6. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trí lực của người lao động tiêu chí quan trọng nhất trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực được biểu hiện thông qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực.
Đào tạo và nâng cao trình độ, kĩ năng cho người lao động sẽ đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo kịp với tiến độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu. Trong môi trường doanh nghiệp, sức lao động – đặc biệt là lao động chất xám là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, khẳng định vị thế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là những tài năng của người lao động thể hiện thông qua trình độ lành nghề của họ trong hoạt động nghiên cứu và sản xuất kinh doanh, để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại và sự tiến bộ khoa học cũng như để đảm bảo sản xuất – kinh doanh có hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, đào tạo và đào tạo lại còn giúp cho người lao động nâng cao trình độ văn hóa, mở mang kiến thức, nâng cao năng lực phẩm chất của mình. Đồng thời còn giúp cho người lao động tự chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt hơn, có thái độ tích cực hơn trong lao động, góp phần hoàn thiện nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Đào tạo gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề kỹ năng của một cá nhân với công việc hiện hành. Phát triển gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho công nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển. Đào tạo và phát triển là một tiến trình liên tục không dứt. Khi tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cần xem xét những nội dung cơ bản sau:
Phương pháp đào tạo: có thể lựa chọn đào tạo gắn với thực hành hoặc không gắn với thực hành.
Nội dung đào tạo:
+ Đào tạo kỹ năng thực hiện công việc nhằm bổ sung những kỹ năng còn thiếu hụt của công nhân viên;
+ Đào tạo nhiều chức năng nhằm trang bị cho nhân lực khả năng thực hiện linh hoạt nhiều công việc trong tổ chức;
+ Đào tạo hoạt động theo nhóm: nhằm tạo kĩ năng cho công nhân viên làm việc theo nhóm có hiệu quả nhất;
+ Đào tạo tính sáng tạo: giúp người lao động có cơ hội để suy nghĩ tự do, nhằm giải quyết các vấn đề theo phương pháp mới không lo ngại sự đánh giá của các nhà quản lý hay đồng nghiệp.
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng có liên quan đến con người để chuẩn bị cho công việc tương lai. Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm phát triển nguồn nhân lực qua các chương trình phát triển tại nơi làm việc. Thông qua các trung tâm huấn luyện ngay trong doanh nghiệp hoặc tại các trung tâm đào tạo. Tùy theo từng công việc cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp, quy mô thích hợp với trình độ tay nghề và kỹ năng của người lao động.