Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV thuốc lá thăng long (Trang 41 - 44)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp

năng và trình độ đáp ứng yêu cầu công việc, đáp ứng việc sản xuất phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Như vậy, thị trường là một nhân tố khách quan nhưng tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

1.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp nghiệp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của hoạt động phát triển nguồn nhân lực, đó là các hoạt động nâng cao về thể lực, tâm lực và trí lực. Về cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là làm tăng giá trị của người lao động về kỹ năng, trình độ và phẩm chất con người. Và để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu phát triển chung, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như: Tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng tốt, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có, chăm sóc sức khoẻ hay kích thích tinh thần, tạo động lực làm việc cho người lao động giúp người lao động nỗ lực hơn trong công tác cũng như trung thành hơn với doanh nghiệp… Cụ thể như sau:

1.3.1. Tuyn dng

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không phải nguồn lực đóng nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu hút các nguồn nhân lực từ bên ngoài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua việc tuyển dụng, doanh nghiệp đưa ra các tiêu chí đánh giá, yêu cầu công việc để tuyển chọn được những lao động có trình độ, tay nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Nói cách khác, tuyển dụng chính là quá trình cung cấp một yếu tố đầu vào đặc biệt cho doanh nghiệp, đó là yếu tố con người. Quá trình này bao gồm hai khâu cơ bản là thu hút, tìm kiếm và tuyển chọn nhân lực. Hai khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: nếu thu hút, tìm kiếm tốt mới có điều kiện tuyển chọn nhân sự có chất lượng, đồng thời cũng làm tăng uy tín của quá trình tuyển dụng, tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời qua đó cũng giúp cho việc thu hút, tìm kiếm được nhân tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Công tác tuyển dụng là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt; ngược lại, nếu việc tuyển dụng không được quan tâm đúng mức sẽ không lựa chọn được người có đức, có tài vào làm việc. Việc tuyển dụng cần đảm bảo các nguyên tắc như:

- Phải căn cứ vào nhu cầu công việc để tuyển dụng;

- Công tác tuyển dụng phải đảm bảo khách quan, công bằng;

- Việc tuyển dụng phải thực hiện trên cơ sở xác định số lượng cần tuyển trong đó cần phân tích các vị trí, công việc để đưa ra các điều kiện, tiêu chí khi tuyển dụng.

Quá trình tuyển dụng là quá trình đánh giá người dự tuyển theo nhiều khía cạnh khác nhau. Thường trong các doanh nghiệp, quá trình tuyển dụng được tiến hành theo các bước sau:

Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ, cuộc gặp gỡ ban đầu giữa ứng viên và cán bộ tuyển dụng diễn ra trong bầu không khí lịch sự, thoải mái, thông qua những câu hỏi chung, cán bộ tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về ứng viên.

Nghiên cứu đơn xin việc: qua quá trình nghiên cứu đơn xin việc, các nhà tuyển dụng có thể lựa chọn ra những ứng cử viên phù hợp với công việc tiếp tục bước vào giai đoạn phỏng vấn.

Trắc nghiệm tuyển chọn là hình thức mà các nhà tuyển dụng kiểm tra kiến thức, tâm lý, sở thích công việc của ứng viên. Bước này thường áp dụng cho đối tượng lao động phổ thông.

Phỏng vấn: tuỳ theo số lượng người tham gia phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn phương thức phỏng vấn thích hợp.

Thẩm tra về trình độ, tiểu sử làm việc: mục đích là để đánh giá những thông tin mà người dự tuyển cung cấp qua đơn xin việc và phỏng vấn.

Đánh giá kiểm tra sức khoẻ: người lao động có tay nghề chuyên môn, trình độ cao nếu không có sức khoẻ thì không thể làm được việc. Do đó, đây cũng chính là yếu tố giúp người xin việc thành công.

Tham quan cụ thể công việc; người dự tuyển được giới thiệu về công việc và điều kiện làm việc

Ra quyết định tuyển dụng: sau khi nhận xét và đánh giá thông tin về ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ quyết định chọn ra người phù hợp với yêu cầu công việc. Kết thúc quá trình tuyển dụng.

Quá trình tuyển dụng bị chi phối với nhiều yếu tố về tổ chức và môi trường. Uy tín của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến việc thu hút nguồn nhân lực trên thị trường lao động. Việc bố trí sử dụng lao động phải đảm bảo nguyên tắc là khi đưa ra các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng cho vị trí nào thì phải bố trí đúng công việc đó. Bởi vì khi bố trí nhân lực vào các vị trí công tác phù hợp với trình độ đào tạo và khả năng đáp ứng công việc của từng người theo hướng chuyên môn hóa sẽ tạo môi trường thuận lợi để họ có điều kiện phát huy sở trường, năng lực của mình, tạo điều kiện góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức, doanh ngiệp.

Công tác đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong quản trị nhân lực. Điều này đóng vai trò quan trọng trong quá trình khuyến khích người lao động làm việc ngày càng tốt hơn bởi nó giúp cho doanh nghiệp đối xử công bằng hơn với những người lao động. Đồng thời thông qua kết quả đánh giá, doanh nghiệp thấy được thành tích của người lao động, giúp người lao động có động lực làm việc và cải biến hành vi theo hướng tốt hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá thực hiện công việc để có thể đánh giá được tình hình thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV thuốc lá thăng long (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)