Trong đánh giá chất lượng nguồn lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiêu chí quan trọng, là tiêu chí dùng để đánh giá những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết mà người lao động có được. Đây là cơ sở cho các nhà quản trị căn cứ để bố trí, sắp xếp cho người lao động làm những công việc phù hợp, tạo hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, dựa vào trình độ chuyên môn kỹ thuật hay năng lực làm việc của người lao động mà các nhà quản trị sẽ có những định hướng trong phát triển nguồn nhân lực, đưa ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là điều kiện đảm bảo cho người lao động hoạt động mang tính chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá. Kỹ năng lao động theo từng ngành nghề, lĩnh vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực ở xã hội công nghiệp.
Trên thực tế, lao động Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; tỷ lệ lao động có bằng cấp nhưng không có năng lực làm việc cao, do chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng đa số không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp, các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế tuyển dụng lao động của thị trường. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để chất lượng tương xứng với bằng cấp là việc làm cần thiết. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra nguồn nhân lực đủ mạnh về tri thức chuyên môn, tay nghề, kĩ năng sẽ tạo ra năng suất, hiệu quả lao động cao hơn, đem lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp và xã hội.
Chỉ tiêu đánh giá về kỹ năng lao động
Kỹ năng lao động là khả năng của nguồn nhân lực trong ứng xử và giải quyết công việc và có thể khác nhau tùy từng đối tượng.
Đầu tiên, có thể xét đến các đối tượng được đào tạo như nhau nhưng khả năng giải quyết công việc lại khác nhau. Có đối tượng vượt trội hơn, có kĩ năng giải quyết công việc tốt hơn, đây được gọi là năng khiếu của nguồn nhân lực. Điều này được biểu hiện thông qua sự hiểu biết, nhận thức và rèn luyện để có được kỹ năng giải quyết công việc. Kĩ năng này được hình thành khi có sự trải nghiệm thực tế hay còn gọi là điều kiện hình thành kỹ năng làm việc. Vì thế, nguồn nhân lực có thể được đào tạo như nhau nhưng kỹ năng làm việc có thể không giống nhau. Kỹ năng này thông qua quá trình thực hiện công việc hoàn toàn có thể được phát triển và nâng cao.
Thứ hai, chúng ta xem xét đến kinh nghiệp làm việc. Kinh nghiệm làm việc hay thâm niêm làm việc mà một người có được thể hiện sự trải nghiệm trong công việc qua thời gian làm việc. Người có nhiều kinh nghiệm hơn có thể giải quyết công việc thuần thục hơn người có ít kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm việc kết hợp với trình độ và kỹ năng xử lý công việc tạo thành mức độ lành nghề của người lao động. Khả năng sáng tạo luôn là vô tận, năng lực của con người
thể hiện tư duy trong việc đưa ra các sáng kiến, các ý tưởng và có các quyết định nhanh nhạy, linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề. Khả năng này không phụ thuộc vào lứa tuổi hay giới tính. Do đó, một con người vừa có khả năng sáng tạo, vừa có kinh nghiệm trong công việc thì có thể có kĩ năng làm việc vượt trội hơn và là tài sản quý giá của tổ chức, doanh nghiệp.
Tất cả các yếu tố thuộc về trí lực này là tài sản vô giá của tổ chức, doanh nghiệp, mà con người là đối tượng sở hữu. Việc khai thác tri thức của con người hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà quản trị của tổ chức, doanh nghiệp và đây là công việc không thể mang ra cân đo, đong đếm bằng định lượng, bằng con số cụ thể.
1.2.1.2. Tiêu chí đánh giá về thể lực
Để phát huy hết khả năng, đáp ứng và hoàn thành tốt công việc được giao, người lao động cần phải có đủ thể lực, sức khoẻ phù hợp với chuyên môn của mình. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Theo đó:
Sức khoẻ thể chất: được thể hiện một cách tổng quát là sự thoải mái về thể chất, càng thoải mái càng chứng tỏ bản thân là người khoẻ mạnh. Cơ sở đánh giá sự thoải mái về thể chất là sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Phân loại sức khỏe nguồn nhân lực của Bộ Y tế được quy định xếp theo các mức trên cơ sở đánh giá tuyệt đối để có nhận xét định tính cho từng loại. Tiêu chuẩn quy định có năm loại sức khỏe:
+ Loại I: Rất khỏe + Loại II: Khỏe
+ Loại III: Trung bình + Loại IV: Yếu
+ Loại V: Rất yếu Bảng 1.1. Phân loại sức khỏe theo thể lực Loại sức khỏe NAM NỮ Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực (cm) Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực (cm) I 163 trở
lên 50 trở lên 82 trở lên
155 trở
lên 45 trở lên 76 trở lên
II 158-162 47-49 79-81 151-154 43-44 74-75
III 154-157 45-46 76-78 147-150 40-42 72-73
IV 150-153 41-44 74-75 143-146 38-39 70-71
V Dưới 150 Dưới 40 Dưới 74 Dưới 143 Dưới 38 Dưới 70
(Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15/08/1997)
Sức khỏe thế chất của nguồn nhân lực thể hiện vóc dáng về chiều cao, cân nặng và có thang đo nhất định. Đối với từng ngành khác nhau sẽ có yêu cầu về thể chất khác nhau. Thể chất của nguồn nhân lực được biểu hiện qua quy mô và chất lượng thể chất. Quy mô thể hiện số lượng người và thời gian nguồn nhân lực tham gia lao động. Chất lượng thể hiện thông qua độ tuổi và giới tính. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính cũng là một thông số giúp doanh nghiệp đánh giá được việc sử dụng và bố trí nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm giới tính nhất là khi giới nữ thường có ảnh hưởng hạn chế đến công việc do độ tuổi sinh đẻ, chăm sóc con nhỏ… Về độ tuổi, người lao động có độ tuổi trên 40 thường có nhiều kinh nghiệm và kĩ năng xử lý công việc, nhưng thể lực có thể giảm sút hơn so với nguồn nhân lực ở độ tuổi dưới 40. Ngược lại người lao động dưới 40 tuổi tuy có ít kinh nghiệm trong công việc hơn nhưng lại có thể lực tốt và khả năng xông pha, linh hoạt trong công việc tốt hơn.
Sức khoẻ tinh thần: là thể hiện sự thoả mãn về mặt giao tiếp xã hội, tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi
thanh thản, luôn có những ý nghĩ lạc quan, tích cực, quan niệm sống dũng cảm, chủ động; có khả năng chống lại những quan điểm sống bi quan, lối sống không lành mạnh.
Sức khoẻ xã hội: thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên trong: gia đình, bạn bè, nhà trường, hàng xóm, cơ quan và nơi công cộng… Nó thể hiện ở việc được tán thành và chấp nhận của xã hội trong sự hoà nhập với cộng đồng, được mọi người đồng cảm, yêu mến. Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự cân bằng giữa hoạt động và quyền lợi của xã hội; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Đối với chỉ tiêu về sức khoẻ, thường phải khảo nghiệm thực tế như cân, đo hay thực hiện các cuộc khảo sát, kiểm tra sức khoẻ tổng quát… từ đó đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn nhất định. Qua đó doanh nghiệp sử dụng kết quả kiểm tra như một cơ sở để tuyển chọn lao động và chăm sóc, bồi dưỡng sức khoẻ cho lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
Có thể nói sức khoẻ là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi đánh giá chất lượng nguồn lao động. Tình trạng sức khoẻ hay thể lực là yêu cầu đầu tiên đối với người lao động. Đây là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện thiết yếu để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, có thể thấy người lao động Việt Nam khá nhỏ bé, sức khoẻ thuộc loại trung bình vì thế gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lao động, giảm sức cạnh tranh. Do đó, nâng cao thể lực cho người lao động là điều cần thiết trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.